Saint Seiya:Legend of Sanctuary
Giờ đây tin vui cho ‘fan’ hoạt hình ở Trung Quốc là
Naruto và
Saint Seiya
đã được lên lịch ra mắt cuối tháng 3. Dựa theo loạt truyện tranh nổi
tiếng, hai phim này xem ra đang tìm cách theo chân Doraemon, tuy cả hai
phim sẽ đối mặt với cùng một vấn đề:
Boruto: Naruto the Movie đã ra rạp ở Nhật Bản tháng 8 năm ngoái, còn
Saint Seiya: Legend of Sanctuary
mãi tận năm 2014. Những người hâm mộ thực thụ của hai phim này chắc
chắn đã xem từ lâu trước khi các hãng phim nghĩ tới chuyện nhập khẩu
chúng để phát hành ở Đại lục. Tuy nhiên, lợi thế của hai phim là sẽ
không gặp cạnh tranh vì không có phim hoạt hình nào ở rạp chiếu Trung
Quốc vào cuối tháng này.
Các thánh đấu sĩ tấn côngSaint Seiya là phim hoạt hình CG với tất cả nhân vật 2D giờ đây trông như vừa bước ra khỏi loạt trò chơi video
Final Fantasy. Câu chuyện dường như đi theo cung hoàng đạo với trọng tâm là những trận đánh giữa các thánh đấu sĩ đồng và thánh y vàng.
Mặc
dù bộ truyện manga bắt đầu xuất bản từ năm 1986, hầu hết người Trung
Quốc trở nên quen thuộc với loạt truyện tranh này từ loạt phim hoạt hình
đầu tiên, được lồng tiếng Trung và phát sóng thường xuyên đầu thập niên
1990.
Thánh y đấu sĩ trong Saint Seiya:Legend of Sanctuary
Người hâm mộ trưởng thành có thể thấy sự khác biệt giữa bộ phim mới này
với loạt phim truyền hình trước đó. Tất nhiên nhiều trận chiến phải được
rút ngắn vì bộ phim điện ảnh nhồi nhét 30 tập phim thành 90 phút. Ngoài
ra, nhiều ‘fan’ có thể không chấp nhận được việc một trong những thánh y
vàng theo loạt phim gốc là nam đã biến thành phụ nữ, còn nhân vật chính
đúng là nữ Andromeda Shun lại thành nam.
Tuy nhiên nhiều điều
khác vẫn như cũ. Rồng Shiryu, bất kể ở đâu và đánh nhau với ai vẫn có
thói quen điên cuồng là xé toạc trang phục bất cứ lúc nào bị kẻ thù dồn
đến đường cùng.
Tác giả bộ truyện gốc Masami Kurumada là điều
hành sản xuất bộ phim, tức có nghĩa bất cứ thay đổi nào xảy ra cũng đã
được cô đồng ý. Thế nên tuy ‘fan’ có thể không hài lòng với những thay
đổi này, thì họ vẫn cảm nhận "hương vị gốc" của loạt phim truyền hình.
Naruto đã trưởng thành
Nếu
Saint Seiya là ký ức tuổi thơ chung cho những khán giả tuổi 30, thì
Naruto là ký ức chung cho tuổi 20.
Tuy xuất bản lần đầu trong hợp tuyển tiếng Nhật Weekly Shonen Jump, các câu chuyện
Naruto được
xuất bản trong thời mà người hâm mộ ACG (anime, comics và games) Trung
Quốc có thể dễ dàng tìm được truyện manga Nhật qua các tạp chí nhập khẩu
chính thức hay các nguồn lậu trên mạng. ‘Fan’ Trung Quốc xem
Naruto,
One Piece và
Bleach là ba bộ truyện tranh "lao động nhập cư" vì nổi tiếng đến mức ngay cả lao động nhập cư bận rộn cũng biết tới chúng.
Trong khi
Saint Seiya là bản chuyển thể 3D của một câu chuyện từ truyện manga,
Boruto: Naruto the Movie
như thể một phim tiếp theo loạt phim truyền hình gốc, vì giữ cùng phong
cách và tiếp tục câu chuyện của các nhân vật. Các nhân vật chính gốc
đều đã trưởng thành và đã lập gia đình, con cái họ lao vào những chuyến
phiêu lưu để theo đuổi giấc mơ.
Chấp nhận rủi ro
Cảnh trong phim Boruto: Naruto the Movie
Những năm gần đây hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã gia tăng ở lĩnh
vực điện ảnh, truyền hình, phim trực tuyến và công nghiệp ACG. Alibaba
Pictures đã mua quyền chuyển thể truyện tranh manga
Dragon Zakura của Nhật. Hãng Kadokawa Pictures của Nhật tham gia vào bộ phim mới nhất của Trần Khải Ca.
Với
Naruto và
Saint Seiya phát hành ở Trung Quốc, số lượng ‘fan’ ACG ngày càng tăng đang đòi hỏi thêm nhiều phim hoạt hình nữa, chẳng hạn
One Piece và
Gintama,
ra rạp ở Trung Quốc. Lớn lên cùng với quá nhiều loạt manga lậu, ‘fan’
khẳng định họ sẵn lòng trả tiền mua vé để xem những tác phẩm họ thích.
Hợp tác gia tăng không phải là không có khó khăn. Hồi năm 2012, ‘fan’ Conan đã thất vọng khi bộ phim thứ 16 trong chuỗi là
Detective Conan: The Eleventh Striker bị ngăn không co ra rạp ở Trung Quốc khi chỉ còn hai tuần nữa là tới ngày phát hành đã định vì quan hệ căng thẳng giữa hai nước.
Cảnh trong phim Detective Conan: The Eleventh Striker
Điều này nhắc nhở rằng không như sự hợp tác giữa Trung Quốc với Hàn
Quốc, Mỹ, Anh, vẫn còn tồn tại rủi ro là những vấn đề chính trị chen vào
trong làm việc với các hãng phim Nhật.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times