Nhân vật & Sự kiện

Phim Hollywood toàn da trắng là vì thị trường Trung Quốc ư? Không chắc (và không điên) thế đâu!

01/06/2016

Trong một lần lên sóng thường lệ trên chương trình truyền hình Real Time của HBO, Bill Maher nói về lý do “thực sự” tại sao Hollywood có vẻ có vấn đề với tính đa dạng màn ảnh đến thế.

Maher nói, “Bí mật nhỏ bẩn thỉu là hầu hết phim bây giờ được làm để nhắm vào thị trường ngoài nước Mỹ, mà châu Á thì rất phân biệt.” Khi các khách mời của chương trình chất vấn, ông trình bày chi tiết. “Tôi chỉ trung thực thôi. Họ không muốn thấy người da đen nói chung trong phim của họ. Các nhà điều hành ở Hollywood bảo, ‘Chúng tôi không kỳ thị, chúng tôi chỉ phải giả vờ kỳ thị vì chúng tôi là những nhà tư bản. Chúng tôi muốn bán phim của mình ở Trung Quốc (và) ở đó người ta không thích Kevin Hart.’”

Furious 7 (Universal, 2015) là phim có doanh thu cao nhất từ trước đến nay ở Trung Quốc. Nhưng phải chăng đây là một ngoại lệ chứng minh luật bất thành văn của Hollywood?

Maher là một cây châm biếm theo cách xúc phạm công việc của những nghệ sĩ khác, nên muốn vạch trần điều đó theo kiểu nói ngoa. Nhưng tác giả bài viết này nghe được rằng đằng sau những cánh cửa phòng nhân sự cấp cao đóng kín ở Hollywood, không ai cười cả. Họ gật đầu dứt khoát đồng ý.

Đây là những gì họ nghĩ.

Giải ô chữ Trung Quốc. Không có gì bí mật trong việc thị trường Trung Quốc ngày càng quan trọng với dòng lợi nhuận cuối bảng cân đối kế toán của Hollywood. Đồng nghiệp của người viết bài này ở Forbes Doug Young đưa tin “doanh thu vé [ở Trung Quốc] năm ngoái tăng gần 50% lên đến 43,9 tỉ nhân dân tệ (6,8 tỉ đôla), và nhiều chuyên gia dự đoán nước này sẽ qua mặt Mỹ trở thành phòng vé lớn nhất thế giới trong thập niên tới.”

Khán giả Trung Quốc đã trở thành động lực chính cho những thành công toàn cầu của những chuỗi phim như The Fast and The FuriousTransformers. Theo Box Office Mojo, Furious 7 năm 2015 là phim có doanh thu mở màn cao nhất mọi thời đại ở Trung Quốc, thu hơn 184 triệu đôla trên đường lập kỷ lục doanh thu tổng cộng 391 triệu ở thị trường này. Để so sánh, phim đã mở màn với 147 triệu và thu tổng cộng 353 triệu ở thị trường nội địa.

Đạo diễn Michale Bay trong sự kiện quảng bá Transformer 4 ở Bắc Kinh

Nút thắt cổ chai phát hành. Yếu tố quan trọng khác là cách các phim Mỹ được phát hành ở Trung Quốc. Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc (China Film Group Corporation - CFG) độc quyền nhập phim nước ngoài trên cơ sở ăn chia doanh thu với các nhà sản xuất Mỹ. Các nhà phát hành khác, trong đó có cả CFG, cũng có thể phát hành phim theo cơ sở mua đứt, nhưng đây có khuynh hướng không phải là thương vụ tốt, nhất là với những bom tấn tiềm năng. Các công ty nhỏ hơn có thể phát hành phim nước ngoài nội bộ, nhưng không được độc lập đàm phán nhập khẩu.

Nói cách khác, từ góc độ của các hãng phim Mỹ, khách hàng hàng đầu của họ ở Trung Quốc là CFG, các nhà phát hành địa phương đứng thứ nhì, và bản thân khán giả đứng chót. Nếu không qua được nút thắt cổ chai phát hành, thì khỏi khai thác phòng vé. Và điều đó cho các nhà phát hành ở Trung Quốc, nhất là CFG, ảnh hưởng 'khủng' mà các nhà điều hành hãng phim ở Hollywood phải hết sức cân nhắc.

Quan ngại nội dung. Ngày càng phổ biến ở Hollywood phát hành những phiên bản có chỉnh sửa cho thị trị trường ngoài nước Mỹ để đáp ứng các quy định kiểm duyệt và nhạy cảm. Quy mô ‘khủng’ của thị trường Trung Quốc đòi hỏi bất cứ vấn đề gì mà chính quyền hoặc CFC cảm thấy có thể là trở ngại phải được xử lý ngay, đôi khi bất chấp sự phản đối của nhà làm phim.

Áp phích phim Django Unchained ở Trung Quốc

Ví dụ, bộ phim năm 2013 Django Unchained của Quentin Tarantino bị gỡ khỏi buổi chiếu ra mắt ở Bắc Kinh kể cả sau khi Tarantino đã tiến hành cắt bỏ để được chấp thuận ở thị trường Trung Quốc. Các nhà kiểm duyệt nện cho bộ phim một đòn khác, nhưng phim được chiếu ít hơn so với kế hoạch ban đầu, và, hậu quả là, làm ăn kém ở phòng vé.

Hollywood rút ra được gì? Nếu muốn trình chiếu ở Trung Quốc, thuận thì sống chống thì chết.

Đây không phải là “hữu nghị”. Đây là “làm ăn”. Phần lớn doanh nhân Hollywood sẽ kín đáo thừa nhận Bill Maher nói sự thật về một trong những quan ngại nhất lớn của Trung Quốc là nội dung. Bất luận là nói thẳng thừng “Người Trung Quốc không muốn xem người da đen trên phim,” hay bóng gió xa gần qua chi tiết đàm phán phát hành, đó chính là thông điệp mà các nhà điều hành tin rằng họ đã nghe được. Và tất nhiên, thông điệp đó tác động mọi thứ từ quyết định sản xuất đến chọn vai.

Họ lập luận rằng vì các hãng phim làm ăn để kiếm tiền, và người chịu trách nhiệm cho các quyết định này phải làm vui lòng bộ phận kế toán và các cổ đông, chẳng ích lợi gì đi ép một vấn đề không thắng được.

Áp phích tiếng Trung của phim Star Wars làm dấy lên tranh cãi khi thu nhỏ nhân vật của diễn viên da đen John Boyega

Thế nên, xin lỗi các nhà hoạt động xã hội nhé, phàn nàn chỗ khác đi. Các nhà điều hành hãng phim không phải là kẻ xấu, chỉ là người làm ăn thôi.

Vấn đề được giải quyết, đúng không? Mặc dù lập luận này có logic nào đó, có lý do tại sao bạn không thường nghe nó được nói ra. Thực tế là một vài lý do lận.

Trước hết, kết tội 1,3 tỉ khách hàng tốt nhất của bạn kỳ thị chủng tộc là chẳng hay đâu, nhất là lỡ chẳng đúng thì sao.

Kết tội khách hàng siêu quyền lực – CFG – kỳ thị chủng tộc đặc biệt cũng chẳng hay ho gì, nhất là nếu lỡ như đúng.

Thật hèn nhát để biện minh cho hành vi không thể biện minh trong một ngành công nghiệp thể hiện rõ ràng những quan điểm chính trị tiến bộ. Viện lý do làm ăn để chấp nhận cơ chế kỳ thị đã không đi đến đâu trong thập niên 1980 với Nam Phi da trắng cai trị và không có khả năng thuyết phục ở ngày nay.

Kenvin Hart trong phim Central Intelligence, một phim hành động-hài của hè 2016, chưa thấy có lịch chiếu ở Trung Quốc

Có vẻ ngớ ngẩn và vô lý để gợi ý rằng ngành công nghiệp giải trí lớn nhất thế giới và có sức ảnh hưởng nhất bất lực trong việc làm thay đổi cách nhìn này.

Khiến bạn tự hỏi Trung Quốc có xem phim bom tấn nếu Hollywood không thỏa mãn khẩu vị được cho là không thích những khuôn mặt da đen của họ không. Còn Bollywood? Nollywood? Hay không chừng họ sẽ chỉ việc mua đứt hãng phim Hollywood.

Cũng không nhiều hy vọng cho các tài năng sáng tạo là người da màu và toàn bộ phong trào vận động cho việc tăng tính đa dạng trong ngành giải trí chỉ để nói “rất tiếc, chúng tôi không thể tiến bộ được chừng nào một tỉ người Trung Quốc chưa thay đổi suy nghĩ.”

Ồn ào và thịnh nộ, nhưng chẳng có nghĩa lý gì. Nhất là, giả thuyết đó phần nào bị lung lay khi xét cơ sở dữ liệu của nó. Thành công ‘khủng’ của chuỗi phim Fast and the Furious áp đảo phòng vé Trung Quốc thể hiện một dàn diễn viên đa dạng sắc tộc nhất trong tất cả những chuỗi phim thế kỷ này. Hơn nữa, CFG là một trong những công ty chế tác của bộ phim. Bốn trong dàn nam chính từ Furious 7 đứng đầu bảng – Vin Diesel, Dwayne “The Rock” Johnson, Ludacris và Tyrese Gibson – được coi là người Mỹ gốc Phi hoặc đa chủng tộc, còn Michelle Rodriguez là người Mỹ Latinh.

Legendary, thuộc sở hữu của tập đoàn Wanda Trung Quốc, mới đây đã chọn Dwayne "The Rock" Johnson (ảnh trên) đóng chính trong dự án phim lấy bối cảnh Trung Quốc Skyscraper

Có lẽ “ngoại lệ chứng minh quy luật” – rằng ngay cả khán giả Trung Quốc cũng sẽ đón mừng các người hùng da đen nếu họ thể hiện tốt trong phim.

Chỉ có điều đó không phải là ngoại lệ. Mà đó là toàn bộ mấu chốt.

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Forbes