Tin tức

Trận chiến Midway: Bộ phim Thế chiến II của Roland Emmerich chính xác đến mức nào

14/11/2019

Có vẻ những anh hùng người Mỹ trong Thế chiến II này quá được tôn sùng đến mức không thật, được miêu tả bởi các diễn viên như Nick Jonas, Darren Criss và Ed Skrein trong Midway.

Nhưng chiến công chói lọi của họ có vẻ thật trong trận đánh then chốt loại hải quân Nhật Bản ra khỏi vòng chiến sau sự kiện Trân Châu cảng, mặc dù đã bị đạo diễn Roland Emmerich Hollywood hóa trong phim.

“Bản thân trận đánh rất lẫy lừng, nếu ngụy tạo ra bất cứ điều gì tức là bạn thực sự làm tổn hại sự hy sinh của những người đàn ông này,” biên kịch Wes Tooke nói. “Không nhân vật nào bị đánh bại ở đây mà không thực sự có xảy ra cả.”

Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Samuel J. Cox, chỉ huy Bộ Tư lệnh Di sản và Lịch sử Hải quân và người liên lạc giữa Hải quân với bộ phim, nói rằng bộ phim này chính xác hơn Midway năm 1976 do Charlton Heston và Henry Fonda đóng vai chính. Cox đã cho cách kể chuyện hiện tại này ngón cái đi lên dứt khoát.

“Người là có thật, những gì họ đã làm là có thật. Bộ phim này ghi lại lòng can đảm và sự hy sinh và hiểm nguy của việc tham gia vào trận chiến,” Cox nói. “Nhưng đối với những ai biết về Trận Midway, có rất nhiều điều không hoàn toàn đúng.”

Sau đây là danh sách những điểm chính xác:

Bruno Gaido (Nick Jonas)

Bruno Gaido, do Nick Jonas thủ vai, thực sự đã sử dụng máy bay

Nick Jonas để ria mép và nói giọng Long Island, New York hóa thân Bruno Gaido ngoài đời thực, không cần phải cường điệu vai của anh trong việc dẫn tới Trận Midway. Khi một chiếc máy bay Nhật bị hư hỏng nặng tìm cách đâm xuống tàu sân bay Enterprise, Gaido chạy hết tốc lực trên boong, nhảy vào một máy bay ném bom đang đỗ, xoay khẩu súng máy cỡ nòng .30 và khai hỏa.

Súng nã đạn không ngừng khiến phi công Nhật Bản mất kiểm soát, hướng máy bay ra khỏi một cú đâm trực tiếp. Thảm họa kề cận đến nỗi cánh máy bay Nhật quạt trúng vào máy bay đang đỗ của Gaido, chém đứt đuôi máy bay một cách kịch tính — nhưng thế nào đó lại không làm bị thương tay súng anh hùng đã một mình cứu tàu sân bay.

Chiếc máy bay Nhật bốc cháy rơi xuống nước ở mạn trái tàu sân bay.

“Đó là một trong những khoảnh khắc bạn có thể bảo, đúng là thần kỳ quá tay của Hollywood,” Cox nói. “Nhưng sự thật đúng là vậy.”

Phó Đô đốc William “Bull” Halsey (Dennis Quaid)

Biên kịch Tooke bổ sung: “Trong một thế giới đầy những phim siêu anh hùng, có một siêu anh hùng thực sự.”

Chứng kiến cảnh vô cùng ấn tượng đó, Phó Đô đốc William “Bull” Halsey (Dennis Quaid) đã thăng cấp Gaido ngay tại chỗ. Những chuyện không được hiển thị trên màn ảnh là: Gaido đã trốn sau khi bắn hạ máy bay, sợ sẽ gặp rắc rối vì rời bỏ vị trí chiến đấu của mình. “Người ta phải lùng kiếm và đưa anh ta đến trước mặt Halsey,” Cox nói.

Phi đội oanh tạc ngư lôi 6 (do Darren Criss chỉ huy trên phim) bay thẳng vào nguy hiểm

Đợt bay oanh tạc ngư lôi đầu tiên đã gặp nguy hiểm, và Phi đội oanh tạc ngư lôi 6 do phi công được thưởng huân chương Thiếu tá Eugene Lindsey (Darren Criss) chỉ huy là có thật, Cox nói. Chín trong số 14 máy bay của phi đội đã bị Nhật bắn hạ; 15 trong số 15 máy bay từ Phi đội oanh tạc ngư lôi 8 được ca ngợi đã bị bắn hạ.

Thiếu tá Eugene Lindsey (Darren Criss) chỉ huy Phi đội oanh tạc ngư lôi 6

“Họ lâm trận đầu tiên và người Nhật đã bắn hạ họ,” Cox nói, chỉ ra rằng các máy bay đang di chuyển chậm, tải nặng và phải ở gần mặt nước. “Bộ phim mô tả chính xác sự hy sinh của những chiếc máy bay phóng ngư lôi này, đã làm cho cuộc tấn công ném bom bổ nhào tiếp sau đó có thể xảy ra được.”

Khán giả thấy Thiếu tá Lindsey của Criss thả một quả ngư lôi, trượt mục tiêu, trước khi anh bị bắn hạ. “Ngư lôi của chúng ta trong khoảng thời gian đó của cuộc chiến khét tiếng là không đáng tin cậy. Và điều đó đã được miêu tả,” Cox nói.

Thiếu úy George Gay là phi công duy nhất từ Phi đội oanh tạc ngư lôi 8 30-người sống sót sau khi đương đầu với năm máy bay Nhật và bị bắn hạ rơi xuống nước (nhìn thấy trên phim). Trước khi được giải cứu sau 30 giờ trên biển, Gay đã chứng kiến các máy bay ném bom bổ nhào của Hoa Kỳ tàn phá các tàu sân bay Nhật Bản.

Dick Best (Ed Skrein, trái) và Clarence Dickinson (Luke Kleintank)

“Các tàu sân bay trong ngày hôm đó giống như một đám cháy mỏ dầu rất lớn,” sau này Gay nói. “Lửa phát ra từ phía trước và phía đuôi trông như đèn xì, cứ gầm lên lửa trắng và dầu bốc cháy.... Những ngọn lửa lớn màu đỏ cuồn cuộn phun ra làn khói đen này... và tôi đang ngâm mình trong nước biển la hét ‘Hoan hô, hoan hô!’”

Bạn không thể dựng lên câu chuyện có thật của phi công Dick Best

Cox hài lòng với sự khắc họa phi công hàng đầu Đại úy Dick Best (Ed Skrein), mặc dù có một số chỉnh sửa kịch bản liên quan đến tinh thần chiến đấu của anh và các động tác biểu diễn bay nguy hiểm. Ví dụ, Best thực hành đáp máy bay không cánh trên tàu sân bay là hư cấu kiểu “Top Gun”, Cox nói.

“Nếu anh ta thực sự làm vậy, anh ta sẽ bị cấm bay và bị tống cổ không được làm phi công hải quân,” Cox nói. “Có một số điều đúng, những điều khác là phóng đại.”

Những màn phi thường của Best trong trận chiến thì ấn tượng và chính xác. Giữa lúc hỗn chiến, hầu hết các máy bay ném bom bổ nhào đã nhắm vào tàu sân bay Kaga của Nhật Bản, đánh chìm nó. Nhưng cùng với hai máy bay ném bom bổ nhào khác Best đã đánh chìm thành công tàu sân bay Akagi, với quả bom chứng tỏ sự nguy hiểm của anh ta.

Đạo diễn Roland Emmerich đưa vào chuyện tình ngôi sao cho bộ phim Thế chiến II của ông, thể hiện phi công hải quân Dick Best (Ed Skrein) và vợ anh, Ann (Mandy Moore) ở trung tâm cảm xúc

“Nếu họ không tách ra để đánh tàu sân bay đó, cuối cùng đánh chìm nó, diễn biến của trận chiến sẽ rất khác,” Cox nói.

Mặc dù hỗn hợp oxy kém chất lượng đã làm phổi của anh tổn thương nghiêm trọng, Best trở lại bầu trời để giúp đánh chìm tàu sân bay Nhật Bản thứ hai vào ngày hôm đó, Hiryu, sống sót sau các cuộc tấn công vào buổi sáng. Những cảnh đầy kịch tính của màn đánh bom bổ nhào của Best giữa hỏa lực phòng không rất ấn tượng, Cox nói, nhưng trên thực tế, chỉ có một máy bay bị pháo phòng không bắn hạ; phi công máy bay chiến đấu Nhật Bản mới gây hại nhiều nhất.

Như đã thấy trên phim, Best, đã qua đời năm 2001, không bao giờ bay nữa vì tổn thương phổi từ các chuyến bay anh hùng của mình.

“Nếu tôi dựng lên câu chuyện này, sẽ là quá lố,” Tooke nói. “Không thể xảy ra. Nhưng nó đã xảy ra.”

Sĩ quan tình báo hải quân Edwin Layton (Patrick Wilson)

Những người phá mật mã là chìa khóa của cuộc tấn công

Cox đặc biệt thích thú khi thấy mô tả chính xác về những người giải mật mã của Mỹ, do Joseph Rochefort (Brennan Brown) và sĩ quan tình báo hải quân Edwin Layton (Patrick Wilson) lãnh đạo. Nhóm đã xác định thời gian và địa điểm cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản, thậm chí cả hướng ném bom, với độ chính xác tuyệt vời.

Theo Đô đốc Cox, Rochefort đúng là có mặc áo khoác rộng và đi dép mềm trong văn phòng lạnh lẽo của những người giải mã, chủ yếu là để giữ ấm.

“Ở chỗ của họ có một tấm bảng viết: ‘Không phải là người điên, nhưng điên sẽ có ích nếu bạn làm việc ở đây.’ Họ là một nhóm sĩ quan độc nhất vô nhị,” Cox nói.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: USA Today