Một số phim lợi dụng khán giả. Trance (phát hành ở Việt Nam với tựa Mê cung ký ức) đưa chúng ta ra ngoài, làm cho chúng ta say xỉn, lấy ví, trộm xe chúng ta và để lại chúng ta chân trần giữa đường làng.
Ban đầu thì đó có vẻ là một buổi hẹn hò vui vẻ. Nhưng những dối trá quá
khủng khiếp, trò bịp không hề công bằng và chỉ khiến chúng ta tức điên.
Cùng kiểu trinh thám khiến cho
Side Effects đầy phức tạp đem lại cảm giác như một câu truyện trong
Encyclopedia Brown,
Trance
bắt đầu cùng một vụ trộm tác phẩm nghệ thuật tại London. Quân át chủ
bài của những tên trộm là gì? Chúng có một nội gián, người ngập trong nợ
nần, là một phần của toàn bộ kế hoạch.
Diễn xuất của James McAvoy trong phim
Điều gì không ai ngờ tới? Đó là, do một chấn thương tạo chứng quên tạm
thời, người đàn ông này sẽ không nhớ chính xác nơi anh ta giấu bức
tranh.
Vậy thì đã đến lúc khiến anh ta nhớ lại, điều này dẫn dắt
mọi người, sau một chút tra tấn đáng sợ và không thành công, đến một ý
tưởng vừa mới mẻ vừa cổ điển – chuyên gia thôi miên, người sẽ khiến nhân
vật chính trẻ tuổi xấu xa của chúng ta tìm lại ký ức đánh mất, và bức
họa bị đánh cắp.
Đây là kiểu âm mưu đen tối cổ điển, của biên
kịch Joe Ahearne và John Hodge, và đạo diễn Danny Boyle dùng nó khá tốt.
Sự thât, trong nửa đầu, bộ phim thực sự không chỉ mang tính giải trí.
Vào
vai kẻ mất trí là James McAvoy đầy thu hút – gợi nhớ lại Ewan McGregor
người được Boyle phát hiện, gần 20 năm trước. Vincent Cassel độc ác đầy
khéo léo cầm đầu băng cướp, với chiếc mũi lớn và đôi mắt quyến rũ.
Nhân
vật xuất sắc nhất – và vai diễn – là chuyên gia thôi miên, bác sĩ
Elizabeth Lamb. Trong thế giới nhân vật nữ của phim 'noir', có lẽ bạn dự
đoán cô là một kẻ lừa bịp hoặc quỷ quyệt; cái tên và bối cảnh gợi ra
kiểu mơn mởn đầy thu hút của Rosamund Pike.
Mặc dù vậy, thay vào
đó, Boyle chọn Rosario Dawson người, ngay cả với những chiếc chân váy
bút chì và mái tóc cột cao, đem lại một bối cảnh phức tạp hơn rất nhiều.
Và nhân vât của cô cũng sẽ khá phức tạp, rõ ràng là vậy, và có lẽ không
như những gì chúng ta nghĩ.
Rosario Dawson là một chuyên gia thôi miên bí ấn trong Trance đầy rắc rối [Ảnh: FOX SEARCHLIGHT]
Nhưng sau đó, khoảng nửa phim, thứ vốn là một câu chuyện phức tạp nhanh
chóng trở thành một đống hỗn độn đơn giản. Và, trong đoạn cuối, trở nên
quá cường điệu, quá rối rắm, tồi tệ một cách vô cớ - bộ phận kín của nam
và nữ cũng đóng một vai trò – khiến phim trở nên hoàn toàn ngớ ngẩn.
Tác
phẩm của Boyle luôn có một năng lượng kiểu uống quá nhiều cà phê, chán
ghét kiểu tốt đẹp và sẵn sàng trở nên hoang dại theo phong cách hòa trộn
và ăn khớp trong từng phim, thậm chí nhiều lúc trong từng cảnh; ông đạt
được sự thành công của mình khi đề tài (nghiện thuốc trong
Trainspotting, ảo giác của người thám hiểm trong
127 Hours) giải thoát ông khỏi những giới hạn logic khó chịu.
Và
trong một lúc, phim diễn ra vậy đó, khi McAvoy tụt xuống cái lỗ thỏ với
những hình ảnh, và nhưng câu hỏi – liệu những ký ức này có thực sự là
thật? – chỉ phản ánh những câu hỏi khác. Hồi tưởng, mơ, tưởng tượng được
hòa trộn với nhau trong một mớ hỗn độn không tưởng.
Nhưng cuối
cùng, một câu chuyện như thế này cần gỡ rối cho chúng, thoát ra khỏi
“Trạng thái hôn mê” của chính nó, và cho thấy rằng: Đây là điều đã xảy
ra. Không như người có thể đọc suy nghĩ trên sân khấu, một bộ phim như
thế này chỉ kết thúc khi bộc lộ hết những thủ thuật của nó.
Nhưng
cuối cùng khi Boyle kéo màn lên để cho thấy thứ mình thực hiện suốt nãy
giờ, chúng ta không cảm thấy như thể mình bị mắc lỡm. Chúng ta cảm thấy
như thể bị lừa đảo – cả về tiền bạc và, tồi tệ hơn, là một tiếng rưỡi
cuộc đời mình.
Chú ý phân loại: Phim có những cảnh hoàn toàn lõa thể, tình dục, ngôn ngữ mạnh, bạo lực và máu me.
Trance (R) Fox Searchlight (101 phút.)
Danny Boyle đạo diễn. Với sự tham gia của James McAvoy, Rosario Dawson, Vincent Cassel.
Đánh giá: ★ ★
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi