Tin tức

Người giao hàng mưu sinh trong Upstream của Từ Tranh đang chia rẽ Trung Quốc

22/08/2024

Một người giao hàng trung niên tình cờ vào một hộp đêm ở Thượng Hải. Anh đang bị chảy máu, khập khiễng và chấn động não, nhưng anh ta chỉ nghĩ đến một điều. Anh nhìn khắp đám đông, tuyệt vọng tìm kiếm khách hàng của mình.

Cuối cùng, một chàng trai trẻ ra hiệu cho anh lại gần. Người giao hàng đưa cho chàng trai cái túi đầy xiên thịt nướng, sau đó giơ tay lên chiến thắng. Những giọt nước mắt vui sướng hòa lẫn với đất và máu trên má anh.

Nhân vật chính trung niên Cao Chí Luật — do Từ Tranh thủ vai — phải trải qua hàng loạt thảm họa: mất công việc lập trình viên, chứng kiến ​​ tiền tiết kiệm của mình bị xóa sạch vì khủng hoảng cho vay ngang hàng và phải đối mặt với hóa đơn viện phí khổng lồ sau khi cha anh lâm bệnh

Đây là một trong số nhiều khoảnh khắc gây tranh cãi trong Upstream, bộ phim chính kịch về cuộc sống bên trong nền kinh tế việc làm tự do của Trung Quốc đã chia rẽ sâu sắc những người đi xem phim ở đất nước này.

Do nam diễn viên nổi tiếng với các vai hài kiêm đạo diễn ngôi sao người Thượng Hải Từ Tranh sáng tác, bộ phim đã gây ra nhiều cuộc thảo luận rộng khắp vì cung cấp bức tranh về tình trạng bất ổn kinh tế mà nhiều người đang trải qua khi Trung Quốc dần phục hồi sau đại dịch.

Trong phim, nhân vật chính trung niên Cao Chí Luật — do Từ Tranh thủ vai — phải trải qua hàng loạt thảm họa: mất công việc lập trình viên, chứng kiến ​​tiền tiết kiệm của mình bị xóa sạch vì khủng hoảng cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending) và phải đối mặt với hóa đơn viện phí khổng lồ sau khi cha anh lâm bệnh.

Không tìm được công việc mới trong ngành công nghệ, tuyệt vọng kiếm tiền trả nợ thế chấp, Cao Chí Luật bắt đầu đi giao đồ ăn

Không tìm được công việc mới trong ngành công nghệ, tuyệt vọng kiếm tiền trả nợ thế chấp, Cao Chí Luật bắt đầu đi giao đồ ăn. Nhưng công việc tự do hóa ra lại là một thế giới khắc nghiệt, với những tài xế buộc phải làm việc 14 giờ một ngày và chấp nhận rủi ro đe dọa đến tính mạng trên đường để kiếm được thu nhập kha khá.

Đây là câu chuyện mà nhiều người ở Trung Quốc có thể liên hệ ở năm 2024, khi nhiều người chuyển sang làm việc tự do để kiếm sống. Một số khán giả đã khen ngợi Upstream vì đã đề cập một vấn đề nhạy cảm tiềm ẩn như vậy, giúp bộ phim đạt điểm trung bình 6,8 trên nền tảng đánh giá Douban.

Nhưng những người khác lại chỉ trích Từ Tranh không dám táo bạo hơn. Đối với những người chỉ trích, cuối cùng bộ phim đã tránh xa việc trực tiếp đối đầu với các vấn đề mang tính hệ thống trong nền kinh tế làm việc tự do, chẳng hạn như người giao hàng không được bảo hiểm lao động.

Tài xế giao hàng buộc phải làm việc 14 giờ một ngày và chấp nhận rủi ro đe dọa đến tính mạng trên đường để kiếm được thu nhập kha khá

Thay vào đó, màn cuối cho thấy nhân vật của Từ Tranh chiến thắng nghịch cảnh nhờ làm việc cật lực — một kết thúc có hậu mà nhiều khán giả đã chế giễu là kê thang tức “súp gà cho tâm hồn”.

Vài ngày sau khi bộ phim được phát hành hôm 9 tháng 8, tranh luận về Upstream tiếp tục diễn ra trên mạng xã hội Trung Quốc. Các thẻ liên quan đến bộ phim đã thu hút hơn 1,4 tỉ lượt xem trên nền tảng Weibo, các cuộc thảo luận thường biến thành tranh luận rộng hơn về giai cấp và tính đại diện trong phim Trung Quốc.

Cuộc chiến gian nan

Tranh cãi về Upstream bắt đầu nổ ra nhiều tuần trước khi bộ phim ra mắt.

Đây là câu chuyện mà nhiều người ở Trung Quốc có thể liên hệ ở năm 2024, khi nhiều người chuyển sang làm việc tự do để kiếm sống

Kỳ vọng ban đầu dành cho bộ phim rất cao. Trong những năm gần đây, Từ Tranh đã chứng tỏ mình là một nhân vật hiếm hoi trong ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc: một người nổi tiếng sẵn sàng khám phá các vấn đề xã hội nóng hổi trong tác phẩm của mình.

Đối với hầu hết người xem, anh được biết đến chủ yếu với vai trò nam diễn viên chính và đồng sản xuất bộ phim ăn khách năm 2018 Dying to Survive — phim chính kịch về cuộc đấu tranh tiếp cận thuốc giá rẻ của bệnh nhân ung thư Trung Quốc được cho là đã thúc đẩy chính phủ cải cách chính sách về thuốc chữa bệnh.

Với các nền tảng giao thức ăn ở Trung Quốc sử dụng hàng triệu người nhưng khét tiếng có điều kiện lao động khắc nghiệt, nền kinh tế việc làm tự do dường như là mảnh đất màu mỡ cho Từ Tranh.

Một tài xế giao hàng của Meituan trên đường ở Thượng Hải, ngày 9 tháng 12 năm 2019

Người giao hàng thường phải giao hàng trong thời hạn gấp gáp, với các nền tảng áp dụng tiền phạt giao hàng chậm trễ. Năm 2017, một báo cáo ước tính rằng chỉ riêng tại Thượng Hải, trung bình cứ 2,5 ngày lại có một tài xế giao hàng tử vong hoặc bị thương nặng vì tai nạn giao thông.

Nhưng dư luận bắt đầu phản đối Upstream ngay khi bộ phim bắt đầu được quảng bá. Trong áp phích, Từ Tranh và các bạn diễn của anh — mặc đồng phục màu vàng tươi giống với đồng phục của tài xế giao hàng cho nền tảng công nghệ Trung Quốc Meituan — đứng cười toe toét bên ngoài một kho giao hàng trong khi những người làm việc tự do thực sự ra vào tòa nhà phía sau họ.

Hình ảnh để lại ấn tượng đáng lên án: rằng các diễn viên không coi trọng dự án. Trên mạng xã hội, bắt đầu xuất hiện câu chuyện các nhà làm phim đang lợi dụng những người làm việc tự do để kiếm tiền thay vì bảo vệ họ.

Từ Tranh và các bạn diễn của anh — mặc đồng phục màu vàng tươi giống với đồng phục của tài xế giao hàng cho nền tảng công nghệ Trung Quốc Meituan — cười toe toét trong một cảnh phim khiến mạng xã hội bắt đầu xuất hiện câu chuyện các nhà làm phim đang lợi dụng những người làm việc tự do để kiếm tiền thay vì bảo vệ họ

“Người giàu làm phim về người nghèo, sau đó bắt người nghèo trả tiền để xem,” một người dùng Douban châm biếm.

Lời buộc tội này đã phủ bóng đen lên Upstream kể từ đó. Một nhà phê bình bình luận rằng họ “chưa bao giờ thấy bộ phim nào thu hút được nhiều sự chú ý trực tuyến như vậy trước khi phát hành.” Họ nói thêm rằng các nhà phê bình bộ phim dường như đã “mài dao” sẵn từ nhiều tuần trước.

Lao thẳng vào rắc rối

Tâm trạng thay đổi đôi chút sau khi Upstream cuối cùng cũng ra rạp. Nhiều khán giả cho biết họ rất vui khi thấy một bộ phim cố gắng phản ánh hiện thực xã hội, và thậm chí có người còn nói rằng Từ Tranh đã làm tốt khi thể hiện những thách thức mà lao động tự do phải đối mặt. Một nhà phê bình ca ngợi bộ phim là “rất tiên tiến về cả ý tưởng và kỹ thuật.”

Một tài xế giao hàng Meituan trên đường ở Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, ngày 17 tháng 3 năm 2019

Upstream chắc chắn rất đời. Sau khi Cao Chí Luật đăng ký làm tài xế giao hàng, chúng ta thấy anh vật lộn với những khách hàng thô lỗ, thời gian giao hàng cực kỳ gấp rút và cạnh tranh lấy đơn hàng giữa những người giao hàng rất khốc liệt. Nguy hiểm về thể chất mà những lao động tự do phải đối mặt hàng ngày được ghi lại một cách sống động trong một số cảnh.

Nhưng cái kết của bộ phim đã làm dậy sóng chỉ trích, nhiều khán giả chỉ ra đã khiến những cảnh nêu bật vấn đề trong ngành trước đó trở nên hoài công.

Trong màn hai, Upstream khám phá cách cạnh tranh giữa những lao động tự do khiến tất cả họ đều thiệt hại. Một số người giao hàngg yêu cầu người giỏi nhất đội, Big Black, lái xe chậm hơn, vì nền tảng này sẽ sử dụng khả năng lái xe cực nhanh của anh ấy làm chuẩn mực cho thời gian giao hàng.

Cạnh tranh lấy đơn hàng giữa những người giao hàng rất khốc liệt

“Tôi không thể đạt được thời gian đó mà không vượt đèn đỏ,” một người giao hàng nói. Nhưng khi màn hai tiếp tục, cuộc trao đổi này dường như bị lãng quên. Cao Chí Luật lao vào phấn đấu trở thành người giỏi nhất đội, đồng thời tạo ra một ứng dụng điều hướng kết hợp các phím tắt bí mật của Big Black để giúp các thành viên còn lại trong đội cải thiện hiệu suất.

Những nỗ lực của Cao cuối cùng đã được đền đáp. Anh xoay xở để kiếm được tiền thưởng hiệu suất hàng tháng — bất chấp bị xe hơi đụng nghiêm trọng vẫn giao hàng cho bằng được — cho phép anh trang trải khoản vay thế chấp quan trọng. Trong khi đó, công ty dường như ấn tượng với ứng dụng của anh, ngụ ý anh chàng cựu lập trình viên này có đường trở lại công việc văn phòng.

Upstream trình bày một kết thúc có hậu như vậy, nhưng nhiều người bình phim lại có cảm nhận khác. Nền tảng này chắc chắn sẽ sử dụng ứng dụng của Cao để thắt chặt thời gian giao hàng cho tất cả người giao hàng, đúng như họ lo sợ. Dường như Cao Chí Luật đã bán đứng đồng nghiệp đổi lấy lối thoát cho mình.

Từ Tranh trên trường quay

“Tôi tin rằng bất kỳ người sáng suốt nào chứng kiến kịch bản này diễn ra đều sẽ cảm thấy ghê tởm,” một bài đánh giá được nhiều lượt ủng hộ trên Douban viết.

Trên mạng xã hội, một số người cho rằng cái kết gây sốc này là một dấu hiệu khác cho thấy Upstream không thực sự đứng về phía lao động tự do — dẫn đến một loạt cáo buộc khác rằng Từ Tranh đang lợi dụng đau khổ của tầng lớp lao động để kiếm tiền.

Tuy nhiên, những người khác lại thông cảm hơn, cho rằng có lẽ Từ Tranh cảm thấy anh cần kết thúc bộ phim theo hướng tích cực.

Trong nỗ lực xoa dịu sự phẫn nộ, Từ Tranh đã trả lời trực tiếp những lời chỉ trích Upstream tại một sự kiện báo chí vào ngày 14 tháng 8. “Tôi thấy làm phim rất khó vì bạn không thể nào làm ra bộ phim làm hài lòng tất cả mọi người,” đạo diễn nói với các phóng viên. “Khán giả khác nhau sẽ thấy những chi tiết khác nhau và khán giả khác nhau có những kỳ vọng khác nhau.”

Trong những năm gần đây, Từ Tranh đã chứng tỏ mình là một nhân vật hiếm hoi trong ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc: một người nổi tiếng sẵn sàng khám phá các vấn đề xã hội nóng hổi trong tác phẩm của mình

Bất chấp những tranh cãi, Upstream vẫn tiếp tục đạt được thành công khiêm tốn tại phòng vé. Theo dữ liệu từ nền tảng bán vé Maoyan, bộ phim đã thu về hơn 166 triệu nhân dân tệ (24 triệu đôla) vào cuối tuần công chiếu.

Doanh thu đó đưa bộ phim vào đà có lãi, mặc dù tổng doanh thu còn kém xa so với bộ phim hài ăn khách trị giá 1,2 tỉ nhân dân tệ Successor — phim về những bậc cha mẹ hổ tạo ra một thế giới nông thôn Trung Quốc, giống như Truman Show để truyền cho con mình đạo đức làm việc vững chắc — kiếm được trong tuần ra mắt vào đầu mùa hè này.

Nhưng nhiều người hâm mộ phim Trung Quốc có vẻ lo lắng tác động dân túy từ phản ứng dữ dội ngày càng tăng đối với các đạo diễn như Từ Tranh. Mặc dù thừa nhận rằng Upstream còn lâu mới hoàn hảo, một số người bình luận cho rằng điều quan trọng đối với các nhà làm phim là tiếp tục cố gắng ghi lại những khó khăn của người bình thường.

Mặc dù thừa nhận rằng Upstream còn lâu mới hoàn hảo, một số người bình luận cho rằng điều quan trọng đối với các nhà làm phim là tiếp tục cố gắng ghi lại những khó khăn của người bình thường

“Tôi không hiểu môi trường dư luận hiện tại,” một bình luận được đánh giá cao trên Douban viết. “Nếu người ta ngừng làm phim về tầng lớp lao động, thì tầng lớp lao động sẽ hoàn toàn biến mất khỏi màn ảnh và nhóm này sẽ trở nên vô hình. Chẳng lẽ vậy thì tốt hơn cho những con người bình thường?”

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone