Nhiều người không đến rạp xem phim, nhưng hãng phim Hoa Sư (China Lion)
đang hy vọng thay đổi điều đó. Xuất phẩm mới nhất của hãng phim này là
bộ phim đa thể loại Đao Kiến Tiếu (The Butcher, the Chef and the Swordsmen).
Trong nhiều năm, các phim Trung Quốc được chiếu tại Mỹ đều rơi vào hai
trường hợp riêng biệt, phần lớn cả hai đều nhờ sự ủng hộ của những khách
quen da trắng: phim võ thuật cho nam giới trẻ tuổi, như Anh Hùng (Hero) của Lý Liên Kiệt, hoặc những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá rất cao, như Bá Vương biệt Cơ (Farewell My Concubine ) của Trần Khải Ca. Chỉ rất hiếm mới có một phim chinh phục được cả hai đối tượng này, như Ngọa hổ tàng long (Crouching Tiger, Hidden Dragon) của đạo diễn Lý An.
Đao Kiến Tiếu,
một tác phẩm hành động hài Hoa ngữ tấn công màn bạc Hollywood cuối tuần
này, có một chút khác biệt – phim có những trận đấu kiếm đồng thời là
một đoạn phim ca nhạc, hoạt hình vẽ tay, những câu đùa hài hước, những
cảnh cười vỡ bụng, hình ảnh trắng đen, nhạc kịch, một trò chơi điện tử
và thậm chí một cảnh từ góc nhìn của một chiến binh bị chặt đầu. Nhà
phân phối phim, Hoa Sư, hy vọng hỗn hợp rất nhiều thể loại này sẽ hấp
dẫn một đối tượng khán giả mới đến rạp phim: những người yêu thích dòng
phim hợp tác Trung-Mỹ chủ đạo.
Masanobu Ando vai “Bếp trưởng” trong phim Đao Kiến Tiếu (Hãng phim Hoa Sư)
Có hơn 3,5 triệu người gốc Hoa sống ở Mỹ, theo dữ liệu năm 2007, và hơn
1,3 triệu cư trú ở Canada. Nhưng như các nhà phân phối phim phát hiện
ra, nhiều người hâm mộ phim Trung Quốc không đến rạp xem phim ở đây. Họ
đã quen xem phim trên các kênh truyền hình cáp, qua internet hay các DVD
lậu – đĩa lậu của những phim Trung Quốc mới nhất xuất hiện ở Mỹ chỉ
trong vòng ba ngày sau khi ra mắt ở quê nhà.
Cơ sở tại Los
Angeles của Hoa Sư và AMC Entertainment đã bắt đầu hợp tác vào mùa thu
năm 2010, và chương trình của họ không chỉ phản ánh sự toàn cầu hóa
trong ngành giải trí mà còn cho thấy sự tinh vi và thương mại hóa của
nền điện ảnh Trung Quốc. Tuy vậy, ba tác phẩm ra mắt đầu tiên của Hoa
Sư, chỉ thu được những khoản lợi nhuận khá khiêm tốn.
Đường Sơn đại địa chấn (Aftershock)
ra mắt tháng 10/2010, nói về trận động đất kinh hoàng năm 1976, là một
trong những phim có doanh thu cao nhất ở Đại lục nhưng chỉ mang về
61.000 USD ở riêng khu vực Bắc Mỹ. Tháng 12/2010, Phi thành vật nhiễu 2 (If You Are the One 2) thu được một con số đáng kể 427.000 USD, trong khi bản làm lại What Woman Want của Trung Quốc bán được khoảng 130.000 USD tiền vé hồi tháng 2/2011. Tất cả những tác phẩm này đều được chiếu ở 24 rạp phim.
Trong
khi các phim trên được phát hành ở các thành phố có cộng đồng người Hoa
đông đúc – San Francisco, Los Angeles, New York, Toronto, Seattle và
Vancouver, Canada – Đao Kiến Tiếu còn được chiếu ở các thị
trường khán giả tiềm năng, bao gồm Boston, Chicago và Miami. Tại Nam
California, AMC đã đặt chỗ cho phim có phụ đề ở các thành phố có đông
dân châu Á như Monterey Park và Arcadia, bên cạnh những nơi đa thành
phần dân cư như Santa Monica và Century City.
Robert J. Lenihan,
giám đốc chương trình của AMC, doanh nghiệp rạp chiếu phim lớn thứ hai
của nước này, với khoảng 6.000 màn hình chiếu, cho biết đối tác Hoa Sư
được sự quan tâm của AMC thúc đẩy trong “việc thử nghiệm và những hình
thức tác phẩm khác nhau.” Tập đoàn này gần đây đã bắt tay với
bloodydisgusting.com để phát hành những tác phẩm kinh dị, và thương hiệu
AMC Independent trưng bày những món ăn liên hoan phim. “Chúng tôi có
một quá trình thực hiện chiến lược phát hành theo mục tiêu này,” Lenihan
tiết lộ.
Milt Barlow, một nhà phân phối dày dạn từng là giám đốc
điều hành Village Roadshow của Australia, đang lãnh đạo Hoa Sư cùng
Giang Yến Minh, một nhà sản xuất kỳ cựu người Trung Quốc đã sáng lập
công ty kỹ xảo Technicolor Bắc Kinh. Barlow cho biết cần một thời gian
để đưa Hoa kiều trở lại rạp xem phim. Để hạn chế cơ hội mất đi những
khách quen tiềm năng về tay DVD lậu, Hoa Sư nhắm đến việc tung ra đề cử
hàng năm với khoảng 15 phim ở Bắc Mỹ cùng ngày họ công bố ở Trung Quốc.
“Trước
đây, cách duy nhất để khán giả Trung Quốc có thể xem những bộ phim này
là thông qua những DVD in lậu bất hợp pháp,” Barlow nói. Đường Sơn đại địa chấn
thu được hơn 100 triệu USD ở nước nhà, nhưng đến khi Hoa Sư có thể đưa
tác phẩm đến các rạp ở Mỹ vào ba tháng sau, những bản phim lậu đã hiện
diện miễn phí ở đây. “Phải mất khoảng hai năm để hình thành thị trường –
để cộng đồng người Hoa địa phương hiểu điều đó [việc đến rạp xem phim]
là một phần cuộc sống xã hội của họ,” Barlow nhận định.
Hoa Sư có
lợi thế từ việc mua chọn lọc. Khoảng 450 bộ phim được sản xuất ở Đại
lục năm 2009, một nửa trong số đó ra mắt tại các rạp chiếu ở đây, và chỉ
có một vài phim được các nhà phân phối phim thuộc hàng chuyên gia của
Mỹ như Sony Pictures Classics lựa chọn. Tuy nhiên, lợi nhuận ở hải ngoại
của các phim điện ảnh Trung Quốc đang tăng lên, nhờ có việc phát hành
tại Hồng Kông, Đài Loan và Đông Nam Á thúc đẩy – từ 418,5 triệu USD năm
2009 lên con số ước tính khoảng 612,8 triệu USD vào năm 2012, dựa trên
một cuộc nghiên cứu do Ent Group, một cơ quan nghiên cứu và cố vấn ngành
giải trí Trung Quốc, tiến hành.
Mặc dù có những chủ đề và đề tài
nhất định vẫn bị cơ quan kiểm duyệt chính phủ cấm đối với phim điện ảnh
Trung Quốc – đừng tìm kiếm nhiều tình dục hay chính trị đương thời –
chất lượng phim đang được cải thiện. Nhưng ngay cả khi các bộ phim đang
trở nên hay hơn, các tác phẩm Trung Quốc vẫn hiếm khi thoát được cái
bóng của các phim điện ảnh Mỹ. “Thị trường nội địa Trung Quốc rất lớn,
nhưng không phải là toàn cầu,” Giang Yến Minh bày tỏ quan điểm về yêu
cầu mang tính quốc tế của điện ảnh Trung Quốc. “Phim điện ảnh Hollywood
thống trị toàn thế giới. Nhưng hầu hết phim Trung Quốc lại chỉ được phân
phối trong nước.”
Đạo diễn Ô Nhĩ Thiện
Đao Kiến Tiếu được chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế Toronro
tháng 9/2010 và là phim truyện đầu tay của nhà làm phim Ô Nhĩ Thiện
(thật thú vị khi ông chỉ có một cái tên). Nhà là phim, họa sĩ kiêm đạo
diễn quảng cáo từng học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, gần đây đã ký
kết một thỏa thuận làm phim với Fox International Productions. Bộ phận
này của News Corp., công ty thực hiện những tác phẩm ngôn ngữ địa phương
ở nhiều nước bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, đã đồng tài trợ cho Đao Kiến Tiếu.
Được
chia thành ba chương, xuất phẩm hao tốn một triệu USD chủ yếu xoay
quanh một câu chuyện trả thù do một bếp trưởng sắp đặt chống lại một tên
bạo chúa gợi lên nhiều hơn một sự tương đồng ngẫu nhiên với Jabba the
Hutt của Star Wars. Bộ phim bị nhồi nhét đầy những công nghệ
làm phim khác nhau, và cho dù câu chuyện xảy ra hàng thế kỷ trước, vẫn
có vô số những chi tiết hiện đại.
Nhà sản xuất kiêm đạo diễn Mỹ Doug Liman, từng thực hiện Mr. and Mrs. Smith và The Bourne Identity, đã gặp Ô Nhĩ Thiện ở Bắc Kinh khi vị đạo diễn Trung Quốc đang biên tập Đao Kiến Tiếu.
(Họ được Sanford Panitch, chủ tịch Fox International, giới thiệu với
nhau.) Liman nhanh chóng ký hợp đồng làm nhà sản xuất quản lý tài chính
cho bộ phim đã hoàn tất được đánh dấu “Doug Liman Giới thiệu” – một điều
ông chưa từng làm trước đây.
“Đây là một người có tiếng nói
riêng của ông,” Liman nói về Ô Nhĩ Thiện. “Phong cách làm phim của ông
nêu bật lên rằng, 'Tôi là chính tôi!' Ông giống như một quả cầu năng
lượng sáng tạo.”
Mặc dù bộ phim rõ ràng hướng đến những khán giả nói tiếng Trung Quốc phổ thông, Liman hy vọng Đao Kiến Tiếu
có thể vươn tới một cộng đồng rộng hơn. “Tôi hồ như có một quan điểm
bảo thủ về việc một phim Trung Quốc có thể như thế nào,” Liman thổ lộ.
“Nhưng chỉ một mình ông ấy đã thay đổi thái độ của tôi.”
Dịch: © Trúc Linh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times