Tin tức

Thảm họa diệt vong trên màn bạc

14/12/2011

Việc thế giới cứ lụi tàn hết lần này qua lần khác trên màn ảnh rộng có nghĩa là gì?

Các bộ phim luôn bị ám ảnh với những hiện tượng thế giới diệt vong, lụi tàn, từ những cuộc hủy diệt hạt nhân đến thây ma xâm nhập đến người ngoài hành tinh đổ bộ, nhưng quy mô và số lượng phim thế giới diệt vong của năm nay cũng đủ để bạn phải bắt đầu đi mua đồ hộp dự trữ.

Trong năm 2011, có ít nhất hai bộ phim khác kết thúc với sự lụi tàn của thế giới, một bộ phim nói về sự suy tàn của xã hội con người, hai bộ phim khác dự đoán về một nền văn minh sẽ phải rất may mắn nếu tồn tại được lâu nữa. Chúng ta không nên quá tin tưởng những hình ảnh diệt vong này. Phim hài châm biếm Kaboom của Gregg Araki kể về một thế giới hậu khải huyền mà những nhiệm vụ của nam giới và nữ giới được đảo ngược. Melancholia của Lars von Trier nhìn thế giới theo diện rộng hơn, kể về một hành tinh sắp đâm vào Trái đất, và đe dọa chúng ta sẽ phải hòa hợp với người trên hành tinh này nếu không sẽ chết.

Những bộ phim cho phép chúng ta sống sót sau sự khải huyền thì lại còn đáng sợ hơn. Contagion xuất hiện như một bộ phim thảm họa cổ điển, với một lượng diễn viên hùng hậu. Bộ phim ly kỳ của Steven Soderbergh kể về một thế giới nơi hàng triệu người phải chết chỉ trong vòng vài tuần. Bộ phim mang nặng những tư tưởng mới nhất về sự hoành hành của vi-rút và toàn cầu hóa.

Điều đáng chú ý là Người phát bệnh (Gwyneth Paltrow đóng) làm việc cho một công ty đa quốc gia và bay từ Hồng Kông đến Minneapolis qua Chicago, lây bệnh cho hàng trăm người đang phân tán đến từng ngõ ngách của thế giới. Sự xuất phát của con vi-rút thật ngẫu nhiên (“Ở đâu đó trên thế giới một con lợn xấu số gặp một con dơi xấu số khác.”) nhưng chế độ tư bản cũng giúp phân tán vi-rút này. Con người thường ho vào tiền trước khi trao nó cho người khác.

Một cảnh trong phim Take Shelter

Liệu các công ty dược khổng lồ có cứu được thế giới? Không, người cứu thế giới là một nữ nhân viên chính phủ không làm theo lệnh cấp trên. Nhưng ít nhất những công ty dược lớn không tạo ra những con vi-rút làm chết người như trong The Rise of the Planet of the Apes. Trong phim đó khán giả buộc phải reo hò khi nhân vật phản diện tư bản bị nhiễm bệnh.

Trong những bộ phim của thập kỷ 1930, 1940, chúng ta thấy nhiều nhân vật phản diện đến từ Phố Wall. Và giờ đây, những nhân vật này lại đang xuất hiện một cách dày đặc và giờ có thêm nhiều vũ khí hủy hoại thế giới hơn. Margin Call của J. C. Chandor không hẳn là phim thảm họa nhưng lại có phong cách của một phim thuộc thể loại này. Phim kể về những linh tính của một nhân viên thấp hèn rằng một công ty đầu tư đa quốc gia sắp phải chịu một cơn bão tài chính lớn sau khi nhận những lời khuyên không khôn ngoan của những nhà phân tích.

Trong bộ phim này, công ty đó tự cứu lấy mình bằng cách gây ra sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đối mặt với việc phải chấp nhận lỗi lầm của mình hay lừa đảo và hủy hoại những nhà đầu tư, tất cả các nhân vật đều chọn biện pháp mang lại nhiều tiền hơn.

Contagion xuất hiện như bộ phim thảm họa cổ điển

Công ty này bán những gì mà lại có thể mang tới sự khủng hoảng kinh tế vậy? Tài sản của nó không có giá trị, gần như là ảo ảnh. Một nhân vật trong phim ví cơn bão tài chính này không phải như một cơn ác mộng, mà việc phải thức dậy từ một giấc mơ đẹp. Đó cũng là chủ đề của nhiều phim thảm họa 2011.

Chúng ta biết bong bóng nước mong manh chúng ta đang sống đang chực vỡ, rằng sự thịnh vượng giả tạo của chúng ta hoàn toàn không bền vững và đầy lỗ hổng. Dù những kẻ tham lam có thay đổi mục đích thế nào đi nữa, dù nhiệt độ thế giới không tăng cao, những tảng băng trôi không tan chảy, và lượng dầu vẫn không ít đi chăng nữa, chúng ta vẫn bị ám ảnh bởi những câu hỏi, “nếu như”. Cũng có lẽ vì thế mà chúng ta đi xem những bộ phim thảm họa này, để hình dung tương lai có thể sẽ như thế nào.

Sự lụi tàn của thế giới còn chưa bắt đầu.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York Magazine


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi