Bộ phim lấy cảm hứng từ kỹ thuật dệt lụa cổ xưa mới ra mắt trực tuyến.
Vào tháng 7 năm ngoái, đạo diễn Quách Hào đã có chuyến thăm Bảo tàng Tô
Châu ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Đó là một buổi trưa hè nóng
nực khó chịu, nhưng anh sớm cảm thấy mát mẻ và yên bình sau khi tình cờ
gặp một thợ thủ công lớn tuổi.
Thẩm Thúy Hi (Tưởng Cần Cần), người vợ kiên định của một ông trùm
lụa địa phương, gánh trên vai gánh nặng chèo lái công việc kinh doanh
của gia đình
|
Là một trong những hoạt động văn hóa của bảo tàng, người phụ nữ ngồi trước khung cửi lớn, trình diễn nghề truyền thống gọi là
kesi, một loại kỹ thuật dệt thảm lụa của Trung Quốc.
Thông
qua sự phối hợp hoàn hảo chuyển động của tay và chân, một tác phẩm lụa —
thể hiện những chú chim đậu trên cành cây trong vườn — đã được tạo hình
từ rất nhiều sợi tơ.
Quách Hào có cuộc trò chuyện với người thợ dệt này, đã học
kesi từ năm 18 tuổi.
Kỹ
thuật phối tơ thô được sử dụng cho chỉ dọc và sợi tơ nhuộm cho chỉ
ngang, thịnh hành trong thời nhà Tống (960-1279) và trở nên phổ biến
rộng rãi hơn trong thời nhà Thanh (1644-1911), với hầu hết các tác phẩm
nghệ thuật được truyền tải những lời chúc tốt lành hoặc tái tạo những
bức tranh nổi tiếng vẽ bằng cọ.
Cặp kỳ phùng địch thủ Thẩm Thúy Hi và Tằng Bảo Cần (Dương Dung)
|
Năm 2006, nghề thủ công ở Tô Châu đã được ghi vào danh sách di sản văn
hóa phi vật thể đầu tiên của Trung Quốc và được UNESCO bổ sung vào danh
sách Di sản văn hóa phi vật thể năm 2009.
“Tôi hỏi bà có bao giờ
cảm thấy nhàm chán khi phải làm những công việc lặp đi lặp lại như vậy
ngày này qua ngày khác không. Thật ngạc nhiên, bà nói rằng bà chưa bao
giờ nghĩ về công việc của mình như vậy. Thay vào đó, bà luôn cảm thấy
hạnh phúc với nội tâm bình yên khi ngồi trước khung cửi,” Quách Hào nói.
Câu trả lời đã giúp anh giới thiệu một bộ phim dài 40 tập mới,
Marvelous Women / Đương gia chủ mẫu, bắt đầu phát trên ba trang web phát trực tuyến phổ biến nhất của Trung Quốc — iQiyi, Youku và Tencent Video — vào ngày 8/11.
Do
Quách Hào và Vương Hiểu Minh đồng đạo diễn, bộ phim kể câu chuyện huyền
thoại về hai người phụ nữ thời nhà Thanh. Thẩm Thúy Hi, người vợ kiên
định của một ông trùm lụa địa phương, gánh trên vai gánh nặng chèo lái
công việc kinh doanh của gia đình trở nên thịnh vượng sau khi chồng cô
gặp “tai nạn”. Tằng Bảo Cầm, từng là cô con gái hư hỏng của một cựu quan
chức, lấy lại phẩm giá cuộc sống sau khi thất sủng vì cha cô bị kết tội.
Họ đều xuất sắc trong kỹ thuật dệt lụa
|
Mặc dù bắt đầu trong câu chuyện như một cặp kỳ phùng địch thủ, nhưng hai
nhân vật nữ chính, cả hai đều xuất sắc trong kỹ thuật dệt lụa, cùng
chung tay để cứu gia đình. Thẩm Thúy Hi sau đó mở công ty kinh doanh của
riêng mình và bắt đầu đào tạo nhiều thợ nữ hơn để giúp họ có cuộc sống
tốt hơn trong xã hội đầy định kiến.
Là người sinh ra ở tỉnh Sơn
Đông, miền đông Trung Quốc, Quách Hào đã tham gia sản xuất hàng chục bộ
phim truyền hình, trong đó có phim truyền hình tiểu sử Mao Trạch Đông.
Nhưng
Marvelous Women đã bồi dưỡng cho anh kiến thức về
kesi mà anh có được lần đầu tiên khi làm giám chế của bộ phim ăn khách,
Diên Hy công lược.
Quách
Hào nói: “Kỹ thuật này được viết thành một yếu tố chính để thúc đẩy cốt
truyện và chúng tôi thực sự hy vọng khán giả sẽ quan tâm đến kỹ thuật
dệt lụa hàng thế kỷ qua.
Họ đều nỗ lực cứu gia đình
|
Dẫn câu ngạn ngữ cổ, “tấc lụa tấc vàng”, anh giải thích rằng các tác
phẩm nghệ thuật này rất đắt, chủ yếu được những người giàu có mua hoặc
làm cống phẩm hoàng gia thời xưa.
Một tác phẩm nghệ thuật tinh tế và xa hoa được thực hiện theo kỹ thuật
kesi còn
truyền tải những cảm xúc tinh tế. Ví dụ, một tập phim cho thấy bà chủ
Thẩm dạy người hầu gái của mình dệt một tấm thảm có tên là
Vạn niên như ý, một công việc tốn nhiều thời gian chúc cho người thiếu nữ có cuộc hôn nhân tốt đẹp.
Được quay từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10 tại Hoành Điếm, tỉnh Chiết Giang, bộ phim cũng mời một số nghệ nhân
kesi để
huấn luyện diễn viên và giám sát quá trình quay phim, đảm bảo tất cả
các chi tiết — từ vị trí đặt thoi dệt đến động tác tay — phù hợp với
thực tế.
Gu Jiandong, một nghệ nhân địa phương ở Tô Châu, bắt đầu học kỹ thuật này từ khi còn nhỏ, là người đứng đầu nhóm.
Một tác phẩm nghệ thuật tinh tế và xa hoa được thực hiện theo kỹ thuật kesi còn truyền tải những cảm xúc tinh tế
|
Điều hành một xưởng
kesi với khoảng 30 nghệ nhân ở Tô Châu, Gu
Jiandong và nhóm của ông đã làm ít nhất 60 tác phẩm đạo cụ, từ tác phẩm
gốc đến bản sao của các bức tranh lụa cổ theo phong cách của họa sĩ Ma
Yuan trong tranh thủy mặc thời nhà Tống.
“Hầu hết các nghệ nhân
làm việc tại xưởng của tôi đều ở độ tuổi 50. Vì vậy, tôi rất vui khi
biết rằng nhiều người trẻ tuổi quan tâm đến
kesi kể từ khi bộ phim bắt đầu phát sóng,” Gu Jiandong nói.
Gu
Jiandong cho biết Trung Quốc hiện có chưa đến 500 nghệ nhân kế thừa kỹ
thuật này, vốn quá phức tạp để có thể xử lý bằng máy móc.
Đảm bảo tất cả các chi tiết — từ vị trí đặt thoi dệt đến động tác tay — phù hợp với thực tế
|
Ông nói ông mong muốn ngành công nghiệp trong nước có thể sản xuất nhiều
phim điện ảnh hoặc truyền hình chất lượng hơn để quảng bá văn hóa
truyền thống.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily