Đối với Jiang Yueling, một sinh viên năm hai chuyên ngành văn chương Đại
học Sư phạm Bắc Kinh, bộ phim truyền hình được yêu thích A Little Reunion / Tiểu hoan hỉ gợi nhớ giai đoạn căng thẳng trong cuộc đời chuẩn bị cho cao khảo, tức kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia.
Một trong những nhân vật yêu thích của cô là một bà mẹ đơn thân, do nữ
diễn viên Đào Hồng thủ vai, người mà theo quan điểm của cô là đã nỗ lực
hết mình để cung cấp “môi trường và vật chất tốt nhất”, để chuẩn bị cho
cô con gái tuổi teen trong kỳ thi cạnh tranh cao.
Học sinh trung học trong kỳ thi căng thẳng và học hành chuẩn bị cho
kỳ thi lớn đầu tiên của đời mình, thi vào đại học, trong phim bộ truyền
hình thành công A Little Reunion / Tiểu hoan hỉ
|
Những việc như vậy bao gồm ép con gái ăn hải sâm sống vào bữa sáng mỗi
ngày, vì cô tin rằng nó sẽ tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện trí nhớ.
Cô
cũng can thiệp vào sở thích của con gái, từ chối bật đèn xanh cho những
người mà cô cho là lãng phí thời gian. Chẳng hạn, cô cấm con gái mình,
cô bé đam mê thiên văn học, làm hướng dẫn viên tình nguyện trong Đài
thiên văn Bắc Kinh vì cho rằng địa điểm này quá xa nhà họ, việc đi lại
sẽ chiếm quá nhiều thời gian của con gái, thời gian đó dành vào việc
chuẩn bị cho kỳ thi lớn thì tốt hơn.
Mặc dù một số cảnh trong
phim có vẻ hơi quá kịch tính và cường điệu, khán giả Jiang nói cô có thể
thấy sự giống nhau giữa mẹ mình và nhân vật, và rất nhiều cảnh trong bộ
phim truyền hình này đã cộng hưởng mạnh mẽ với cô.
Trong bốn
thập kỷ qua, kể từ khi Trung Quốc tổ chức lại cao khảo vào năm 1977, kỳ
thi quốc gia là tiêu chí đơn nhất để tuyển sinh đại học, lôi kéo các thế
hệ trẻ vào cuộc đua căng thẳng có thể làm nên hoặc phá hủy tương lai của
họ.
Tiểu hoan hỉ một lần nữa tập trung máy ảnh vào một số vấn đề quan tâm nhất trong ngành giáo dục Trung Quốc
|
Không có gì ngạc nhiên khi
Tiểu hoan hỉ, phim bộ dài 49 tập,
tập trung vào cao khảo, trở thành một trong những phim truyền hình có
tỷ suất người xem cao nhất trong năm nay, đánh trúng tâm tình của vô số
người xem.
Mới kết thúc lượt chiếu đầu tiên trên truyền hình, bộ
phim, vẫn đang có sẵn trên mạng, đạt 8.4/10 trên trang web đánh giá
Douban.
“Hầu hết các cốt truyện rất gần với đời thực. Cao khảo
như một trận chiến mệt mỏi trong thực tế,” nhận xét của một người dùng
internet thu được hơn 3.000 lượt thích trên Douban.
Sức hấp dẫn
của bộ phim thậm chí đã mở rộng ra nước ngoài.
Tiểu hoan hỉ đã được phân phối
đến khoảng 170 quốc gia và khu vực, bao gồm cả Hoa Kỳ và Canada, theo
các nhà sản xuất.
Tiểu hoan hỉ là phỏng tiếp theo loạt phim đình đám năm 2015,
A Love for Separation / Tiểu biệt ly,
một cái nhìn toàn cảnh về sự bùng nổ học sinh trung học cơ sở Trung
Quốc đi du học nước ngoài. Giống như loạt phim đình đám đó,
Tiểu hoan hỉ một lần nữa tập trung máy ảnh vào một số vấn đề quan tâm nhất trong ngành giáo dục Trung Quốc.
Cặp vợ chồng tư duy mở có một đứa con trai nghịch ngợm và một cháu trai rất kỷ luật
|
Bên cạnh Đào Hồng, bộ phim do Uông Tuấn làm đạo diễn còn có sự tham gia của các diễn viên Hoàng Lỗi, Hải Thanh, Tiêu Thể Di, Dương Đông Hưng và Vịnh Mai.
Lấy
bối cảnh ở Bắc Kinh, câu chuyện kể về năm cuối cùng chuẩn bị cao khảo
của ba gia đình – một cặp vợ chồng tư duy mở có một đứa con trai nghịch
ngợm và một cháu trai rất kỷ luật (đến sống cùng gia đình sau cái chết
của mẹ), một cặp vợ chồng ly dị đoàn tụ vì con gái của họ bị trầm cảm,
và một quan chức chính phủ và vợ có cậu con trai nổi loạn mơ ước trở
thành tay đua xe.
Các vấn đề gia đình tầm thường và đủ thứ
kịch tính liên quan đến việc chuẩn bị cho kỳ thi còn bị ảnh hưởng bởi
các vấn đề xã hội khác, bao gồm sa thải bất công, khủng hoảng tuổi trung niên
và, trong một trường hợp, có đứa con thứ hai.
Bộ phim truyền
hình kích thích suy nghĩ này cũng đã khuấy động cuộc thảo luận về giáo
dục và nuôi dạy con cái giữa một số chuyên gia và học giả.
“Bộ
phim đã khiến chúng tôi xem xét lại chìa khóa đối với việc nuôi dạy con
cái: làm thế nào để tôn trọng con cái,” Wang Weiguo, giáo sư của
Đại học Truyền thông Trung Quốc, nói.
Cặp vợ chồng ly dị đoàn tụ vì con gái bị trầm cảm của họ
|
“Cách tốt nhất là nói chuyện thường xuyên hơn với con bạn, thay vì đưa ra quyết định cho chúng.
“Tôi
thường nghĩ rằng các tổ chức giáo dục nên đánh giá sinh viên bằng thành
tích tổng thể, chứ không chỉ dựa trên kết quả,” giáo sư Wang nói thêm,
chỉ ra rằng nỗi lo cao khảo đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác, và không nghi ngờ gì nữa sẽ tiếp tục như vậy.
“Nhưng tôi tin rằng hầu hết các gia đình hy vọng điều gì đó sẽ thay đổi.”
Tuy nhiên, Li Zhun, chủ tịch danh dự của Hiệp hội phê bình văn học và nghệ thuật Trung Quốc, có quan điểm lạc quan hơn.
Phát
biểu từ quan điểm rằng các nhân vật chính tuổi teen, những người có ý
tưởng mâu thuẫn với cha mẹ, cuối cùng cũng có may mắn khi được phép theo
đuổi ước mơ của mình, Li nói rằng nó phản ánh một “Trung Quốc đã thay
đổi rất nhiều.”
“Rất nhiều học sinh tốt nghiệp trung học, đặc
biệt là những người ở các thành phố lớn, không còn coi cao khảo là cách
duy nhất để đảm bảo một tương lai đầy hứa hẹn,” Li nói.
Cậu con trai nổi loạn của gia đình quan chức mơ ước trở thành một tay đua xe
|
Ví dụ, Li cho biết thêm, nhiều bạn trẻ đang chọn tìm kiếm giáo dục tiên
tiến ở nước ngoài, trong khi những người không đủ khả năng chỉ học ở một
trường đại học có sẵn, tham gia lực lượng lao động để có kinh nghiệm
sau khi tốt nghiệp, và sau đó nắm bắt các cơ hội khác để bắt tay vào
nghiên cứu xa hơn.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn