Tin tức

Phim chuyển thể trò chơi điện tử cứ mãi dựa vào bạo lực

21/08/2024

Trong phần lớn lịch sử ngắn ngủi của mình, phim chuyển thể trò chơi điện tử đã bị các game thủ lẫn những người đam mê điện ảnh cười nhạo.

Các siêu phẩm truyền hình gần đây như The Last of UsFallout của Prime Video chứng minh rằng trò chơi điện tử có thể được chuyển thể thành chương trình truyền hình một cách hiệu quả, nhưng phim điện ảnh về trò chơi điện tử hầu hết vẫn là một thứ ảo tưởng đầy vết nhơ. Từ cổ đến chân, chúng một giuộc với phim hành động. Nhưng não của những bộ phim này bị đem nhập làm một với tư liệu nguồn.

Street Fighter: The Legend of Chun-Li

Khi một phim trò chơi điện tử như Street Fighter: The Legend of Chun-Li làm nhầm lẫn câu chuyện gốc hoặc tạo ra cảm giác sai sai khó tả, thì cả bộ phim đổ sụp vì sức nặng của chính mình. Thông thường, chất xúc tác cho sự thất bại này là do phim chuyển thể trò chơi điện tử cứ mãi một kiểu bạo lực: chưa từng bao giờ là thể loại phù hợp.

Các nhà làm phim đằng sau chuyển thể điện ảnh trò chơi điện tử có xu hướng hành động như những bậc cha mẹ lo lắng, lấy tay bịt mắt lén nhìn những tay súng bắn tỉa trong Call of Duty và những vụ chặt đầu của Mortal Kombat, rồi cho rằng tất cả các trò chơi điện tử về cơ bản đều là những quả bom hẹn giờ máu me-bắn-giết. Coi như tất cả những gì người chơi muốn từ phim chuyển thể từ trò chơi là chứng kiến ​​sự hủy diệt, vậy là các đạo diễn dựa vào những pha nguy hiểm và máu me ấn tượng để làm phim. Nhưng họ quên rằng trong những trò chơi điện tử bạo lực thành công nhất cũng cần suy nghĩ thấu đáo vậy.

Assassin’s Creed

Điện ảnh biết rành về bạo lực. Ngay cả những bộ phim từ thuở loại hình truyền thông này ra đời cũng có thể khiến khán giả đổ mồ hôi, trình diễn những tên cướp tàu hỏa mang súng lục trông lịch sự nhưng vẫn có vẻ đáng sợ trên màn ảnh. Các nhà khoa học cho rằng bạo lực giả mang đến cho chúng ta những cơn adrenaline an toàn, thú vị và các nhà làm phim đã dành cả thế kỷ để thỏa mãn cơn thèm cảm giác mạnh bẩm sinh đó.

Sau một thế kỷ tìm tòi, hoàn thiện sự căng thẳng và máu giả, chúng ta bị bỏ lại trong bối cảnh điện ảnh hiện đại do các phim Marvel và các đạo diễn hành động lão luyện như Christopher Nolan, Quentin Tarantino, nhà Wachowski và Ngô Vũ Sâm thống trị. Họ tỉnh bơ dọn những món đánh nhau vỡ kính như thể thức ăn trẻ em.

Bối cảnh điện ảnh này tạo ra vô số phim chuyển thể trò chơi điện tử như The Super Mario Bros. MovieAssassin’s Creed năm 2016 hoàn toàn bị lãng quên, có những cảnh chiến đấu đáng chú ý, nhưng nếu loại bỏ chúng khỏi thế giới mà chúng diễn ra, chúng cũng có thể là những thiên thạch trôi nổi tự do.

Uncharted

Đang muốn nói đến Uncharted khó hiểu của năm 2022, khiến người hâm mộ thất vọng vì thờ ơ lịch sử và bí ẩn vốn dĩ của chuỗi trò chơi này, nhưng để cố gắng bù đắp thì bèn cho một chiếc Mercedes cổ lao ra khỏi máy bay. Five Nights at Freddy’s năm 2023 cũng bỏ qua những pha hù dọa đặc trưng của chuỗi trò chơi và kinh dị tâm lý Chuck E. Cheese. Thay vào đó, nó có cảnh một cô gái bị chặt làm đôi, mặc dù trong game rất hiếm cảnh đổ máu.

Trong trò chơi, các trận chiến thường đóng vai trò là điểm chuẩn của cốt truyện. Nhưng một trận chiến trong trò chơi điện tử có thể tỏa sáng kể cả khi không có bất kỳ bối cảnh nào miễn nó cung cấp hình ảnh, sự đắm chìm hoặc cơ chế đáng giá. Thể loại trò chơi đối kháng là những ví dụ điển hình nhất — không ai ép bạn cùng phòng của mình tham gia một vòng Super Smash Bros. Ultimate khác và cầu mong cuối cùng nó sẽ tiết lộ sự căng thẳng lãng mạn của Villager và Dark Pit. Họ chơi Smash vì khả năng kiểm soát rất xứng đáng hoặc vì nó cung cấp một kỹ năng để thành thạo và có hàng triệu cách chơi để giành chiến thắng.

Boy (Bill Skarsgård) trong phim Boy Kills World 

Nhưng phim trò chơi điện tử cần khung câu chuyện có ý nghĩa cho những trận chiến tương tự. Bộ phim ly kỳ chuyển thể trò chơi điện tử gây ấn tượng mạnh gần đây Boy Kills World là một ví dụ hữu ích — xây dựng thế giới tối thiểu và nhiều cảnh chiến đấu không cần biết lý do. Rất không thỏa mãn vì chúng ta không thể tương tác với họ. Không thể tách một cuộc chiến trong phim ra khỏi bối cảnh của nó — không giống một trận đấu Mortal Kombat đơn lẻ hay một tên trùm Elden Ring phẫn nộ, một cuộc chiến trong phim cần 90 phút xoay quanh nó mới có giá trị. Việc xem phim vốn dĩ là thụ động và một bộ phim hấp dẫn cần có những nguy cơ, và cách để thu hút khán giả nhanh chóng.

Vì vậy, mặc dù các cảnh chiến đấu của Boy Kills World rất đáng kinh ngạc — một cuộc chiến tàn khốc trong phòng ăn, giữa những con tôm hùm đỏ và bánh hạnh nhân màu hồng, gần như mang tính biểu diễn — nhưng không tránh khỏi cảm giác phi lý.

Melanie Van Der Koy (Michelle Dockery) trong phim Boy Kills World

Cốt lõi của bộ phim đủ dễ hiểu: Boy (Bill Skarsgård) muốn trả thù kẻ độc tài Hilda Van Der Koy (Famke Janssen) và gia đình độc ác không kém của cô, những người cai trị đất nước hỗn loạn Đông Nam Á/Grecian/rừng rậm Borderlands/khu ổ chuột/Resident Evil của anh ta bằng sự tàn bạo và giết chóc. Boy đã bị hủy hoại khi còn trẻ, bị xiên que nóng bỏng vào tai và bị cắt lưỡi, và cậu quên mất giọng nói của chính mình. Thay vào đó, đoạn độc thoại nội tâm của anh (do H. Jon Benjamin cung cấp) nghe giống như nhân vật chính trong trò chơi điện tử hư cấu yêu thích của anh ấy, Super Dragon Punch Force 2. (Mặc dù trò chơi này hiện đã tồn tại, dưới dạng một bộ phim gắn liền.) Khi Boy chiến đấu vượt qua đủ thứ kẻ hèn hạ và tiêu diệt hàng loạt người nhà Van Der Koy, Bob Belcher kể lại với sự nhiệt tình cuồng nhiệt của trò chơi điện tử: “Người chơi thắng hai!”

Âm mưu trả thù này nằm trong một cái tổ xoắn xuýt, uể oải với đầy những điểm yếu. Ngay cả những yếu tố thiết lập cơ bản nhất cũng không rõ ràng. Chúng ta không biết gia đình Van Der Koy khát máu, chuyên giết hại công dân trên tivi theo kiểu “tiêu hủy” mang phong cách Hunger Games từ đâu ra, hoặc làm thế nào họ tồn tại được lâu như vậy mà không bị lật đổ. Bản thân Hilda dường như bị bệnh tâm thần và cô dành phần lớn thời gian để trốn trong boongke một cách vô ích.

Boy Kills World dựa trên các phân cảnh chiến đấu phức tạp với hy vọng chúng sẽ khiến bạn xao nhãng sự thật rằng đây là một sân khấu trống rỗng, dưới ánh sáng trắng quá chói

Những công dân bị áp bức của họ ở đất nước của Boy không thắc mắc bất kỳ gì về điều này. Họ hầu như không tồn tại: Những nhân vật không phải người chơi (NPC) này lãnh vài cú đánh vào đầu khi được chuyển lên màn ảnh rộng và họ chỉ xuất hiện trong im lặng thu mình lại hoặc tập tễnh bước trên những con phố chợ bẩn thỉu. Thật khó hiểu nổi sự lộn xộn mang tính thẩm mỹ và lãnh đạm trong bối cảnh của Boy Kills World, cho nên thưởng thức chuyện Boy thực hiện sứ mệnh phá bỏ nó cũng khó khăn không kém. Boy Kills World bỏ qua việc xây dựng thế giới mới khiến các chuỗi phim tông điệu tương tự như BioShockFallout trở nên hấp dẫn.

Boy Kills World dựa trên các phân cảnh chiến đấu phức tạp với hy vọng chúng sẽ khiến bạn xao nhãng sự thật rằng đây là một sân khấu trống rỗng, dưới ánh sáng trắng quá chói. Giống như Diet Coke, nó quá nhân tạo, ngay cả đối với một thứ nhân tạo. Nó thiếu chi tiết về một địa điểm mà bạn có thể tưởng tượng sẽ ghé thăm — bạn không thể chạm tới cái đầu mượt mà của chú chó con ngoan ngoãn của mình, như bạn có thể làm trong Final Fantasy XVI. Bạn không thể tình cờ gặp Siêu Nấm và giẫm lên cỏ một cách tự tin như một con gấu, như bạn làm trong game Super Mario 64. Khán giả muốn cảm nhận nhiều hơn về loại hình tưởng tượng xúc giác này khi họ giải trí, đặc biệt là khi truyền hình đã cho họ càng thèm sự căng thẳng kéo dài đi kèm với cách kể chuyện hấp dẫn trong trò chơi điện tử nhiều hơn.

Fallout của Prime khiến bạn cảm thấy giống như chơi game, như thể bạo lực mà bạn đang chứng kiến ​​sẽ quyết định sự sống hay cái chết của chính bạn

Thông qua các chi tiết cụ thể — bụi bẩn bám dưới cổ áo của nhân vật chính, ánh nắng trắng khiến đôi môi khô nẻ của họ xám xịt và nứt toác — Fallout của Prime khiến bạn cảm thấy giống như chơi game, như thể bạo lực mà bạn đang chứng kiến ​​sẽ quyết định sự sống hay cái chết của chính bạn. Bản chất lôi cuốn của truyền hình giúp IP trò chơi điện tử dễ dàng từ từ rót tràn thế giới mật ong của nó và gắn chặt bạn vào nó, giống như trong suốt câu chuyện dài 20 giờ của một trò chơi điện tử nhập vai.

Phim điện ảnh có giới hạn chặt chẽ hơn nên chuyển sang bạo lực để khiến câu chuyện có vẻ lớn hơn và cấp bách hơn. Hành động là cách thu hút sự chú ý nhanh hơn — Này, nhìn này! Nổ tung! — hơn những thú vui kéo dài của trò chơi, như giải câu đố, hoặc chân trời vô tận của khám phá thế giới mở. Trong khi phim noir và Planet Earth chứng minh những yếu tố này sẽ chuyển mượt lên màn ảnh khi các đạo diễn chú ý đến chúng, các nhà làm phim dường như vẫn tin rằng không có gì trong trò chơi điện tử quan trọng bằng việc tiêu diệt những tên trùm bằng thanh gươm katana.

The Super Mario Bros. Movie: Bạn có thể tình cờ gặp Siêu Nấm và giẫm lên cỏ một cách tự tin như một con gấu, như bạn làm trong game Super Mario 64

Là một thứ được người chơi liên tục dàn dựng và tinh chỉnh, bạo lực trong trò chơi điện tử thường đòi hỏi sự chú ý và can thiệp tích cực. Ngược lại, phim chuyển thể trò chơi điện tử cần phải chấp nhận những hạn chế của định dạng xem thụ động, và quyết tâm đưa câu chuyện tránh khỏi cái việc làm ra vẻ nhắc tới trò chơi điện tử như thét lên “Chết đi!” trong trận chiến.

Một số nhà làm phim đã chọn những phương pháp chuyển thể trò chơi giàu cảm hứng hơn. Detective Pikachu của năm 2019 có thể trở thành ngoại truyện thực thụ của Pokémon, mặc dù hầu như bộ phim tránh hoàn toàn kiểu chiến đấu theo lượt của trò chơi, bởi vì những người sáng tạo đã dày công xây dựng một đô thị có người ở, nơi Pokémon làm việc và chơi cùng với con người một cách thuyết phục. Thành phố Ryme trông giống như London và có cảm giác giống nơi mà Pikachu có thể bí mật điều tra một cách hợp lý. Khi thế giới và bối cảnh đã ổn định, phần còn lại của bộ phim có thể được xây dựng dựa trên chúng, và bạn có thể ngồi đó nhâm nhi bắp rang mặn mà thưởng thức.

Detective Pikachu của năm 2019 có thể trở thành ngoại truyện thực thụ của Pokémon: Thành phố Ryme trông giống như London và có cảm giác giống nơi mà Pikachu có thể bí mật điều tra một cách hợp lý

Hai mươi năm trước, bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng eXistenZ của David Cronenberg đã xuất sắc trong việc áp dụng tông điệu của trò chơi để kết cấu nên câu chuyện độc đáo riêng. Phim tập trung vào các tập đoàn trò chơi điện tử siêu mạnh, chuyên cung cấp các mũi tiêm vào cột sống “cổng sinh học” và bộ điều khiển trò chơi di chuyển như những bào thai bị đá qua đá lại. Nó gắn liền với các trò chơi về ngày tận thế doanh nghiệp thập niên 90 u ám như Deus ExDoom, nhưng nó rút ra từ đó một thách thức khác cho người xem: Đây là thật hay là trò chơi? Đôi khi rất khó nhìn ra sự khác biệt, bởi vì Cronenberg biến trò chơi thành những giấc mơ mãnh liệt, đam mê chứ không phải là phương tiện không đáng tin cho bạo lực gây sốc và kinh hoàng.

Đó là những gì các cảnh chiến đấu vô cảm học vẹt lấy đi của một bộ phim — làn sóng đắm chìm không thể nhầm lẫn, cảm giác chiến đấu là một phần không thể tách rời của câu chuyện, chứ không phải cái cớ để cho nhiều xe cộ nổ tung hơn.

eXistenZ 

Phim chuyển thể trò chơi điện tử sẽ hoạt động tốt hơn nhiều nếu người tạo ra chúng thừa nhận một chân lý mà các game thủ đều đã biết: Bạo lực không chỉ là chuyện hình ảnh đẹp mắt. Để thu hút, lay động hoặc thậm chí lôi kéo khán giả tham gia, cũng cần phải có trái tim.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Polygon