Tin tức

The Shaman Sorceress là phim hoạt hình vẽ tay bút chì cuối cùng của Ahn Jae Huun

07/12/2021

The Shaman Sorceress là tác phẩm hoạt hình cuối cùng của xưởng chúng tôi được vẽ trên giấy bằng bút chì.”

Đây là cách bộ phim mới phát hành gần đây được giới thiệu trên trang web của xưởng phim hoạt hình “Meditation With a Pencil”.

Mohwa, người mẹ đồng thời là pháp sư

The Shaman Sorceress, do Ahn Jae Huun đạo diễn, miêu tả câu chuyện bi thảm về một gia đình. Mohwa, người mẹ đồng thời là pháp sư, và Wook Yi con trai của cô trở thành tín đồ Cơ đốc tận tụy, đụng độ trong những năm 1920, giữa thời kỳ Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật Bản năm 1910-1945.

Từ truyện ngắn của Kim Dong Li năm 1936, đạo diễn Ahn đã chuyển thể câu chuyện thành phim hoạt hình nhạc kịch và thắng giải Contrechamp Jury Distinction tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy năm ngoái. Liên hoan phim này là sự kiện danh giá đối với phim hoạt hình, được coi là tương đương Liên hoan phim Cannes dành cho phim truyện.

Bộ phim đã khắc họa tuyệt hay nỗi bối rối và tức giận mà Mohwa cảm thấy khi con trai cô trở về sau chuyến du lịch với tư cách là tín đồ Cơ đốc giáo thông qua các chuỗi âm nhạc và màu sắc sống động. Trạng thái tâm trí mất phương hướng của Mohwa được thể hiện qua một vòng xoáy màu sắc và hình nền động bằng nét vẽ thô. Một phần nỗi thất vọng của cô nằm ở quy chuẩn xã hội đang thay đổi khi người dân thị trấn bắt đầu nghi ngờ khả năng của cô và thậm chí cả bản thân tôn giáo, và bắt đầu chấp nhận Cơ đốc giáo giống như Wook Yi. Cô con gái khiếm thính Nang Yi của cô kẹt ở giữa, vui mừng vì anh trai trở về nhưng sợ hãi xung đột gia đình.

Wook Yi con trai của cô trở thành tín đồ Cơ đốc tận tụy

Là người vô thần, Ahn Jae Huun nói anh hiểu cả Mohwa và Wook Yi.

“Có một chút khác biệt, vì Mohwa [về cuối] nhận ra giới hạn đối với tôn giáo của mình, nhưng Wook Yi vẫn còn trẻ và cực kỳ tận tâm với tôn giáo của cậu,” Ahn nói với JoongAng Daily tại xưởng phim ở Namsan Dong, trung tâm Seoul. “Sẽ dễ hiểu [họ] hơn khi bạn so sánh tôn giáo với tình yêu. Đôi khi chúng ta đang yêu, chúng ta trở nên quên hết mọi thứ xung quanh mình.”

Bộ phim bắt đầu với cảnh Mohwa làm lễ rút ruột, nghi lễ truyền thống của thầy cúng, trong một khu rừng hẻo lánh, mặc bộ hanbok trắng (trang phục truyền thống của Hàn Quốc). Khi những chuyển động của cô xuất hiện giữa tấm vải dài đầy màu sắc treo trên cành cây, lượng âm thanh dồi dào được tạo ra thông qua sự kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và nhạc kịch đủ để thu hút toàn bộ sự chú ý của khán giả.

Mohwa làm lễ rút ruột, nghi lễ truyền thống của thầy cúng, trong một khu rừng hẻo lánh, mặc bộ hanbok trắng

Để kết hợp chính xác các yếu tố của đạo giáo, Ahn Jae Huun và đoàn làm phim đã đến thăm các pháp sư trên khắp đất nước. Ngoại hình của Mohwa dựa trên pháp sư Kim Keum Hwa, người nắm giữ Di sản văn hóa phi vật thể số 82-2 của Hàn Quốc. Ahn Jae Huun thậm chí còn đưa nam diễn viên nhạc kịch Sonya, lồng tiếng cho Mohwa, đến thăm pháp sư Lee Hae Kyung ở quận Hwacheon, Gangwon, để diễn viên có thể học đúng về các nghi lễ.

“Điều đáng ngạc nhiên khi hai người [Lee và Sonya] gặp nhau là Sonya nhanh chóng chấp nhận và tiếp thu những chi tiết khúc ruột thông qua âm nhạc,” Ahn nói. “Lee, với tư cách là một pháp sư, đã chỉ cho chúng tôi nghề của cô ấy, nhưng diễn viên đã diễn giải lại các chuyển động theo nhịp điệu — khiến ngay cả pháp sư Lee cũng ngạc nhiên.”

Ahn Jae Huun cũng giải thích tại sao Shaman Sorceress sẽ là phim hoạt hình cuối cùng của xưởng này được vẽ bằng bút chì.

Cô con gái khiếm thính Nang Yi

“Chỉ có khoảng 10% bộ phim này được vẽ máy — những cảnh còn lại đều được vẽ tay,” Ahn nói. “Đây là bộ phim cuối cùng của chúng tôi được vẽ theo cách đó vì giấy và bút chì [chúng tôi sử dụng] không còn được bán ở Hàn Quốc nữa, và không còn được nhập khẩu nữa. Không ai mua bút hay bút chì nữa.”

Đạo diễn cũng vô cùng thông cảm với Mohwa và những bất an về nghề của cô.

“Tôi nghĩ điều này là phổ biến,” Ahn Jae Huun nói. “Ai cũng có những nỗi lo lắng về công việc của họ [...] Trong ngành công nghiệp điện ảnh, đó có thể là về việc chuyển đổi sang các dịch vụ phát trực tuyến và những người đạt được thành công như Squid Game. Các nhà làm hoạt hình Hàn Quốc cũng có chung nỗi sợ như Mohwa với ý niệm rằng ngành công nghiệp này dường như đang chết dần vì có quá nhiều nội dung giải trí. Tôi cũng nghĩ xem tôi phải nắm giữ cái gì và nên buông bỏ cái gì. Rất may, khi tôi phải đối mặt với những bối rối tương tự như Mohwa, tôi đã có những người như Wook Yi ủng hộ tôi.

Là người vô thần, Ahn Jae Huun nói anh hiểu cả Mohwa và Wook Yi

“Rất nhiều nhân viên trẻ đã được tuyển dụng vào xưởng của chúng tôi để làm The Shaman Sorceress, và điều này đã làm thay đổi hoàn toàn quy trình sản xuất của chúng tôi. Trước đây, nó từng là một tiến trình từ trên xuống. Tôi đã cho [đoàn phim] xem những gì tôi đang làm sau khi tôi hoàn thành việc xây dựng các kịch bản và bản phác thảo. Nhưng bây giờ, chúng tôi gặp nhau khá thường xuyên và tôi cho họ thấy những gì tôi đang nỗ lực từng chút một. The Shaman Sorceress là bộ phim đầu tiên mà tôi thực sự làm việc cùng với các nhân viên của chúng tôi. Tất cả đoàn làm phim của chúng tôi đều là đạo diễn và đưa ra ý tưởng của họ.”

Dù phần còn lại của xưởng phim sẽ chuyển xang làm hoạt hình kỹ thuật số, Ahn Jae Huun tin rằng kinh nghiệm của họ với bút chì và giấy vẽ là quan trọng để phân biệt hoạt hình trong nước với nước ngoài như Hollywood và Nhật Bản.

Ahn nói: “Tôi tin rằng có một giới hạn đối với việc định cấu hình hoạt ảnh kỹ thuật số. Ví dụ: khi bạn nhìn vào các truyện tranh trên mạng đã trở nên phổ biến hiện nay, tôi nhận thấy rất nhiều kiểu hoạt hình trùng lặp [...] Không thể tránh khỏi vì có giới hạn về chuyển động hoạt hình trên màn hình kỹ thuật số. [Tuy nhiên,] êkíp của chúng tôi có kinh nghiệm trong việc chỉ đạo những phần hoạt hình nên được vẽ tay.”

Đạo diễn cũng vô cùng thông cảm với Mohwa và những bất an về nghề của cô

The Shaman Sorceress kết thúc dự án năm phần chuyển thể các tiểu thuyết ngắn của Hàn Quốc thành các tác phẩm hoạt hình của Ahn Jae Huun. Dự án bắt đầu với một loạt phim hoạt hình mang tên The Road Called Life (2014), dựa trên ba cuốn tiểu thuyết ngắn; A Lucky Day (1924), When the Buckwheat Flowers Bloom (1936) và Spring, Spring (1936). Phần thứ tư là phim hoạt hình ngắn The Shower (2014) dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 1952.

Khi được hỏi điều gì đã thúc đẩy anh bắt đầu dự án này, đạo diễn Ahn chỉ trả lời đơn giản, “bởi vì chúng [tiểu thuyết] là mối tình đầu của tôi.”

“Ban đầu tôi muốn trở thành nhà thơ khi tôi còn trẻ,” Ahn giải thích. “Tôi muốn trở thành một phần của thứ gì đó liên quan đến văn học. Và không có lý do cụ thể nào đằng sau việc chuyển thể tiểu thuyết ngắn của tôi ngoài lý do thuần túy thích thú — ai lại không muốn chia sẻ những câu chuyện về mối tình đầu của họ? Đó cũng là một vinh dự lớn khi tên tôi được nhắc đến bên cạnh những nhà văn vĩ đại như Hwang Sun Won và Hyun Jin Geon.”

Ahn Jae Huun trước phông nền là cảnh từ phim hoạt hình ngắn The Shower 

The Shaman Sorceress ra rạp ở Hàn Quốc từ ngày 24/11/2021.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily