Tin tức

Hoa Mộc Lan, da trắng hóa, và vấn đề đại diện người Mỹ gốc Á ở Hollywood

09/11/2016

Tranh cãi về việc tuyển diễn viên cho Hoa Mộc Lan bản người đóng làm dấy lên những vấn đề khó trả lời – trong đó có vấn đề sức mạnh của phòng vé Trung Quốc.

Phim hoạt hình Hoa Mộc Lan (Mulan) nổi tiếng sớm. Như Nàng tiên cá (The Little Mermaid), The Nightmare Before Christmas, và Frozen, bộ phim năm 1998 đầy cảm xúc, xoay quanh ca khúc I Want.

Với giọng ca Philippines Lea Salonga cất tiếng trong phim, ca khúc Reflection lờ đi những mối nguy to lớn hơn trước mắt – cuộc chiến cận kề và cái chết của người cha già phải nhập ngũ – để than thở về việc không sống đúng với kỳ vọng của bố mẹ hay của giới nữ. Một khuôn mặt khác được sơn đè lên mặt mình, Mộc Lan thở dài, “Nếu sống thật với bản thân, tôi sẽ làm gia đình sụp đổ.”

Đọc Hoa Mộc Lan bản gốc và có thể thấy nhu cầu thể hiện cá tính bản thân của Mộc Lan là sáng chế của Disney. Hơn một thiên niên kỷ, Mộc Lan đã được tôn kính ở Trung Quốc vì lòng hy sinh hiếu thảo, không phải vì tính phê bình nữ quyền. Bộ phim hoạt hình mang nỗi giận dữ tuổi thiếu niên, tình yêu với anh chàng đẹp trai, và cái kết công chúa sống hạnh phúc mãi mãi là những thêm thắt kiểu Mỹ để giúp câu chuyện của Mộc Lan phù hợp với 'format Disney' hơn. Không có nghĩa là phiên bản 1998 không có ý nghĩa; các câu chuyện thường được cập nhật cho các thời đại và khán giả mới. Bài hát Reflection đau khổ mạnh mẽ là ví dụ rõ nhất tại sao Hoa Mộc Lan được yêu quý như một phim Mỹ-gốc-Á – và lý do nó “chìm xuồng” ở phòng vé Trung Quốc khi ra rạp tại đây. Chuyện nữ chiến binh là tân tiến so với thời đại, 14 năm trước khi Katniss Everdeen ra rạp. Nhưng phần còn lại của Hoa Mộc Lan chưa bao giờ mạnh mẽ được như Reflection, chạm đến trải nghiệm thông thường của cộng đồng Mỹ gốc Á trong việc bỏ qua đạo làm con, bị buộc phải tuân theo những chuẩn mực được tạo ra và có ý nghĩa ở một nơi khác.

Hình ảnh đáng nhớ trong cảnh Mộc Lan hát Reflection
trong phiên bản hoạt hình năm 1998

Disney đã thông báo làm bản người đóng cho Hoa Mộc Lan, dự kiến ra mắt tháng 11 năm 2018, dựa phần lớn trên nỗi hoài niệm của thế hệ sinh vào những năm 2000. Nhưng không như bản làm lại người đóng của Cinderella hay Beauty and the Beast, Hoa Mộc Lan đến với gánh nặng của việc là lần đầu tiên và có lẽ là duy nhất đám trẻ Mỹ gốc Á thấy ai giống chúng trên màn ảnh – trong khi phá vỡ khuôn mẫu người phụ nữ châu Á khép kín thùy mị nữa. Dù những bước tiến mới như The Mindy Project, Fresh Off the Boat và Master of None – đáng chú ý đều là phim truyền hình và chỉ được sản xuất trong vòng năm năm trở lại đây – đại diện của người Mỹ gốc Á trong văn hóa đại chúng không khác mấy từ cuối thập kỷ 90. Vậy nên không ngạc nhiên là các chương trình vận động đã hợp lực thúc ép Disney #MakeMulanRight (tạm dịch: Làm đúng Hoa Mộc Lan).

Một tài khoản Twitter giả mạo thông báo là Jennifer Lawrence sẽ vào vai Hoa Mộc Lan trong bản người đóng. Nhưng sau những lần tuyển chọn không quan tâm sắc tộc như Emma Stone, Scarlett Johansson, và Tilda Swinton trong những vai châu Á/Mỹ gốc Á nổi tiếng – và Matt Damon vào vai một người hùng giúp bảo vệ Trung Quốc trong phim sử thi sắp ra mắt The Great Wall – khả năng Lawrence vào vai Hoa Mộc Lan đủ đáng tin để thu về hơn 110.000 chữ ký vận động chống lại việc tuyển cô. Cũng không dễ dàng đưa nhân vật người yêu da trắng, khá lớn tuổi hơn Mộc Lan và cuối cùng cứu quê hương hộ nhân vật nữ này vào kịch bản sơ khai của Hoa Mộc Lan được Disney mua.

Tilda Swinton trong vai Ancient One (bản gốc là người Tây Tạng) của phim Doctor Strange, một bước tuyển diễn viên đã gây khá nhiều giận dữ từ cộng đồng người Mỹ gốc Á

Phản hồi lại phong trào Mỹ gốc Á càng ngày càng quy củ, Disney đảm bảo người hâm mộ cả Hoa Mộc Lan và mối tình của cô sẽ đều là người Trung Quốc. Bản làm lại của một phim yêu thích thời bé không xúc phạm đến những người hâm mộ đã lớn không phải là chiến thắng to tát gì, nhưng thôi cứ thế đã. (Thực ra thì đang có hai dự án làm Hoa Mộc Lan người đóng cạnh tranh nhau: một của Disney và một của Sony. Phim sau được miêu tả là ‘được dành cho thị trường quốc tế’, nên lúc khác ta sẽ bàn.)

Bởi Hoa Mộc Lan có ý nghĩa quá nhiều với nhiều người và vì các câu chuyện về người Mỹ gốc Á vẫn còn rất hiếm, phim người đóng đã trở thành tâm điểm cho rất nhiều ước muốn ấm ức (phi thực tế). Người bình luận Paula Young Lee kêu gọi một nữ anh hùng ít tính lãng mạn, khi bài thơ gốc chẳng đề cập gì về một người hứa hôn hay chồng. Tác giả Claire Light muốn phim lấy cơ hội này để trưng ra sự nam tính của người gốc Á, vì những ví dụ như thế là hiếm trong bối cảnh Mỹ.

Nhưng chúng là bình thường ở châu Á, dĩ nhiên. Và dù sức ảnh hưởng lớn dần của những nhà bình luận Mỹ gốc Á có tiếng và sự dung hợp tăng lên – mãi mới có! – về những nỗi quan ngại đặc thù trong các cuộc đối thoại hiện nay về đa sắc tộc ở Hollywood, cần phải nhận ra là người khổng lồ to lớn là phòng vé Trung Quốc là rào cản lớn nhất cho sự đại diện lớn hơn của người Mỹ gốc Á. Phim Hoa Mộc Lan hoạt hình có một dàn diễn viên phần lớn là Mỹ gốc Á lồng tiếng, nhưng khó mà phim người đóng sẽ bày những cơ hội lên màn ảnh cho cộng đồng diễn viên Mỹ gốc Á đang chật vật.

Người yêu của Hoa Mộc Lan trong phim hoạt hình là người châu Á và có tin đồn bản người thật đóng sẽ thay đổi chuyện này

Sự đa dạng hóa châu Á trong các phim bom tấn sẽ không phải như Sung Kang trong loạt phim Fast and the Furious mà sẽ giống vai khách mời được tâng bốc của Phạm Băng Băng trong X-Men: Days of Future Past hơn – một mánh khóe kiếm thêm tiền nhân dân tệ rành rành và đáng chế nhạo. Việc điện ảnh Mỹ hời hợt với những diễn viên Hoa ngữ hạng A có nghĩa là phần lớn khán giả Mỹ gốc Á sẽ thấy ai đó trông giống họ trên phim, song cảm giác gần như không có đồng cảm gì với những nhân vật đó. Không có đất diễn trên phim và xa lạ trong giọng điệu và ngoại hình với rất nhiều khán giả Mỹ, Phạm Băng Băng là ví dụ về một hình ảnh đại diện hầu như chẳng ai được nhận biết.

Phim Hoa Mộc Lan giờ sẽ phải làm hài lòng ba phần dân số khán giả giao thoa nhưng khác biệt: khán giả Mỹ đại chúng, khán giả Mỹ gốc Á, và khán giả Trung Quốc. Như những phản ứng đủ kiểu đối với việc tuyển Damon vào The Great Wall cho thấy – người Mỹ gốc Á thì bực tức chuyện lại một người cứu thế da trắng nữa, người Trung Quốc nhún vai cho qua việc gò bó diễn viên phương Tây vào vì mục đích tiếp thị – khán giả Mỹ gốc Á không thể mong khán giả châu Á làm đồng minh được. Người châu Á ở châu Á không bị ảnh hưởng bởi vấn đề xóa bỏ sắc tộc và giai cấp, và không được kỳ vọng sẽ hiểu hay đấu tranh cho các mối quan tâm của người Mỹ gốc Á.

Ôn Minh Na, diễn viên lồng tiếng cho Hoa Mộc Lan trong phim hoạt hình 1998, cũng là một trong những người Mỹ gốc Á lên tiếng phản đối cách tuyển diễn viên không màng đến sắc tộc của Hollywood

Chờ xem các biên kịch của phim người đóng – Rick Jaffa và Amanda Silver của Jurassic World – có thể viết lại Hoa Mộc Lan để làm hài lòng toàn cầu không. (Đáng chú ý là đội ngũ biên kịch của Hoa Mộc Lan năm 1998 có người Mỹ gốc Hoa Rita Hsiao.) Khán giả Trung Quốc từ chối phim hoạt hình Hoa Mộc Lan năm 1998 vì quá “đề cao cá nhân” và “tô vẽ bản thân”. Biệt danh: “Mộc Lan nước ngoài”. Nhưng phẩm chất tìm kiếm và khẳng định bản thân không mang tính dân tộc của Mộc Lan khiến cô là một hình mẫu Mỹ gốc Á tuyệt vời.

Người Mỹ gốc Á chỉ hơn 18 triệu, trong khi dân số Trung Quốc là hơn 1,3 tỉ. Khán giả Mỹ gốc Á muốn một Hoa Mộc Lan đại diện cho những giá trị Mỹ gốc Á nghĩa là họ đang mong được chiều lòng. Và sao lại không? Phần lớn Hollywood thẳng thừng chiều chuộng nam giới da trắng, và điện ảnh Hoa ngữ đã bao năm vận động để có những đại diện tích cực hơn cho công dân họ, khiến những hình ảnh đó là tất yếu cho những vụ đầu tư hay ép các kẻ phản diện phải thay đổi sắc tộc (như trong Red Dawn năm 2012). Người Mỹ gốc Á phải tiếp tục tìm kiếm sự hiện diện mà không có sự chi phối tài chính của Trung Quốc – và đấu tranh để được hiểu rõ hơn về khác biệt giữa người châu Á và Mỹ gốc Á, đồng thời thừa nhận là có người thấy vùng vịnh đó rộng lớn hơn người khác. (Nói thì dễ hơn làm.)

Disney lưu ý đến yêu cầu chống da trắng hóa bộ phim,
vậy bắt đầu chọn diễn viên Á chăng?

Và dù tác giả mong muốn thấy Hoa Mộc Lan giết hàng đống quân thù, tác giả rất biết ơn các phim truyền hình như Fresh Off the Boat và Master of None và những phim như Appropriate Behaviour và Spa Night vì nói lên cuộc sống thường ngày của người Mỹ gốc Á. Có một gia tài đời sống Mỹ gốc Á đương đại chưa được khám phá trên màn ảnh. Đợi Hoa Mộc Lan cũng được thôi – nhưng không như thế kỷ thứ sáu – cô ấy không phải là hy vọng duy nhất.

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: MTV