“Chưa kết thúc đâu!” anh gầm gừ.
Áp phích phim
Đạo diễn Trần Đức Sâm, một người kỳ cựu có hơn 30 năm trong ngành công nghiệp phim ảnh, cười nhớ lại cảnh quay đó.
“Tôi
luôn muốn làm gì đó trên đường cao tốc,” Trần Đức Sâm nói qua Skype từ
Hồng Kông. “Tôi nói với Chân Tử Đan, ‘Như thể hai người đánh nhau trên
biển cả mênh mông, có đầy cá mập và cá voi, vì thế họ đang trong hoàn
cảnh cực kỳ nguy hiểm. Họ không chỉ muốn giết nhau, mà còn ở vào tình
thế nguy hiểm.’”
Trần Đức Sâm nổi lên kể từ khi ông còn là một
trợ lý biên kịch vào những năm 1980, thăng tiến trong điện ảnh Hồng Kông
cho đến khi trở thành đạo diễn những năm 1990 – ông nổi tiếng với phim
The Accidental Spy
(2001) có Thành Long đóng. Chân Tử Đan, 51 tuổi, cũng khởi nghiệp những
năm 1980 và là một ngôi sao võ thuật 20 năm qua. Vì thế không có gì
ngạc nhiên khi
Kung Fu Killer theo trường phái cổ điển.
Là diễn viên đóng thế kiểu xưa tài năng trong một phim hành động võ thuật.
Chân Tử Đan trong vai Hạ Hầu Vũ
Cốt truyện: Hạ Hầu Vũ (Chân Tử Đan), bậc thầy võ thuật, vào tù vì ngộ
sát một người. Song khi một kẻ giết người hàng loạt nhằm vào những bậc
thầy võ thuật khác ở Hồng Kông, anh thuyết phục thanh tra Lục Huyền Tâm
(Dương Thái Ni, nữ diễn viên kiêm ca sĩ là ngôi sao những năm 1990 và
đang trở lại) thả anh và hợp tác với đội của cô truy bắt hung thủ.
Đạo
diễn Trần nói ông có ý định làm một phim phong cách cũ để tỏ lòng kính
phục đến những diễn viên đóng thế Hồng Kông ông từng biết.
“Tôi
đã thấy rất nhiều diễn viên đóng thế bị thương, vì lúc đó, không có
nhiều cách bảo vệ họ,” ông nói. “Họ phải chiến đấu hết mình… Trong phim
hành động đầu tiên tôi làm đạo diễn (
Downtown Torpedoes năm
1997), một diễn viên đóng thế mất mạng trong một cảnh cháy nổ. Điều đó
khiến tôi suýt rời bỏ công việc phim ảnh. Tôi rất buồn.”
Trần Đức
Sâm, không có lỗi về vụ việc đó, nói rằng ông tìm đến tôn giáo để giúp
ông đương đầu điều này. Mặc dù đã làm nhiều loại phim khác nhau, kể cả
phim hành động, từ sau tai nạn đó (
Bodyguards and Assassins /
Thập nguyệt vi thành, năm 2009, đoạt giải Kim tượng Phim hay nhất), ông đặc biệt làm
Kung Fu Killer để tỏ lòng thành đối với công việc nguy hiểm nhất trong công nghiệp phim ảnh.
Cảnh trong phim
“Tôi tự nói với bản thân, mình phải làm một phim hành động như một món
quà cho những diễn viên đóng thế đó, như một sự tôn trọng cho 30 năm qua
trong công việc này,” đạo diễn Trần nói. “Đó là lý do vì sao gã sát thủ
không dùng súng hay dao; hắn dùng võ thuật.”
Chân Tử Đan, đóng trong
Hero /
Anh hùng của Trương Nghệ Mưu và loạt phim
Ip Man /
Diệp Vấn
nổi tiếng, giúp đạo diễn Trần, người bạn thân trong hai thập kỷ qua,
nhận ra mục tiêu của mình. Ban đầu Chân Tử Đan là một võ sư, sau đó lấn
sân sang diễn xuất, tạo một ấn tượng sâu đậm trong một cảnh đánh nhau
với Lý Liên Kiệt trong
Once Upon a Time in China II /
Hoàng Phi Hồng II (1992).
“Anh
là một biên đạo hành động xuất sắc nhất Hồng Kông,” đạo diễn Trần nói.
“Anh làm việc trong các phim Hollywood, và mang công nghệ mới đó về Hồng
Kông, và đưa vào pha mạo hiểm của mình.”
Vì thế có vẻ
Kung Fu Killer là một phim hành động được làm với sự yêu mến và cẩn trọng về chuyên môn.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: SFGate