Tin tức

Thế hệ làm phim hoạt hình mới của Trung Quốc

25/04/2017

Với việc có một phim hoạt hình Trung Quốc tranh giải thưởng hàng đầu tại Liên hoan phim Berlin năm nay, hoạt hình Trung Quốc đang chứng kiến sự hồi sinh sau nhiều năm khó khăn đáng quên.

Lần cuối cùng một phim hoạt hình Trung Quốc lên tít tin tức quốc tế, là vì một lý do tệ nhất có thể.

Cảnh trong phim Have a Nice Day của đạo diễn Lưu Kiện

Tháng 4 năm 2016, The Autobots – một phim được cho là tạo cảm hứng từ những những chiếc xe vui tính biết nói – bị chỉ trích thẳng thừng ở Trung Quốc lẫn nước ngoài vì sao chép phim Cars đình đám của Disney-Pixar. Khi hãng phim Mỹ thắng kiện công ty sản xuất phim Trung Quốc vào tháng 12, đạo diễn kiêm nhà sản xuất The Autobots Trác Kiến Vinh khăng khăng mình đúng và cáo buộc những người chê bai là một chiến dịch bôi nhọ.

Phim tẻ ngắt, giống bản phim tương ứng của Mỹ một cách lạ lùng, và thái độ bất chấp tất cả của đạo diễn không có ích gì cho tiếng tăm của ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc, một lĩnh vực đã bị thống trị bởi những phim sao chép Hollywood hoặc những phim trẻ con giản đơn, như Pleasant Goat and Big Bad Wolf.

Dù vậy, tình hình có thể sẽ thay đổi. Liên hoan phim quốc tế Berlin vừa rồi đã trình chiếu phim hoạt hình thứ hai của Lưu Kiện. Với phong cách thực tế, khung cảnh ảm đạm và nhân vật gai góc, Have A Nice Day là một phim hài 'noir' trong đó một thanh niên cố gắng lẩn tránh những kẻ xấu hung bạo được phái đến lấy số tiền mà hắn đã lấy cắp từ người chủ bẩn thỉu.

Cảnh trong phim Piercing I, tác phẩm hoạt hình đầu tay của Lưu Kiện năm 2010

Tit phim có tính mỉa mai Have A Nice Day là phần tiếp theo Piercing I của Lưu Kiện, tác phẩm đầu tay năm 2010 của anh trong đó một công nhân nhà máy mới bị mất việc xung đột với một nhân viên bảo vệ siêu thị hung bạo và sĩ quan cảnh sát đáng ghét.

Cả hai phim rõ ràng hướng đến khán giả trưởng thành – hoàn toàn khác với những phim hoạt hình Trung Quốc hầu như dành cho thiếu nhi ở rạp ngày nay.

Mặc dù đã có buổi chiếu trước ở Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy ở Pháp và thắng giải phim hoạt hình hay nhất ở hạng mục Giải thưởng châu Á (Asian Screen Awards), Piercing I đã không được khán giả ở Trung Quốc hoặc nước ngoài nhớ đến. Have A Nice Day cũng chịu cùng số phận, dù thành tích cao ở Liên hoan phim Berlin, nơi mà phim của Lưu Kiện cạnh tranh giải thưởng hàng đầu.

Phim hoạt hình The Monkey King của anh em họ Vạn thập niên 1960

Có lẽ là đúng khi một họa sĩ vẽ cảnh (Lưu Kiện tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Nam Kinh) khôi phục lại một thể loại từng nổi tiếng ở Trung Quốc vì chất nghệ thuật tuyệt vời.

Phim hoạt hình Trung Quốc dài đầu tiên xuất hiện năm 1941. Dựa theo một phần của tiểu thuyết Tây du ký, Thiết Phiến công chúa – do anh em Vạn Lại Minh và Vạn Cổ Thiềm đi tiên phong – được xem là phim hoạt hình dài không phải Hollywood đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc, và được xem là người tiếp bước của bậc thầy hoạt hình Nhật Bản Osamu Tezuka.

Là người đứng đầu hãng phim hoạt hình Thượng Hải thành lập năm 1957, bộ phim có tính bước ngoặt của của anh em nhà họ Vạn là The Monkey King, một phim được sản xuất từ năm 1960 đến 1964. Hãng phim cũng phát triển những phim sử dụng kỹ thuật cắt giấy và vẽ mực tiên tiến hợp với kỹ thuật cách tân xuất phát từ Liên Xô và Tiệp Khắc lúc bấy giờ.

Monkey King: Hero Is Back

Hãng phim ngưng làm phim hoạt hình trong suốt thời gian Cách mạng Văn hóa kéo dài cả thập kỷ bắt đầu từ năm 1966. Khi Trung Quốc mở cửa thị trường giải trí cho nền văn hóa đại chúng của phương Tây sau đó, dấy nên cuộc tấn công ồ ạt của phim hoạt hình Hollywood, không thể phục hưng hoàn toàn việc sản xuất phim hoạt hình trong nước – và đó vẫn là vấn đề hiện nay: khán giả Trung Quốc chứng kiến sự nổi tiếng của những phim như Kung Fu Panda, ShrekZootopia.

Song, khi khán giả Trung Quốc bắt đầu chấp nhận phim nội địa, sự tiến triển của phim hoạt hình Trung Quốc cũng khởi sắc. Phát hành vào tháng 7 năm 2015, Monkey King: Hero Is Back một sự tái dựng lại câu chuyện cũ về chú khỉ thần thông dường như hiện hữu khắp nơi, trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao nhất từ trước đến nay ở Trung Quốc, vượt mặt Kung Fu Panda 2, mặc dù có kinh phí khá khiêm tốn 60 triệu nhân dân tệ (tương đương 68 triệu đôla Hồng Kông, 8,7 triệu đôla Mỹ). Doanh thu phòng vé 956 triệu nhân dân tệ của phim này cuối cùng bị Kung Fu Panda 3 vượt qua năm 2016.


Cơn khát phim hoạt hình ở đất nước này, được thể hiện bằng màn trình diễn gây ngạc nhiên của phần cuối trong loạt phim nhiều phần có kết nối với truyền hình Boonue Bears qua dịp Tết Nguyên đán. Mặc dù khởi chiếu cùng ngày với những phim mới của Châu Tinh Trì, Thành Long, Han Han và Vương Bảo Cường, Boonie Bears: Entangled Worlds – phần phim thứ tư trong loạt phim – mang về 430,3 triệu nhân dân tệ tiền vé.

Song có nhiều sự phát triển hoạt hình ở Trung Quốc hơn là chỉ riêng những phim bom tấn đình đám. Và đó là khi nhà làm phim 32 tuổi Lôi Lôi và dự án sắp tới của anh Ningdu xuất hiện. Đây là một phim hoạt hình tĩnh vật (stop-motion) mà những nhân vật bằng đất sét thể hiện câu chuyện về sự đấu tranh của một gia đình với cái chết và sự bức hại trong cuộc Đại Nhảy Vọt rồi đến Cách mạng Văn hóa trong bài viết của tạp chí tuyên truyền Trung Quốc những năm 1950 và 1960. Lôi Lôi đã giới thiệu dự án ở chương trình liên hoan phim, trạm dừng gần đây nhất của anh là sự kiện Cinemart của Liên hoan phim quốc tế Rotterdam.

Cảnh trong phim Ningdu của đạo diễn Lôi Lôi

Câu chuyện của Ningdu gợi đến The Missing Picture, phim được đề cử Oscar của Rithy Panh về việc giết hại gia đình ông ở Campuchia dưới thời Khmer Đỏ.

Nghịch lý thay, sự gan góc và ảm đạm của Have A Nice DayNingdu là dấu hiệu của một tương lai tươi sáng, tiến bộ cho phim hoạt hình ở Trung Quốc – nếu bộ phận kiểm duyệt và khán giả đủ mở lòng chấp nhận.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post