Nhân vật & Sự kiện

Gặp gỡ những người hùng khổ hình trên màn ảnh rộng Hollywood 2014

26/12/2014

Nếu năm điện ảnh 2013 là năm của những người Mỹ sống sót - trong All Is Lost, Captain Phillips, Gravity và trầm trọng hơn, 12 Years a Slave – thì 2014 đang định hình trở thành năm của những người Mỹ đấu tranh.

Mùa thu đã chứng kiến sự nở rộ của những bộ phim nổi bật, được tiếp nhận tốt (ghi chú: chuẩn bị cho giải thưởng) có một cái nhìn nghiêm túc vào giấc mơ đỏ-trắng-và-xanh* qua rất nhiều thể loại đa dạng: từ Viễn Tây cho đến trinh thám, cuộc phiêu lưu hiện sinh cho đến tâm lý hài ngầm, thể loại phim học sinh-giáo viên cho đến thể thao và cả châm biếm.

Năm 2014 là năm của những người Mỹ đấu tranh trên màn ảnh

Những vai chính năm ngoái thường bắt gặp mình tình cờ ở trong những hoàn cảnh nghiêm trọng, phải chống lại các yếu tố tự nhiên, kẻ thù hoặc một hệ thống xã hội. Năm nay, những nhân vật chính trong The Homesman, Wild, Foxcatcher, Birdman, Whiplash, Gone GirlNightcrawler (không đề cập đến Interstellar, trong đó phi hành gia Matthew McConaughey bỏ rơi con anh để tìm kiếm một hành tinh mới có thể ở được, và bộ phim sắp tới của Clint Eastwood American Sniper, trong đó Bradley Cooper vào vai cựu đặc nhiệm Hải quân SEAL Chris Kyle) không hứng thú mấy với việc chịu đựng, họ hướng đến sự vượt lên những bó buộc.

Màn ảnh rộng Hollywood thường là chiếc gương phản chiếu tình trạng nước Mỹ – nên với việc nền kinh tế dần rồ ga trở lại, sự phổ biến của kiểu nhân vật hiện tại, theo nhiều cách hiểu, là khá hợp lý. Nhưng hơn cả những nhân vật trẻ tuổi thành công rực rỡ được dự tính trước mà chúng ta thường thấy trên màn ảnh Mỹ - Eve Harringtons, Gordon Gekkos, Tracy Flicks – họ là những kẻ ám ảnh với nỗi đau, cố gắng quá mức, một vài người mắc chứng khổ dâm và trong một số trường hợp là một chút điên loạn, phải chịu tổn thương khủng khiếp trong nỗ lực để đạt mục đích. Họ là một nhóm những kẻ đói nhất, khát nhất, tập trung nhất và ngấu nghiến bám lấy mục tiêu đã xuất hiện trên màn ảnh từ năm 1976, khi Rocky Balboa, Diana Christensen (phim Network) và Bob Woodward và Carl Bernstein (phim All the President’s Men) theo thứ tự đã tung nắm đấm, cào móc lấy và sục sạo tìm đường lên đến đỉnh cao.

Tommy Lee Jones (trái) và Hilary Swan trong The Homesman

Trong bộ phim The Homesman của Tommy Lee Jones, một phụ nữ không chồng ở Nebraska thế kỷ 19 tên Mary Bee Cuddy (diễn viên siêu hạng Hilary Swank thủ vai) tình nguyện hộ tống ba người phụ nữ bị bệnh tâm thần đi qua vùng Trung Tây, đẩy cô phải đi qua những vùng đất ngoài vòng pháp luật, thay đổi thời tiết, một bộ lạc thổ dân Bắc Mỹ đang chờ đợi phục kích và cuối cùng là, một kiểu sỉ nhục sâu sắc đối với sự tận tâm ngoan cường làm điều thiện của cô.

Trong bộ phim hồi hộp của đạo diễn Jean-Marc Vallee Wild, là một câu chuyện khác về một nữ anh hùng quyết tâm khám phá thế giới tự nhiên đầy thù địch, Cheryl Strayed (Reese Witherspoon trong vai diễn tâm lý hay nhất của cô tính đến nay) đi bộ qua 1.100 dặm dọc đường mòn Pacific Crest Trail sau cái chết của mẹ cô và sau đó lạc vào sự mờ mịt tạo ra bởi thuốc phiện và tình dục bừa bãi. Cũng sống động như nhận thức về thành tựu của cô là sự khơi dậy nỗi giận dữ của bộ phim và tô vẽ sức mạnh của Strayed khi vượt qua sự kiệt sức, mất nước và thời khắc với những gã đàn ông trụy lạc trên đường đi.

Mark Schultz (Chaning Tatum, phải), trong nỗ lực lấy lại đỉnh cao – đã bị
hành hạ bởi nhà hảo tâm quỷ quyệt John du Pont (Steve Carell)

Bộ phim Foxcatcher của Bennett Miller thì dựa trên câu chuyện có thật về vận động viên đô vật Olympic Mark Schultz (một Chaning Tatum hấp dẫn kín đáo), trong nỗ lực lấy lại đỉnh cao – đã bị hành hạ bởi nhà hảo tâm quỷ quyệt John du Pont (Steve Carell) – đưa anh vào một chuỗi dài của thuốc phiện, trầm cảm, cuồng ăn, ngược đãi bản thân và bất hòa với người anh trai (Mark Ruffalo).

Tương tự là Whiplash của Damien Chazelle, tập trung vào một người học viêc bị một giáo viên tàn ác đẩy đến cùng cực. Tay trống nhạc jazz đầy tham vọng Adrew (Miles Teller, vào vai rất nhạy cảm) chấp nhận những lời sỉ nhục, trò chơi tâm lý và những cái tát bất ngờ từ người thầy âm nhạc (J. K. Simmons), có cả máu đổ, mồ hôi tuôn và những giọt nước mắt lã chã rơi trong công cuộc trở thành “một trong những người vĩ đại” của anh.

Damien Chazelle (trái) và người thầy tàn bạo trong Whiplash

Một nghệ sĩ đấu tranh riêng rẽ khác ở mùa này, cựu siêu anh hùng màn ảnh Riggan (Michael Keaton) trong bộ phim xuất sắc Birdman của đạo diễn Alejandro G. Inarritu, nỗ lực cho một màn trở lại bằng cách chỉ đạo và diễn xuất trên sân khấu chuyển thể quyển sách của Raymond Carver. Bò trườn qua một mê cung những trở ngại - một bạn đồng diễn ức hiếp, một nhà bình luận sân khấu đầy hận thù, một số vấn đề cá nhân thái quá – anh tiếp tục tiến tới cho đến khi ranh giới giữa sự phấn chấn và tự hủy diệt trở nên nhòa nhạt.

“Những kẻ đấu tranh” phi luân lý có thể được tìm thấy ở trung tâm của hai trong số những bộ phim hồi hộp tội phạm “đen” mùa thu này: Gone Girl của David Fincher và Nightcrawler của Dan Gildroy. Ở bộ phim đầu (cảnh báo tiết lộ nội dung), một cô gái New York máu A** tên Amy Dunne (Rosamund Pike), phẫn nộ trước cuộc sống tầm thường của chồng mình (Ben Affleck) đã đưa đẩy cô vào việc tái lập quyền sở hữu cuộc đời họ theo nghĩa đen, bằng cách dàn xếp một nội dung báo thù công phu bằng một quyển nhật ký giả. Giống như những vai chính trong Whiplash hay Birdman, cô chịu tổn thương cho “nghệ thuật” của mình, ném bản thân vào một loạt sự suy đồi tính dục và bạo lực.

Nữ diễn viên Rosamund Pike với diễn xuất ấn tượng trong Gone Girl

Với Nightcrawler, Lou Bloom (Jake Gyllenhaal) đưa đẩy mình vào một công việc sinh lời tạm thời là một người quay phim hiện trường phạm tội, tìm kiếm một cách nhẫn tâm – và thỉnh thoảng sắp đặt – những nơi tai nạn cho cảnh quay kiếm tiền. Anh ta cho thấy dấu hiệu của sự tự hủy diệt trong nhận thức, nhưng kiểu cách kích động, gương mặt hốc hác và lối sống khổ hạnh nghiêm ngặt của anh ta cũng hé lộ một thế giới sâu kín của sự thống khổ và nghèo túng.

Tất cả những nhân vật này, ở nhiều dấu hiệu và góc độ khác nhau của cường độ mãnh liệt, khao khát tình trạng bình thường: bạn tình lãng mạn, một người mẹ, người cha, một đứa trẻ, một ngân phiếu. Nhưng trong mục đích duy nhất của họ, trong sự theo đuổi nguy hiểm những mục tiêu tối thượng – trong Gone Girll Wild, là cả về thể chất lẫn tâm thần. Họ là những kẻ ngoài cuộc, mặc dù chắc chắn không phải trong bất kỳ ý nghĩa cao thượng hay gợi cảm nào. Có rất ít vẻ đẹp, vinh quang hay sự đúng đắn trong hành trình của họ (kể cả cuộc hành hương thanh tẩy tâm hồn của Strayed trong Wild đã bị tước đi sự lãng mạn khi một cô gái qua đường nói vời cô rằng cô ta cần buồng tắm), và sự mất mát về nhận thức và tự chủ là rủi ro đầy rẫy.

Wild, câu chuyện về một nữ anh hùng quyết tâm khám phá thế giới tự nhiên đầy thù địch,
Cheryl Strayed (Reese Witherspoon trong vai diễn tâm lý hay nhất của cô tính đến nay)

Tất nhiên, những cá thể cô độc này đứng trong một cộng đồng những kẻ đấu tranh ở Mỹ xuyên suốt lịch sử: những kẻ tiên phong đúc tạc một cuộc đời mới ở biên giới: những nhà báo, nghệ sĩ và vận động viên cố gắng trở thành, hay cố ở lại, bám trụ trong lĩnh vực tàn khốc của họ; những kẻ tự lực và những người của thời đại mới tìm kiếm sự an ủi mang tính tinh thần, những phụ nữ có quyền hành căm phẫn với áp lực phải kiềm chế cơn giận dữ hoặc kiềm chế nó lại ít hơn.

Dựa vào cuộc đấu tranh có trong những trải nghiệm đó, thật vừa vặn là những bộ phim trông thấy và cảm thấy như đã bước vào không khí lo lắng, thậm chí kinh sợ (đặc biệt trong sự tương phản với chủ nghĩa khoái lạc vui vẻ của các câu chuyện năm ngoái, The Wolf of Wall StreetAmerican Hustle) – từ tông màu xanh xám lạnh lẽo của FoxcatcherGone Girl cho đến bố cục khắc khổ của The Homesman, những vết cắt kích động trong Whiplash và cốt lõi va đập không ngừng của Birdman, những màn hồi tưởng nhức nhối của Wild cho đến bối cảnh đô thị ngập ngụa đe dọa của Nightcrawler.

Lou Bloom (Jake Gyllenhaal) gương mặt hốc hác và lối sống khổ hạnh nghiêm ngặt
hé lộ một thế giới sâu kín của sự thống khổ và nghèo túng trong
Nightcrawler

Sau vài năm của chiến tranh và suy thoái, có lẽ người Mỹ đã sẵn sàng để nhìn qua đường chân trời một lần nữa, để nắm lấy lời hứa hẹn về sự thịnh vượng, để chấp nhận mạo hiểm, để hướng đến cao hơn và chịu tổn thương vì những mục tiêu của mình. Nhưng không quá nhanh, những bộ phim này dường như đang thì thầm: Giấc mơ Mỹ đã luôn là, và vẫn luôn là, rất sống động, tia sáng xanh*** của nó vẫn lôi cuốn; con đường dẫn đến nó, nói cách khác, được chất đầy những con người vỡ nát và những câu chuyện đen tối như trong những bộ phim này.

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter


* Đỏ, trắng và xanh là màu cờ Mỹ, gợi đến “giấc mơ Mỹ”
** Theo quan niệm phương Tây, phụ nữ máu A thường có vấn đề với sự tức giận, thù địch và xu hướng nắm quyền chủ động trong quan hệ tình dục.
*** Nói đến tia sáng xanh mà Gatsby nhìn thấy trong tác phẩm văn học và phim điện ảnh Great Gatsby / Đại gia Gatsby, là tia sáng hy vọng về một cuộc sống giàu sang và hạnh phúc.

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi