Trung Quốc có thể có số giờ chiếu phim truyền hình nhiều nhất trên thế giới, với trung bình 35 tập phim mỗi ngày, nhưng các bộ phim truyền hình lại không thể giúp nền kinh tế đang tăng trưởng toàn cầu này chinh phục thế giới.
Doanh thu ở hải ngoại đã tăng gấp ba lần từ năm 2005 đến năm rồi, đạt 113 triệu nhân dân tệ, nhưng sức tiêu thụ của phim truyền hình Trung Quốc vẫn thua kém không chỉ phim Mỹ mà còn cả phim Hàn Quốc.
Năm ngoái, phim truyền hình Trung Quốc xuất khẩu chỉ được 20 triệu USD; ngược lại, doanh thu hải ngoại của Hàn Quốc đã chạm mức 71,5 triệu USD vào năm 2004.
Hào hứng gia tăng tầm ảnh hưởng toàn cầu của mình, Bắc Kinh đã phác thảo một kế hoạch đầy tham vọng để phát triển nền công nghiệp văn hóa tại một cuộc họp cấp cao hồi đầu tháng 10.
Nhưng việc thiếu tính độc đáo đã cản trở những nỗ lực của Trung Quốc nhằm sử dụng phương tiện truyền bá này để đưa sức mạnh mềm của mình ra nước ngoài, các quan sát viên cho biết.
Ví dụ, năm nay Trung Quốc có bản phim truyền hình phỏng từ những tiểu thuyết kinh điển như Hồng lâu mộng và Tam quốc diễn nghĩa, cả hai phim đều tạo nên những lời bình luận khác nhau.
“Điều này cho thấy việc thiếu nguyên liệu và khan hiếm kịch bản hay. Vì thế họ cứ tiếp tục làm lại các tác phẩm kinh điển,” theo lời chuyên gia truyền thông Minh An Tường của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Tân Hồng lâu mộng - Bản phim truyền hình chuyển thể mới nhất
phỏng từ tiểu thuyết kinh điển cùng tên
Các đài truyền hình quay lại với các tác phẩm kinh điển vì những câu chuyện được yêu thích này đã có sẵn một lượng khán giả hâm mộ ở nước nhà cũng như ở hải ngoại. Những bản phim chuyển thể từ các tiểu thuyết kinh điển như Tây du ký của đài truyền hình uy tín hàng đầu CCTV trong những năm 1980 và 1990 đã tấn công vào nhiều thị trường, đặc biệt là Hồng Kông, Đài Loan và Đông Nam Á, là những nơi khán giả đã quen thuộc với văn hóa Trung Quốc.
Những ngày này, Trung Quốc vẫn xuất khẩu chủ yếu là phim truyền hình lịch sử hay võ thuật, mặc dù những bộ phim có bối cảnh hiện đại đang trở nên phổ biến đáng kể hơn, trích lời tổng giám đốc Trình Xuân Lợi của tập đoàn Truyền hình Quốc tế Trung Quốc, đơn vị có 80% chương trình truyền hình Trung Quốc được bán ra nước ngoài.
Bà lưu ý, Trung Quốc có một ngưỡng cửa trong các phim lịch sử, với một loạt các địa điểm quay phim và sự thấu hiểu lịch sử Trung Hoa.
“Những bộ phim này có thể thiếu tính giải trí so với các chương trình khác, nhưng đó là thương hiệu của chúng tôi,” bà nói.
Tây du ký của CCTV những năm 1980 từng thành công ở thị trường hải ngoại
Nếu phim truyền hình Trung Quốc không được xem là để giải trí, thì có lẽ có liên quan đến việc các công cụ tuyên truyền truyền thống như thế nào, và sự thật là công tác kiểm duyệt vẫn thắng thế.
Năm ngoái, Narrow Dwellings - một bộ phim truyền hình gây tiếng vang với khán giả Trung Quốc vì đã phản ánh những vấn đề trong cuộc sống như giá đất tăng, tham nhũng và ngoại tình - đã phải sửa lại phần hội thoại sau khi các nhà chức trách đặt vấn đề.
Nói chung, Trung Quốc còn một chặng đường dài phải đi trước khi trở thành nhà xuất khẩu phim truyền hình hàng đầu, một phần vì nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vẫn tập trung hơn vào thị trường trong nước, theo lời cựu diễn viên MediaCorp hiện đang sống ở Bắc Kinh, Thuần Ư San San.
“Các ông chủ tôi từng gặp đã cố gắng tiến ra nước ngoài nhưng lại nhanh chóng bỏ cuộc. Họ hỏi: ‘Tại sao phải nỗ lực nhiều chỉ để tiếp cận một hay hai thị trường hải ngoại? Sao không chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc?’”
Doanh thu trong nước của phim truyền Trung Quốc hình chiếm khoảng 2,1 tỉ nhân dân tệ hồi năm ngoái, với doanh thu nước ngoài chỉ chiếm khoảng 5%, theo con số từ Cục quản lý Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
Bộ phim rất được yêu thích ở Trung Quốc năm 2009 - Narrow Dwellings
Một vấn đề khác là khoảng cách giữa những gì khán giả trong nước và khán giả nước ngoài yêu thích, Thuần Ư San San cho biết. Ông viện dẫn lại Infiltration (tạm dịch: Thâm nhập), một bộ phim truyền hình rất được yêu thích về một điệp viên của Đảng cộng sản Trung Quốc đã len lỏi vào hàng ngũ đối thủ Quốc dân đảng.
Khán giả nước ngoài có lẽ không thể hiểu được bộ phim vì họ không quen thuộc với hai đảng phái chính trị từng gây nên nội chiến để kiểm soát Trung Quốc này, ông nói.
Ví dụ, ở Singapore, những phim đấu kiếm và phim lịch sử như Thần điêu đại hiệp hay Bao Thanh thiên vẫn là thể loại phim truyền hình Trung Quốc chủ yếu được MediaCorp chiếu, trích lời phó chủ tịch ban biên soạn và điều hành kênh Channel 8 và Channel U.
Nhiều người bác bỏ những khoảng cách văn hóa, và nói rằng vấn đề chính của các bộ phim truyền hình Trung Quốc là thiếu chất lượng.
“Cốt truyện của phim truyền hình Trung Quốc đầy lỗ hổng. Ngược lại, phim Mỹ luôn có những giá trị vững chắc," một khán giả truyền hình 37 tuổi cho biết.
Dịch: © Trúc Phương @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The China Post