Giờ chúng ta thấy mình lại đến Miami vì một
Step Up Revolution
nữa mà y chang trong đó một nhóm nhảy flash mob (có tên gọi đơn giản là
"The Mob”) nỗ lực thực hiện những màn khiêu vũ tinh tế trước công chúng
chỉ vì muốn giành giải thưởng 100.000 đôla trên YouTube. Cược được đặt
khi ông trùm địa ốc Bill Anderson (Peter Gallagher) đến South Beach cùng
với cô con gái Emily (Kathryn McCormick) đi cùng. Nàng là một vũ công
cổ điển đang nhắm tới một đoàn múa thượng thặng, bất chấp ông bố đảm bảo
rằng giấc mơ của cô là hão huyền.
Thủ lãnh nhóm Mob, Sean (Ryan Guzman), là bồi bàn làm thuê của Anderson
được Emily để mắt tới, và trong lúc hai bạn trẻ bắt đầu hẹn hò nhau,
không ai hay biết ông bố Anderson sắp sửa san bằng khu vực sinh sống của
nhóm Mob chỉ để xây thêm vài tòa nhà chọc trời nữa. Liệu Sean có cho
buổi khiêu vũ trình diễn của Emily thêm một cú hích cần thiết không?
Liệu Emily có nói với bố cô rằng cô giao du với nhóm Mob để phản kháng
không? Liệu Sean có tiết lộ nhân thân thực sự của Emily với bạn thân
nhất của anh (Misha Gabriel)? Tay nghệ sĩ vẽ bích họa im hơi lặng tiếng
trong nhóm có lúc nào thốt ra một lời không? Liệu họ cứu được câu lạc bộ
salsa???
Tất thảy đều có thể đoán trước được và xưa rích, chỉ
sinh động nhờ các cảnh nhảy múa, y như một phim kinh dị rẻ tiền khoe
khoang những kỹ năng đẫm máu.
Revolution luôn theo công thức,
và với những vai chính cứng đơ nhất của loạt phim này tính đến nay — một
đấu thủ võ hỗn hợp và một nữ vũ công của chương trình “So You Think You
Can Dance” — kịch tính trong khiêu vũ chưa bao giờ thấy lê thê như vậy.
Cốt
chuyện được kết nối một cách hời hợt với những phim trước trong loạt,
với vai Moose (Adam Sevani) được ưa thích xuất hiện cũng cỡ bằng Tatum ở
đầu
Step Up 2. Những bản tin địa phương và sự bàn tán xôn xao
về video của nhóm Mob lan truyền vô lý một cách hết sức buồn cười, và
khi bước ra sau một nhà hàng, nàng công chúa Cleveland của chúng ta sốt
sắng tuyên bố, “Người ta thực sự sống ở đây!” Ngay cả những phim không
hề dính dáng đến hiện thực phũ phàng, cái kiểu vô chính phủ được cho
phép của phim này xem ra hết sức ngây thơ, với tiền được ném vào mặt
khán giả bằng công nghệ 3D nhiều như vãi cát.
Màn trình diễn hoành tráng của nhóm The Mob quả thực được nhấn mạnh, một
sự pha trộn hip-hop, parkour, nhào lộn và nghệ thuật trình diễn
(performance art), thường thi đấu theo kiểu giần giật động kinh. Cái mới
cho loạt phim này chứ không phải với khiêu vũ, đạo diễn Scott Speer
nhìn chung biết nhiều hơn là xía vào công việc của biên đạo, dù việc
biên tập những cảnh này phần nào khiến phim khó lòng sánh với cách tiếp
cận phong phú của đạo diễn phần trước, Jon M. Chu.
Liệu có đáng
để ngồi suốt một bộ phim cường điệu nực cười và một kết thúc có hậu định
nghĩa thế nào là đạo đức giả không? Với những người hâm mộ loạt phim
này,
Step Up Revolution chắc chắn chuyển tải một chuyện tình
nhục cảm mơ hồ và không thiếu những bước đi hào nhoáng, nhưng với mọi
người khác, đây chỉ là rượu cũ bình cũ rích mà thôi.
Đánh giá: C-
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi