Lý Đào bị một chiếc taxi chạy với vận tốc 30 km/h tông phải, văng qua mui xe và rơi xuống đất.
Có vẻ như là một tai nạn đường bộ kinh hoàng, nhưng thực ra Lý Đào đang
làm việc và đây là lần thứ tám anh bị xe tông trong buổi sáng.
Anh
chỉ là một trong những người hùng vô danh trên màn ảnh rộng, thường mạo
hiểm tính mạng đảm nhận những màn nguy hiểm để mang đến cho điện ảnh
Trung Quốc những thước phim đặc sắc hơn.
Đoàn làm phim đang giúp Lý Đào khoác bộ trang phục bảo hộ, chuẩn bị cho một cảnh quay
Nhưng trong khi điện ảnh Trung Quốc đang trải qua sự bùng nổ và cát-xê
cho diễn viên tăng vọt, thù lao cho các diễn viên đóng thế Trung Quốc
suy giảm do sự cạnh tranh khốc liệt cho công việc mạo hiểm.
Các diễn viên đóng thế được trả khoảng 400 nhân dân tệ (63 USD) một ngày, nhưng gần đây, số tiền sụt giảm còn 200 nhân dân tệ.
Công
việc của họ thường nguy hiểm – chiến đấu, tránh vụ nổ hoặc lao vào
những chiếc ô tô – nhưng đó là tất cả trong một ngày làm việc đối với
những người nhận lấy sự hồi hộp từ công việc đầy rủi ro với mức thù lao
thấp.
Lý Đào cùng với Tào Húc, Mạnh Mẫn Cương và Vương Mỹ Anh là những diễn viên đóng thế trong bộ phim
Thủ Tru Nhân (
The Guardians) được quay ở Thiên Tân vào tháng 12 vừa qua.
Lý Đào bị chiếc taxi chạy với vận tốc 30 km/h tông phải
Anh văng qua mui xe và rơi xuống đất
Các pha mạo hiểm trong bộ phim ly kỳ hồi hộp là công việc của đạo diễn
hành động Triệu Chấn Hoa, là một võ sư và từng đóng thế thân cho Tạ Đình
Phong trong phim
A Man Called Hero (
Trung Hoa anh hùng) năm 1998.
Ở
trường quay, ông đòi hỏi dàn dựng cẩn thận cảnh với các diễn viên đóng
thế và người phụ trách máy quay để thu được những cảnh phim chân thực
nhất.
Nhưng ngay cả người xem cũng phải giật mình kinh hãi khi Lý
Đào lao mình trước taxi đến lần thứ tám. “Người bình thường không thể
chịu được cú tông xe và ngã như thế, ngay cả khi đã học võ thuật,” một
người ngoài cuộc nhận xét trên một tờ báo địa phương.
Có một lần Lý Đào bước xuống đường, bị một chiếc taxi màu xanh nhạt tông phải và văng qua mui xe, rơi xuống đất.
Lần đó, Lý Đào bị thương, nhưng đó chỉ là một thương tổn nhẹ ở ngón tay và anh bảo mọi người “không sao cả, không sao cả.”
Lý Đào bị thương ở ngón tay trong một cảnh quay
Nhưng đạo diễn hành động, hay gọi những diễn viên đóng thế là những người anh em một cách thân thiết, không tin vào điều đó.
“Những
người anh em của tôi luôn bảo ‘không sao cả’ khi gặp phải chuyện gì đó.
Nhưng làm sao mà ổn được sau khi bị va phải và ngã tám lần. Tôi đã từng
là một diễn viên đóng thế và tôi biết có đau hay không,” Triệu Chấn Hoa
cho
China Business biết.
Và ông có mọi lý do để lo lắng.
Có lần Lý Đào đã vỡ xương sườn trong lúc quay cảnh cháy nổ cho một phim và bị khó thở trong sáu tháng.
Tào
Húc, một diễn viên đóng thế khác tham gia bộ phim, đã nhập viện sau khi
nhảy ra khỏi tòa nhà trong một cảnh phim. Anh tính sai bước nhảy và rơi
theo hình xoắn ốc, đập đầu xuống sàn. Sau khi tỉnh lại, anh phát hiện
ra rằng chính sự nhanh trí của bạn bè đã di chuyển tấm đệm an toàn để
ngăn anh khỏi bị gãy cổ.
Và không chỉ có các đấng nam nhi mới mạo
hiểm tính mạng để mang đến những pha hành động chân thật. Trung Quốc
cũng có nhu cầu lớn về nữ diễn viên đóng thế.
Vương Mỹ Anh bắt
đầu học võ thuật năm lên sáu tuổi và tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Thiên
Tân năm 2010, nhưng rời trường trong hầu hết năm học.
Cô tham gia một cảnh rơi từ cầu thang xuống trong
Thủ Tru Nhân.
Phải mất năm lần thực hiện khi đạo diễn cứ nhất định lấy được cảnh cô
va đầu vào hai vị trí cụ thể trong quá trình rơi. Ở bản phim cuối cùng,
cảnh quay mà cô đánh đổi bằng đau đớn chỉ kéo dài vài giây và hầu hết
khán giả sẽ không biết diễn viên đóng thế đã tham gia.
Đạo diễn nhất định lấy được cảnh Vương Mỹ Anh va đầu vào hai vị trí cụ thể
“Chỉ có một số phụ nữ biết võ thuật và các đấng nam nhi không thể đóng
các pha mạo hiểm duyên dáng và thanh thoát như phụ nữ,” cô giải thích
với một phóng viên.
“Những anh chàng nhỏ con có thể đóng một vài
pha mạo hiểm cho nữ diễn viên ngoại trừ những màn phức tạp vẫn đòi hỏi
những nữ diễn viên đóng thế,” Vương Mỹ Anh, diễn viên đóng thế trong bộ
phim mới nhất của đạo diễn Trương Nghệ Mưu –
Kim Lăng thập tam thoa cho biết thêm.
Vương
Mỹ Anh là một trong số nhiều người hy vọng tìm thấy danh tiếng và giàu
có trong ngành công nghiệp điện ảnh, nhưng hiểu thấu rằng nghề này không
có lợi ích lâu dài.
“Một diễn viên đóng thế phải tìm những kế
sinh nhai khác vì việc bị đánh và hạ gục là công việc dành cho thanh
thiếu niên,” Triệu Chấn Hoa nói.
Với việc sản xuất hơn 500 phim hằng năm, ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đứng hàng thứ ba trên thế giới sau Ấn Độ và Mỹ.
Trung
Quốc sản xuất hơn 520 phim năm 2010, tăng từ dưới 100 phim mỗi năm
trước năm 2003. Các bộ phim trình chiếu ở Trung Quốc năm 2010 thu về 10
tỉ nhân dân tệ (1,57 tỉ USD) ở phòng vé, gấp 10 lần doanh thu phòng vé
năm 2002.
Phim trường lớn nhất châu Á được mệnh danh là
“Chinawood”, đặt tại Hoành Điếm, vốn là một làng quê nhỏ ở tỉnh Chiết
Giang, miền Đông Trung Quốc.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: AsiaOne News
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi