Bên trong một căn phòng, các chàng trai trẻ hát và khiêu vũ trước những
phụ nữ lớn tuổi hơn nhiều, họ ngồi đó cười và vỗ tay hài lòng. Hết ngày,
các phụ nữ này ra về tay đầy hàng hóa mua của các anh chàng biểu diễn
đó bán với giá cắt cổ.
Bối cảnh này tức là hoạt động
hongbokwan hay
tteoddabang ở Hàn Quốc.* Những công ty vận hành hoạt động này cám dỗ những người trẻ không có cơ hội bằng sự hứa hẹn về công việc tốt.
Áp phích phim
Sau đó người lao động được giáo huấn và cung cấp những hàng hóa cơ bản như vitamin, vớ và ví để bán – và làm giàu.
Những
lời cáo buộc các công ty này tẩy não hoặc lợi dụng người lao động là vô
thiên lủng và cũng có sự chỉ trích rằng khách hàng bị thao túng.
Đạo diễn Jo Chi Un xử lý đề tài rắc rối này trong bộ phim
Clown of a Salesman.
Nhưng
thay vì xem hiện tượng đó là một tệ nạn xã hội, bộ phim lần theo câu
chuyện về một chàng trai trẻ tuyệt vọng và một phụ nữ lớn tuổi hơn gặp
nhau trong những căn phòng bán hàng như vậy.
Il Beom, do Kim Il
Kwon đóng, là một lao động chăm chỉ làm công nhật. Nhưng anh không được
trả lương đủ để lo được chi phí chữa bệnh cho đứa con bị ốm, chưa kể
tiền thuê nhà nợ chồng chất.
Nhân vật Il Beom tuyệt vọng đi làm một tteoddabang để mưu sinh do Kim Il Kwon đóng
Không có lựa chọn, Il Beom bắt đầu làm một
tteoddabang. Anh có vẻ hài lòng với công việc, dù đôi khi anh phải hy sinh lòng tự trọng để thuyết phục các bà lớn tuổi mua hàng của anh.
Một
trong những người thường xuyên tham dự sự kiện kiểu này, Ok Nim (Lee Ju
Sil), có con trai cực kỳ thành đạt nhưng vô cùng bận rộn cấp tiền tiêu
hàng tháng và nghĩ vậy là xong. Nhưng ở chỗ
tteoddabang cô thấy mình sống lại và dành hàng giờ tán gẫu với Il Beom, anh thậm chí còn cùng mừng sinh nhật của cô với cô.
Đạo diễn Jo muốn làm phim này để đề cao những khía cạnh tích cực thường bị phớt lờ của nghề này.
“Dì của tôi là ‘fan’ cuồng nhiệt của những cơ sở bán hàng kiểu này,” Jo nói.
“Khi
bà tôi mất, chúng tôi phát hiện một đống hàng bà mua từ những nới đó
trong tủ của bà. Tôi thắc mắc điều gì khiến bà đến đó bất chấp tất cả sự
phản đối của gia đình? Sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra những căn phòng
bán hàng kiểu này có một hiệu ứng tích cực,” ông nói trong buổi họp báo
giới thiệu phim tại Yongsan CGV trung tâm Seoul.
Một cảnh trong phim Clown of a Salesman, Il Beom, do Kim Il
Kwon (phải) đóng, khiêu vũ với phụ nữ lớn tuổi. Anh tham gia nhóm cung
cấp giải trí nhằm thao túng những phụ nữ này mua hàng hóa thông dụng
hàng ngày với giá cắt cổ
|
Nam diễn viên Park Chul Min đóng vai người thu tóm tiền bạc của phòng
bán hàng biểu diễn, Cheol Jung. Sự thông cảm ông dành cho người cao tuổi
ở Hàn Quốc khiến ông chấp nhận vai diễn không được đảm bảo thù lao này.
“Người
cao tuổi muốn được thấy vui vẻ, buồn bã và sống động,” Park Chul Min
nói. “Nhưng xã hội không cho phép họ như vậy, đó là lý do tại sao tôi
nghĩ rằng những điểm bán hàng gây tranh cãi thế này lại mọc lên.”
Để
thêm phần hiện thực, Jo đưa vào nhiều yếu tố mà anh thực sự chứng kiến
trong khi tiến hành nghiên cứu tại chỗ cho bộ phim này. Ngoài ra, phim
được quay tại một
tteoddabang ở Incheon. Nhiều người tham dự trong phòng thực sự xuất hiện trong phim.
Từ trái qua, nam diễn viên Kim Il Kwon, đạo diễn Jo Chi Un và
nam diễn viên Park Chul Min tại buổi chiếu trước dành cho báo chí
“Nhiều cảnh phim cho thấy những gì thực sự xảy ra ở đó, dù có đôi chút
cường điệu nhằm làm cho phim thêm kịch tính,” đạo diễn nói.
Phim đã ra rạp ở Hàn Quốc ngày 16/4.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily
* Tạm dịch là công việc mua vui để bán hàng