Được một số nhà phê bình gọi là “phim kinh dị Trung Quốc hay nhất trong
mấy năm qua”, bộ phim kinh phí thấp từ đạo diễn Mã Khải khám phá văn hóa
bói toán và lễ trừ tà đặc biệt phổ biến ở các làng quê khắp những vùng
phía đông Trung Quốc. Tiếng khen xung quanh bộ phim đã khiến nó trở
thành một trong những bộ phim được chờ đợi nhất của tháng 4.
Lần đầu tiên thu hút sự chú ý của công chúng là sau khi bộ phim giành
được Giải Khám phá Nghệ thuật xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế
FIRST của Trung Quốc năm 2016.
Nội dung nhạy cảmDo
lệnh cấm “nội dung quảng bá mê tín dị đoan” được quy định trong Luật
Khuyến khích công nghiệp điện ảnh năm 2016 và các quy định về điện ảnh
trước đây, phim phát hành ở Đại lục thường không được phép miêu tả siêu
nhiên trừ khi sau đó giải thích khoa học về “linh hồn” hoặc “bóng ma”
trong thực tế - do bệnh tâm thần hoặc ảo giác bởi thuốc gây ra là những
lý giải được sử dụng phổ biến nhất trong các phim này.
Mặc dù
The Possessed có
đưa ra “giải thích khoa học” về hiện tượng siêu nhiên trong phim vào
cuối câu chuyện, nó lại thể hiện một số lượng lớn cảnh “các nghi lễ mê
tín dị đoan”, khiến nhiều nhà phê bình và các phương tiện truyền
thông Trung Quốc ngờ rằng bộ phim sẽ gặp khó khăn để được cơ quan giám
sát truyền thông Trung Quốc thông qua.
Đoàn phim tại buổi chiếu ra mắt ở Bắc Kinh hôm 28/3
|
Sau khi ngày phát hành của bộ phim được công bố vào đầu tháng 3, nhiều
người Trung Quốc hâm mộ phim kinh dị đã chúc mừng tin này trên mạng xã
hội, giúp thúc đẩy bầu chọn “muốn-xem” trên hạ tầng bình phim Douban lên
tới hơn 35.000 lượt bầu, gần bằng một số phim bom tấn nhập khẩu được
lên lịch chiếu cùng thời điểm.
“Chúng tôi thực sự không gặp khó
khăn trong việc thông qua kiểm duyệt, ngoài một vài gợi ý sửa đổi...
Chúng tôi đã cắt một số tuyến truyện không cần thiết từ phiên bản 110
phút ban đầu cho phiên bản hiện tại 95 phút để làm phim có nhịp nhanh
hơn,” đạo diễn Mã nói với
Global Times vào ngày thứ sáu 30/3 trong một phỏng vấn qua điện thoại trước khi lệnh hoãn chiếu được công bố.
“Lý do chính khiến tôi làm
The Possessed
là muốn cảnh báo mọi người tránh xa các nghi lễ trừ tà ngu ngốc...
giống như câu chuyện trong phim cho thấy, người ta lẽ ra có thể dễ dàng
khỏe mạnh lên nếu đến bệnh viện lại bị chết vì tin tưởng vào những nghi
lễ như vậy,” đạo diễn Mã nói, thêm rằng phim được lấy cảm hứng từ các
chuỗi phim kinh dị
Paranormal Activity và
The Blair Witch Project của Mỹ.
Đạo diễn Mã Khải nói anh muốn làm The Possessed để cảnh báo mọi người tránh xa các nghi lễ trừ tà ngu ngốc
|
Đột ngột hoãn chiếuTin đồn bộ phim sẽ bị hoãn chiếu vì
“tính nhạy cảm của thể loại” bắt đầu lan truyền vào tối thứ sáu 30/3 sau
khi truyền thông Trung Quốc đưa tin các rạp chiếu phim
đã nhận được thông báo rằng bộ phim sẽ không trình chiếu vào ngày 4
tháng 4, một ngày trước Tiết Thanh minh của Trung Quốc, tức ngày tảo mộ.
Global Times đã cố gắng liên lạc với đạo diễn Mã Khải về tin này, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Vào
thứ bảy 31/3, Hengye Pictures, một trong những hãng phim đứng sau bộ
phim, đã ra thông báo chính thức trên Sina Weibo rằng việc gỡ phim ra
khỏi lịch phát hành là “vì lý do kỹ thuật” và công ty quyết định “điều
chỉnh lại ngày phát hành” sau khi thảo luận với “các bên liên quan”.
Tình hình tương tự như việc trình chiếu bộ phim được bàn luận rất nhiều của đạo diễn Phùng Tiểu Cương,
Youth, hồi năm ngoái cũng đã bị hoãn chỉ vài ngày trước khi phát hành vào cuối tháng 9 năm 2017.
Không đưa ra lời giải thích cho việc hoãn chiếu, thông báo của nhà sản
xuất
Youth cho biết ngày phát hành của bộ phim sẽ được điều chỉnh lại
“sau khi thảo luận với Cục Điện ảnh và các bên liên quan.” Bộ phim sau
đó đã được chiếu tại các rạp ở Đại lục vào tháng 12 năm 2017.
Tuy nhiên, một số người trong ngành đã đưa ra giả thuyết rằng việc
The Possessed bị gỡ khỏi lịch chiếu đột ngột có thể không liên quan gì đến nội dung của bộ phim, mà liên quan đến cách phim được tiếp thị.
Trong
các sự kiện quảng bá cho bộ phim, người dẫn nhấn mạnh “những chuyện
kỳ lạ xảy ra” được cho là đã xảy ra trong quá trình quay phim. Mặc dù
điều này có thể thu hút sự chú ý của khán giả, nhưng lại làm cho bộ phim
có một bầu không khí mê tín hơn so với những gì được cho phép.
Bày tỏ cảm thông với các nhà làm phim, Dong Qun, một trong những biên kịch của
Chiến lang 2,
đã viết trên Sina Weibo rằng “xét môi trường điện ảnh và truyền hình
hiện tại của Trung Quốc thì việc tạo ra bầu không khí mê tín dị đoan
trong quá trình tiếp thị cho bộ phim chống mê tín dị đoan này là một
hành động tự sát.”
Cảnh trong phim Youth của đạo diễn Phùng Tiểu Cương. Bộ phim cũng từng đột ngột bị hoãn chiếu ngay trước ngày phát hành đã được duyệt
|
Thị trường ngáchVào ngày 31/3, một số người hâm mộ bày tỏ
sự thất vọng bằng cách đăng ảnh chụp màn hình thông báo hoàn tiền từ
các rạp chiếu trên mạng xã hội, nhưng khẳng định họ sẵn lòng chờ đợi bộ
phim.
Một phần do những hạn chế chính thức xung quanh thể loại
kinh dị ảnh hưởng đến việc sản xuất, số lượng phim kinh dị Trung Quốc
được sản xuất ở Đại lục trong thập kỷ qua đã tăng khá chậm so với các
thể loại hành động, kỳ ảo và hài.
Theo dữ liệu của Douban, khoảng
58 trên 105 tựa phim kinh dị trong nước ban đầu được lên kế hoạch phát
hành trong năm 2017 đã đến được rạp chiếu.
Những phim may mắn đã
được cấp phép trình chiếu thì hoặc thu được doanh thu phòng vé nghèo nàn
hoặc bị người xem phim chỉ trích vì những sự kiện “siêu nhiên” được
giải thích tệ hại. Phần lớn các phim này có điểm 4.5/10 hoặc thấp hơn
trên Douban.
The House That Never Dies là một trong rất ít phim kinh dị được phát hành ở Đại lục
|
Ví dụ, bộ phim
The House That Never Dies năm 2014 thu về 412
triệu nhân dân tệ (65,7 triệu đôla) trở thành phim có doanh thu cao nhất
của thể loại này trong thập kỷ qua, nhưng chỉ đạt điểm thấp hết cỡ là
3.8/10 trên hạ tầng Douban.
“Trong số các thể loại phim ở Trung Quốc
Đại lục, phim kinh dị là thể loại bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hệ thống
duyệt phim,” nhà phê bình điện ảnh Trung Quốc Zhang Xiaobei viết trên hạ
tầng Zhihu.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times