Cảnh trong phim London Has Fallen
Vậy là
London Has Fallen ra rạp, lại một bom tấn nữa hứa hẹn cảnh tượng mới mẻ và thú vị về những địa danh đô thị lừng lẫy nổ tan tành.
Thú vị thay. Về mặt hình ảnh, đây đã trở thành mô hình biểu diễn mới:
những tòa nhà chọc trời cũ mới thành mảnh vụn bởi một cơn địa chấn
quy mô lớn, những đám mây bụi dày đặc (cái kiểu mà những phim trước 2001
không hề quen thuộc), các tòa nhà trong cơn hoảng loạn và đổ sụp trong
cảnh quay chậm, cơn mưa đổ nát sau đó như tàn khói bụi Pompeii trút lên
những đường phố chật hẹp. Thêm nhiều tòa nhà và cát bụi và lửa địa ngục
và xe cộ đâm nhau, những tòa nhà va đập và bị nghiền nát thành những cơn
bão mảnh vỡ, hết lần này đến lần khác.
Với cả một thế hệ người xem phim trào lưu — hay ít nhất, hai tỉ người sinh sau khi
Independence Day
ra rạp (1996) — sự cường điệu số hóa của thảm họa đô thị đã trở thành
món chính của việc xem phim, nguyên tắc định nghĩa cho “sự kích thích”
điện ảnh. Như bất kỳ ai thích rượu tequila mạnh thì không thích rượu
vang, thế hệ này hoàn toàn thích nghi với chủ nghĩa giật gân về thảm
họa, không ấn tượng với bất cứ gì ít gây hoảng sợ hoang mang.
Những đám mây khói bụi trong cảnh London thất thủ
Ghi mục lục kết quả của tình trạng này sẽ là một công việc kinh khủng, từ
The Day After Tomorrow (2004) đến vô tận những chuỗi phim và tái khởi động
Avengers,
X-Men,
Dark Knight và
Superman, gồm cả
War of the Worlds (2005),
King Kong (2005), loạt
Transformers (2007-2014 và sau đó nữa),
Hancock (2008),
2012 (2009), các phần
Terminator tiếp theo gần đây (2009, 2015),
Mission: Impossible - Ghost Protocol (2011),
Pacific Rim (2013),
Star Trek Into Darkness (2013),
World War Z (2013),
Oblivion (2013),
Godzilla (2014),
San Andreas (2015),
Jurassic World (2015) và còn nữa.
Hồi trước, Godzilla nện chân lên thành phố bằng que diêm còn chúng ta thì cười
vui sướng với tất cả đồ chơi đó. Ngày nay, hình ảnh vi tính dễ dàng tái
tạo những tai họa như thế, và sự kiện 11/9 đã cho ngành công nghiệp
điện ảnh một bài học hùng biện để thành thục về chi tiết. Chưa bao giờ
những nhà làm phim hoành tráng lại biết chính xác những thảm họa như thế
trông ra làm sao (những đám mây bụi vôi vữa xi măng lớn hơn, một cảm
giác rõ ràng hơn về những tòa nhà đổ sụm xuống, một ý niệm sắc sảo hơn
về khối lượng và tốc độ của các vật liệu xây dựng bị nát như cám,
v.v...).
Khủng bố tấn công trong London Has Fallen
Thật là một sự khai thác buồn nôn, biến tất cả chúng ta thành những kẻ
không ngừng ngẩng nhìn, trố mắt từ khoảng cách trực thăng. Nếu chúng ta
đứng trên phố, chúng ta thấy bất kỳ sự tàn phá nào diễn ra thành mảnh
vụn; những đám mây bụi đổ nát nổ tung bên đường và ụp xuống chúng ta. Đó
là giải trí “11/9 hóa”, với quy mô và tốc độ gấp đôi sự đổ sụp của Tháp
Đôi.
Cũng giống dạng “trình diễn bạo lực” thật như các video
thánh chiến, thiệt hại nhân mạng của sự tàn phá trên màn ảnh không phải
là vấn đề quan trọng nhất, đối với bộ phim hay khán giả. Các nạn nhân vô
danh và không quan trọng; chỉ có khán giả là quan trọng. Ngày nay,
chúng ta truyền tải gần như tất tật mọi trải nghiệm, thuận tiện và thủ
thế, qua các thiết bị có màn hình lớn nhỏ, giảm tất cả thành những hình
ảnh, bất kể thật hay không thật, và ký tự. Đồng thời, tính phi hiện thực
tuyệt đối của “hiện thực” trở thành nguyên tắc thịnh hành của thế giới
chúng ta, từ CGI đến truyền hình thực tế, đổi kiểu dáng bằng kỹ thuật
số, Photoshop, phóng sự chiến trường, sự kiện thời sự dàn dựng, những
trò chơi khăm trên mạng xã hội, thời sự-như-quảng cáo, quảng cáo thương
hiệu trên phim ảnh như là đời thường, phim tài liệu bóp méo sự thực, các
chiến dịch tạo sự kiện của chính trị gia, cộng vô cực.
Tháp Big Ben nổ tung trong phim
Hiệu ứng là đánh mất sự vô tư: Như mọi thứ khác, hình ảnh về sự tàn phá
khủng khiếp giờ là sự giải trí. Chúng ta có nên lo ngại rằng điều đó
không làm chúng ta lo lắng không? Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng những
sự tàn phá trong
The Avengers hay
Man of Steel hay
San Andreas sẽ
kém ly kỳ thú vị đi bao nhiêu nếu chúng ta biết tất cả những thứ đó
không xảy ra trên ổ cứng máy vi tính, mà được dàn dựng bằng những vật
liệu thực trong không gian ba chiều này. Chí ít ở mức độ nhỏ nhất, chúng
ta phải rùng mình về một sai trái căn bản, cái rùng mình mà ta đã cảm
nhận ngày 11/9. Đây như thể cách duy nhất để nền văn hóa chúng ta hiểu
được thảm họa 11/9 là đóng gói chúng thành sự giải trí miễn trừ tác
động, và xem đi xem lại. Chúng ta đã trở thành nô lệ của hình ảnh ấn
tượng rồi.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: In These Times