Bình luận phim

Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện

22/02/2013

Làm sao có thể trách bất cứ người hâm mộ Châu Tinh Trì nhiệt thành nào vì háo hức mong chờ Journey to the West (phát hành tại Việt Nam với tựa đề Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện?

Ngoài việc là tác phẩm đầu tiên của anh sau bốn năm (tác phẩm gần nhất là CJ7 không ấn tượng năm 2008), Journey to the West hứa hẹn sự trở lại với dòng phim không thể bắt chước pha trộn giữa hài hành động, kung fu và lãng mạn mà Châu Tinh Trì đã phát triển vô cùng thành công, tạo công thức chiến thắng trong bộ đôi phim A Chinese Odyssey: Part One – Pandora’s Box / Đại thoại Tây Du chi nguyệt quang bảo hạpA Chinese Odyssey: Part Two – Cinderella / Đại thoại Tây Du chi Đại Thánh thú thân – dù Châu Tinh Trì không lặp lại vai diễn Tôn Ngộ Không hay nhân vật này có là vai chính trong bộ phim mới hay không.

May mắn thay, những người hâm mộ Châu Tinh Trì có thể thở phào nhẹ nhõm – dù không hiện diện trên màn ảnh, đây là “cuộc hành trình” của Châu Tinh Trì số một từ diễn xuất đến biên kịch, đạo diễn, bên cạnh đó là sản xuất phim. Và có lẽ tin tức tốt lành hơn hết là Journey to the West không có chút tầm thường nào của CJ7; thay vào đó, Châu Tinh Trì quay về với sự ngớ ngẩn và vui nhộn trọn vẹn đầy cảm hứng của Shaolin Soccer / Đội bóng Thiếu LâmKung Fu Hustle / Tuyệt đỉnh kungfu, nên hãy chuẩn bị hòa mình vào sự ngớ ngẩn khôi hài trước những tai nạn bất ngờ của Đoàn tiểu thư (Thư Kỳ) và Huyền Trang (Văn Chương) trong vương quốc của yêu ma.

Những ai quen thuộc với cuốn tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký sẽ biết rằng Huyền Trang còn có tên khác là Đường Tam Tạng, người được Quan Âm giao nhiệm vụ lấy kinh thư cùng ba đồ đệ – Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Châu Tinh Trì để dành câu chuyện cho phần tiếp theo không thể tránh khỏi; nói đúng hơn, trong bộ phim này, thực chất là anh tạo tiền truyện, nơi Huyền Trang mới chỉ là một thợ săn yêu quái nghiệp dư được soi rọi, Tôn Ngộ Không (Hoàng Bột) là yêu ma quỷ quyệt bị Phật tổ giam vào hang, Trư Bát Giới (Trần Binh Cường) là trư quái giết chết ham muốn của phụ nữ với trai đẹp, còn Sa Tăng (Lý Thượng Chính) là thủy quái nửa cá nửa thú phá hoại những cư dân biết bơi sống gần nước.

Bạn sẽ sáng suốt khi nhớ rằng mỗi yêu quái mà bạn bắt gặp trên màn ảnh đều đáng chú ý; nếu không bạn có thể thắc mắc vì sao kịch bản, do Châu Tinh Trì và bảy người khác (bao gồm đồng đạo diễn Quách Tử Kiện, cộng tác viên quen thuộc Phùng Chí Cường, Lý Thượng Chính và biên kịch đoạt giải thưởng Giang Ngọc Nghi) chấp bút có vẻ nói quá nhiều về mỗi cuộc diệt quỷ cụ thể – bắt đầu với Sa Tăng, rồi đến Trư Bát Giới và cuối cùng là Tôn Ngộ Không. Thật ra, bộ phim thực sự do ba phần riêng biệt ấy ghép thành, ngoài ra còn có một phần khác dựa trên mối tình chớm nở giữa Huyền Trang và Đoàn tiểu thư, đồng môn thợ săn yêu quái giỏi giang và kinh nghiệm hơn nhiều.

Trong cấu trúc câu chuyện đó, Châu Tinh Trì xây dựng bốn trận chiến được dàn dựng công phu kết hợp chất hài lạ lùng mang thương hiệu của anh, hành động tưởng tượng của biên đạo Cốc Hiên Chiêu và cảnh nền phong phú của chỉ đạo nghệ thuật Dư Gia An với vài đồ họa vi tính thực sự ấn tượng sánh với bất cứ điều gì bạn đã chứng kiến từ trước đến nay trong điện ảnh Hoa ngữ. Thật tốt khi Châu Tinh Trì không cố gắng sản xuất một phim kỹ xảo hoành tráng nhất; thực tế, với bàn tay đạo diễn đầy cảm hứng và tự tin, anh khéo léo cân bằng tất cả các yếu tố, không bao giờ quên khán giả của anh không mong chờ điều gì kém hơn thương hiệu hài hước mang dấu ấn riêng của anh.

Ngay từ đầu, bạn sẽ biết rằng sự nhạy cảm hài hước của Châu Tinh Trì ở trạng thái sắc sảo nhất. Anh bỏ thời gian dàn xếp từng cảnh, ví dụ, trong cảnh đầu tiên chứng kiến một kẻ bịp bợm lừa gạt những người dân làng cả tin tin rằng một con cá đuối ó khổng lồ mà gã đã đánh đến chết trong nước chịu trách nhiệm cho cái chết của một người trong số họ và chỉ trích lời cảnh báo của Huyền Trang rằng thủ phạm thực sự vẫn ở dưới nước, quá đà đến nỗi khi kẻ này xuất hiện, sự hiện diện đó càng phấn khích hơn. Sự xuất hiện của Trư Bát Giới và Tôn Ngộ Không cũng vậy, trong hào quang trọn vẹn, một lần nữa được những chú cá trích đỏ tinh xảo tiền trạm khiến “phát giác” ấy gây tác động mạnh hơn.

Châu Tinh Trì cũng bộc lộ tài năng đặc biệt trong việc sắp xếp hài và bi – trong bộ phim này, anh đan cài khôi hài giữa cái chết của những người khác do những yêu quái tương ứng gây ra – và cũng là công sức của anh khi đặt hai yếu tố đó cạnh nhau trong mỗi cảnh quay mà không lúc nào làm bộ phim chướng mắt. Và tất nhiên, như tất cả các bộ phim của Châu Tinh Trì, bộ phim này phô bày thương hiệu hài cường điệu độc đáo của riêng anh – như người phụ nữ phương phi tới cứu giúp (liên tưởng đến Tuyệt đỉnh kungfuCJ7) hay câu chuyện cười thô tục thảng hoặc bao gồm vài nụ hôn không thích hợp – cũng như các khuynh hướng táo bạo của anh trong việc lật đổ các khuôn mẫu thể loại. Vâng, nếu bạn thích phong cách hài nhảm của anh, chắc chắn bạn sẽ đón nhận các câu chuyện hài ở đây.

Ở vị trí thằng khờ, Châu Tinh Trì gửi gắm cho diễn viên Đại lục Văn Chương. Được biết Châu Tinh Trì cho các diễn viên biết anh muốn họ diễn như thế nào trong mỗi cảnh quay nào, và với Văn Chương, chắc chắn Châu Tinh Trì ắt hẳn đã chỉ cho Văn Chương nên diễn như thế nào. Bạn có thể gần như thấy Châu Tinh Trì qua kiểu mặt cao su rất riêng của Văn Chương – tương tự với Hoàng Bột, người vào vai Tôn Ngộ Không láu lỉnh mang dấu ấn không nhỏ của Châu Tinh Trì.

Hơn nữa, anh tạo nên câu chuyện tình giữa Văn Chương và Thư Kỳ theo kiểu quen thuộc của anh và bạn diễn Chu Nhân trong loạt phim Đại thoại Tây Du, và chút tương tự có thể nhận ra trong quan hệ giữa Huyền Trang / Đoàn tiểu thư và Tôn Ngộ Không / Tử Hà trong Đại thoại Tây Du. Tuy nhiên, Thư Kỳ không đơn thuần là thế thân cho Chu Nhân – dữ dằn khi chiến đấu với yêu quái như Tomb Raider phương Đông và say đắm trong tình yêu với Huyền Trang, cô cuốn hút xuyên suốt từ đầu đến cuối phim với kiểu cách vô cùng gợi cảm và xấc xược mà chúng ta có thể mong đợi từ cô.

Vậy nên quả thực, chẳng phải lo lắng nhiều dù bạn không thấy Châu Tinh Trì trong phim – từng chút từng chút của bộ phim đều là tinh hoa của Châu Tinh Trì, là sự quay lại thể loại hài độc nhất vô nhị đã vắng bóng quá lâu từ những năm 2000 sau mỗi bộ phim chúng ta yêu thích. Tương tự loạt phim Đại thoại Tây Du, Journey to the West có hành động, hài, lãng mạn cộng thêm đồ họa vi tính đảm bảo cuộc hành trình vui thú, hồi hộp, ly kỳ luân phiên nhau từ đầu đến cuối. Nếu bạn tìm kiếm tác phẩm giải trí không làm bản thân thất vọng, sự đánh cuộc sáng suốt nhất của bạn là xem Journey to the West.

Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: MovieXclusive


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi