Lấy bối cảnh triều đại Joseon (1392-1910), phim miêu tả thế giới của
những kẻ săn nô lệ và nô lệ đào thoát. Có những người sinh ra đã làm
thân nô lệ và có những người chịu hình phạt làm kiếp nô lệ.
Trong
phim, một tay săn nô lệ có tên Dae Gil (Jang Hyeok) truy tìm một nô lệ
bỏ trốn tên là Song Tae-ha (Oh Ji Ho). Tae Ha trở thành nô lệ sau khi bị
kết tội oan. Dae Gil cũng đang tìm kiếm Eon Nyeon (Lee Dae Hae), một nữ
nô lệ mà anh đem lòng yêu thương.
Từ trên xuống dưới: Dae Gil (Jang Hyeok), Eon Nyeon (Lee Dae Hae) và Song Tae Ha (Oh Ji Ho)
Qua 24 tập phim, nhiều khán giả thắc mắc đâu là sự thật lịch sử, đâu là hư cấu về thời kỳ nô lệ này.
Viện
nghiên cứu Hàn Quốc (Academy of Korean Studies - AKS) đã mở trang web
cung cấp các phân tích sự kiện lịch sử liên quan đến những thắc mắc này.
Những kẻ săn nô lệ có thật không?Vào
thế kỷ 18, số nô lệ đào thoát tăng dữ dội, mặc dù điều kiện kinh tế của
họ có được cải thiện đôi chút nhờ sự phát triển của nông nghiệp và
thương mại.
Để ngăn chặn việc bỏ trốn, chính quyền đề ra một biện
pháp mà rốt cuộc đã không thành công. Hậu quả là, giới chủ nô tự tìm ra
giải pháp riêng.
Sokdaejeon (một phần bổ sung vào Bộ
luật Quốc gia) quy định rằng nhà nước trừng phạt việc truy bắt nô lệ
trái pháp luật nhằm giảm thiểu những hành vi độc ác của giới quý tộc và
những kẻ săn nô lệ. Nhưng hầu hết đều coi thường luật pháp.
Trong
phim, Dae Gil và những kẻ săn nô lệ khác truy lùng Tae Ha để kiếm tiền
thưởng. Theo sử sách, những kẻ săn nô lệ cũng được trả những khoản tiền
thưởng như thế. Theo
Chuangeupgukan, quyển sách ghi chép các tội án, những người săn nô lệ có thể kiếm tiền nhưng bị xem là "của cải phi nghĩa".
Viện nghiên cứu Hàn Quốc cho biết thường giới chủ nô sẽ ra lệnh cho các nô lệ khác đi bắt những người bỏ trốn.
Những nô lệ bỏ trốn có bị thích chữ không?Một trong những điểm dễ nhận thấy trong phim là các nô lệ bị thích chữ lên trán hoặc lên ngực để nhận diện.
Một ghi chép lịch sử về bạo chúa Yeonsan đã ra lệnh thích chữ lên những nô lệ bỏ trốn năm 1506.
Tuy nhiên, vì việc thích chữ bị xem là một hình phạt tàn bạo nên chưa bao giờ được tiến hành và đã bị hủy bỏ vào năm 1740.
Thay vì thế, nên lệ bị ghi sổ những vụ giao dịch nô lệ liên quan đến họ. Nô lệ bỏ trốn cũng bị ghi sổ.
Ai trở thành nô lệ?Bộ phim miêu tả rằng hơn nửa dân số là nạn nhân buộc phải làm nô lệ trong giai đoạn trị vì của Vua Injo đầu thế kỷ 17.
Dưới thời đại Joseon, hệ thống nô lệ là dựa theo dòng dõi, theo thứ bậc Khổng giáo khắt khe.
Theo
luật pháp, nếu cha mẹ là nô lệ thì con cái cũng là nô lệ. Nếu một chủ
nô có nô lệ nữ thì con cái của người này cũng chịu kiếp đó. Do đó việc
chiếm hữu nô lệ là cách tốt nhất để gia tăng tài sản của chủ nô.
Người
phạm trọng tội trở thành nô lệ do luật pháp trừng phạt. Trong phim, Tae
Ha thoạt đầu là tướng lĩnh cao cấp mà trở thành nô lệ sau khi bị buộc
tội mưu đồ chính trị.
Oh Ji Ho vào vai Tae Ha trong phim
Theo AKS, các tài liệu lịch sử như
Daejeonhoetong (tức Trích yếu Bộ luật Quốc gia) chứng tỏ quả là có những vụ án như vậy dưới thời Joseon.
Có
người tình nguyện làm nô lệ vì nghèo khó. Tài liệu lịch sử ghi nhận có
một người vợ trở thành nô lệ vào cuối thế kỷ 18 để lo cho chồng và có
tiền làm đám ma cho cha chồng. Những trường hợp như thế không hiếm bất
chấp việc một khi đã trở thành nô lệ thì giai cấp xã hội này của họ sẽ
truyền lại cho con cái.
Đôi khi, do nghèo khổ, cha mẹ đã bán con
làm nô lệ cho các gia đình quý tộc. Hoàn cảnh đó cho giới quý tộc cơ hội
mua nô lệ giá rẻ.
Nô lệ có thay đổi số phận của họ được không?Trong
phim, Keun Nom và Eon Nyeon bỏ trốn sau khi lấy trộm rồi phóng hỏa đốt
nhà Dae Gil. Hai người thành công trong việc bắt đầu cuộc sống mới, che
giấu thân phận ban đầu của họ.
Yeongjo Sillok (
Biên niên sử về Vua Yeongjo) ghi rằng có một nhân vật tên là Eom Taek Ju sinh ra là nô lệ nhưng bỏ trốn và đỗ kỳ thi quốc gia lên làm quan trong triều.
Sau
khi chân tướng bị bại lộ, Vua Yeongjo ra lệnh trừng phạt nghiêm khắc và
đày Eom Taek Ju biệt xứ đến đảo Heuksan, tại đây ông trở lại làm nô lệ.
Sau
khi đi đày, ông đào tẩu khỏi đảo về lại Seoul và dán cáo thị chỉ trích
nhà vua, một hành động bị xem là tội mưu phản vào thời đó. Ông bị bắt và
bị xử tử.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi