Tin tức

Vì sao chúng ta có hai bộ phim về Bạch Tuyết vào năm tới?

29/12/2011

Hai bộ phim về cùng một chủ đề với sự khắc họa khác nhau. Và câu hỏi hiển nhiên tự động nảy ra: Vì sao là Bạch Tuyết và vì sao lại vào lúc này?

Có những câu chuyện gắn bó với chúng ta như văn hóa, đem tới những hình ảnh có thể tạo ra dòng cảm xúc cho đại đa số quần chúng. Những chủ đề, từ những câu chuyện truyền miệng xa xưa nhất, thân thuộc với ta theo cách mà không phải lúc nào ta cũng nhận thức rõ: người hùng đơn độc chiến thắng kẻ xấu áp bức, trường hợp nhầm lẫn danh tính khôi hài dẫn tới những tình huống vui nhộn, hai người phải lòng nhau bất chấp mọi khác biệt giữa họ. Chúng ta quen thuộc với tất cả những câu chuyện ấy, chúng tác động đến ta theo cách đáng kinh ngạc. Các nhân vật và bối cảnh có thể thay đổi, nhưng rốt cuộc tất cả những câu chuyện mà chúng ta yêu thích đều vay mượn từ những câu chuyện trước đó, tạo nên lối hư cấu truyền thống từ thời cổ đại.

Hai nàng Bạch Tuyết cùng ra mắt trong năm tới

Năm tới, hai bộ phim dựa trên câu chuyện cổ Grimm kinh điển Bạch Tuyết sẽ phát hành. Vào tháng 3, Mirror Mirror, với sự tham gia của Julia Roberts có vẻ là phiên bản vui vẻ. Bộ phim thứ hai, Snow White & The Huntsman, ra mắt vào tháng 6, với sự góp mặt của cô gái có khuôn mặt xanh xao quen thuộc, Kristen Stewart trong vai chính và Chris Hemsworth, nổi tiếng với vai Thor, vào vai người thợ săn. Nhà sản xuất bộ phim này đã đảm nhận vai trò tương tự trong Alice in Wonderland của Tim Burton, đưa ra một phiên bản có sắc thái tương tự, thậm chí không thể hiểu nổi khi nữ chính mặc một bộ áo giáp, cầm kiếm và khiên. Hai bộ phim về cùng một chủ đề với sự khắc họa khác nhau. Và câu hỏi hiển nhiên tự động nảy ra: Vì sao là Bạch Tuyết và vì sao lại vào lúc này?

Việc Hollywood sản xuất hàng loạt hai bộ phim rất giống nhau không là điều lạ lẫm. Các xưởng phim thường bật đèn xanh cho kịch bản dựa trên động tĩnh của các đối thủ. ArmageddonDeep Impact đều nói về sao băng đe dọa cuộc sống trên trái đất; AvatarBattle for Terra cũng khá giống nhau; năm nay chúng ta theo dõi Friends with BenefitsNo Strings Attached phát hành cách nhau vài tháng với nội dung tóm tắt giống nhau không chệch đi đâu được.

Hollywood thường nghiên cứu các xu hướng, làm như thể gần đây không có gì ngoài các bộ phim về cảnh sát “oan gia” hợp tác hay các diễn viên nào đó sẽ có mặt trong tất cả các bộ phim, nhưng luôn có lời giải thích cho đường đi nước bước của họ. Phim thảm họa, trong đó mối đe dọa không thể kiểm soát gây ra nguy cơ hủy diệt, nhắc nhở khán giả thời cuối thập niên 1990, những người cảm thấy thế giới thật an toàn, trước khi sự kiện 11/9 xảy ra. Avatar và các bộ phim tương tự cảnh báo mối nguy hiểm của việc tiêu dùng các tài nguyên thiên nhiên quá nhanh chóng. No Strings Attached nỗ lực gợi cho mọi người nhớ vì sao Ashton Kutcher phải gắn với Twitter. Tất cả những bộ phim đó đều được thực hiện vì lý do chính đáng, vậy thì có lời giải thích nào cho việc Bạch Tuyết đột ngột nổi tiếng trở lại?

Hai hoàng tử điển trai trong hai phiên bản phim

Lúc này, tác giả bài viết không phải đưa ra bất kỳ thông tin cơ sở nào về câu chuyện Bạch Tuyết; bạn biết mà, kể cả nếu bạn không biết. Nếu nói đến bảy chú lùn, thực sự bạn chỉ có thể nghĩ tới một đáp án (trừ phi bạn là người hâm mộ vô cùng cuồng nhiệt của Lord of the Rings), dù không biết kịch bản cụ thể ra sao, ít nhất bạn cũng từng quen thuộc với hoàng hậu, gương thần và vị hoàng tử điển trai. Có lẽ đó là điểm mấu chốt. Dễ dàng ngạo mạn và hoài nghi mà lấy lý lẽ rằng chính sự công nhận của Bạch Tuyết chứ không phải điều gì khác đã truyền cảm hứng cho các nhà làm phim kể lại câu chuyện của nàng, nhưng có thể có những khía cạnh của câu chuyện cảnh tỉnh khán giả hiện đại theo cách mà chúng ta chưa từng để ý tới.

Lấy ví dụ, chiếc gương thần. Trong truyện, hoàng hậu hỏi gương thần những câu hỏi rõ ràng và ngay lập tức nhận được câu trả lời, bất kể ở nơi hẻo lánh tới đâu. Mối quan tâm chủ yếu của bà là bản thân mình và người con chồng ai đẹp hơn – đây không phải là thông tin chính xác mà ta có thể tìm thấy ở thư viện. Chiếc gương có thể xem là ẩn dụ cho mạng Internet, nhất là Google. Khái niệm nhận được những thông tin ở thời gian thực về thế giới từ ngôi nhà của mình là việc bình thường đối với chúng ta, nhưng lại ấn tượng đến mức khó tin khi câu chuyện lần đầu được viết ra. Tác giả bài viết không nói anh em nhà Grimm dự đoán thời đại thông tin mà đơn thuần chỉ ra rằng đó là điều có thể gây sự đồng cảm nơi khán giả, dù ở mức tiềm thức.

Mạng xã hội cũng được đề cập tới: mối quan tâm số một của hoàng hậu phản ánh (không có ý chơi chữ) sự phù phiếm của chính bà, cuộc truy lùng nhằm trở thành người phụ nữ đẹp nhất trên thế gian. Bà lo lắng về Bạch Tuyết, theo kiểu mà phụ nữ hiện đại có thể bị một trang đối thủ trên Facebook ám ảnh, liên tục tải lại trang để xem mình có bị đánh dấu vào bức ảnh xấu xí nào không.

Thời gian – nỗi ám ảnh bất tận của con người

Hoàng hậu cũng đại diện cho lớp người trưởng thành ngày nay. Trong thế giới tiêm Botox, hút mỡ bụng, sửa mũi và tập thể dục không chỉ phổ biến mà còn được xem là điều tất yếu đối với các nữ diễn viên luống tuổi, mối sợ hãi vô cùng chân thực về cô gái trẻ đẹp quyến rũ tiếp theo hiện diện. (Đó là lý do thật thú vị khi Julia Roberts và Charlize Theron, hai nữ diễn viên đã ở vào buổi hoàng hôn của sự nghiệp, đều vào vai hoàng hậu trong hai bộ phim). Ngay cả những người bình thường cũng bị ám ảnh bởi nét trẻ trung còn sót lại, thoa lên người lớp trang điểm chống lại tuổi già, ăn mặc như đám thanh niên đáng tuổi con mình và dùng thuốc nhuộm để xóa đi những lọn tóc hoa râm.

Tất cả chúng ta đều bắt đầu như nàng Bạch Tuyết, trẻ trung, ngây thơ, nhận táo độc từ người lạ; cuối cùng tất cả đều trở thành bà hoàng hậu, liều mạng níu giữ tuổi thanh xuân, bày ra những âm mưu phức tạp nhằm lấy lại cảm giác Bạch Tuyết chẳng là gì cả. Những người trẻ thấy người lớn làm hỏng việc, nên rút lui và từ bỏ quyền lực còn những người lớn tuổi oán giận lớp trẻ có vô số cơ hội cùng những tiềm năng vô hạn. Tất nhiên đó là điều mà bất kỳ thế hệ nào cũng có thể phản ứng lại, nhưng định kiến hiện giờ về sự tàn phá của tuổi tác – ngay cả hình ảnh của những ngôi sao còn khá trẻ cũng được xử lý bằng Photoshop – có nghĩa là thực sự có thể gợi phản hồi từ phía người xem.

Một điều bạn có thể không biết về câu chuyện Bạch Tuyết nguyên bản, khi bị bắt, hoàng hậu bị trừng phạt vì cố gắng sát hại Bạch Tuyết hết lần này tới lần khác, bà phải đeo một đôi giày sắt nóng và nhảy tới khi chết. Điều này rõ ràng giống với hiểu biết hiện nay của chúng ta: chương trình Dancing with the Stars. Điều gì nghe tuyệt hơn giữa thời làm người đẹp của bạn đã qua rồi và xuất hiện trên kênh ABC và bị buộc phải nhảy?

Vẫn phải xem hai bộ phim về Bạch Tuyết thành công ra sao và liệu chúng có ý nghĩa gì với ai không, trên đây là khả năng. Những câu chuyện vẫn còn lại với chúng ta qua hàng nghìn năm, được kể đi kể lại bao lần. Nếu nắm bắt được điều giúp câu chuyện tồn tại lâu như vậy, họ sẽ có cơ hội.

Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: WhatCulture!


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi