Phim Trung Quốc nói tiếng Anh, nghe có vẻ phi lý. Ngoại trừ trong khoảng
vài tháng qua, nhiều tập đoàn điện ảnh Trung Quốc hàng đầu đã điều
chỉnh lại chiến lược quốc tế của họ từ việc tập trung bán nhiều phim
Trung Quốc ra nước ngoài hoặc hợp tác sản xuất trong khu vực châu Á,
thay vào đó ngấm ngầm dự định làm việc với Hollywood.
“Bây giờ có rất nhiều người đang làm thế, chẳng lẽ tất cả họ đều sai lầm
hay sao,” Pietro Ventani, đối tác kinh doanh người Mỹ hoạt động tại Bắc
Kinh của Rob Minkoff, đạo diễn phim
Công phu chi vương (
Forbidden Kingdom)
(2008), tác phẩm do Trung Quốc và Mỹ đồng sản xuất thành công nhất từ
trước tới nay. “Một trong những điều cấp thiết đối với các công ty Trung
Quốc là tạo ra nội dung có thể xuất khẩu. Tiếng Anh được xem như phương
tiện cho việc đó.”
Các tập đoàn truyền thông Mỹ và Hiệp hội Điện
ảnh Mỹ đã nỗ lực nhiều năm để đạt được điều họ muốn từ chính phủ Trung
Quốc (nhiều phim hơn được nhập khẩu vào Trung Quốc, bảo vệ sở hữu trí
tuệ tốt hơn, các công viên theo chủ đề và quyền phát sóng các kênh
truyền hình Mỹ tại Trung Quốc), thế nên ở Hollywood tư tưởng mới được
chào đón với vòng tay rộng mở. Điều này có thể lý giải là do tiền bạc và
việc thấy rõ rằng hợp tác thì kiếm chác được nhiều hơn đối đầu thù địch
giữa hai bờ Thái Bình Dương.
Về triển vọng của Mỹ, Hollywood
biết rằng thị trường phim nội địa Bắc Mỹ không còn phát triển nữa, tuy
nhiên các thị trường xuất khẩu quốc tế có thể thay thế động lực bị thiếu
hụt. Với một số dạng phim như
Transformers hay
2012,
doanh thu phòng vé Trung Quốc có thể vượt xa cả những thị trường chín
muồi vững chắc như Đức, Nhật và Anh. Bộ phim phát hành lại mới đây
Titanic
(1997) phá vỡ con số doanh thu phòng vé trước đó của chính mình, 126
triệu USD doanh thu ở Trung Quốc chiếm 48% tổng doanh thu ngoài Bắc Mỹ
của tác phẩm.
Trong khi đó, các công ty Trung Quốc và các nhà
quản lý ngành điện ảnh ngừng giả bộ rằng các bộ phim Hoa ngữ của họ đang
gặt hái nhiều thành công hơn ở các thị trường nước ngoài. (Doanh thu
nước ngoài năm 2010 của các phim Hoa ngữ được đội lên nhiều nhờ
The Karate Kid,
bộ phim lớn hợp tác sản xuất về mặt tài chính giữa Columbia Pictures và
tập đoàn điện ảnh Trung Quốc, chỉ gây ấn tượng chấp nhận được tại phòng
vé Trung Quốc). Tất cả các bộ phim nội địa “kinh điển” như
Nhượng tử đạn phi (2010) hay
Địch Nhân Kiệt
(2010) có thể gắng đạt được doanh thu phòng vé khó tin ở Trung Quốc
nhưng không được bán hoặc ế ẩm ở nước ngoài. Hơn nữa, kinh phí tăng lên
đang trở thành vấn đề đối với các nhà đầu tư vào ngành điện ảnh Trung
Quốc.
Cảnh trong phim Công phu chi vương
Quan điểm và chiến lược thay đổi nhanh chóng.
Chỉ 3-4 năm trước,
đã có cuộc thảo luận vắn tắt về bắt đầu đồng sản xuất, việc này sẽ cho
phép phim Mỹ đi cửa sau vào Trung Quốc vòng qua hàng rào hạn ngạch nhập
khẩu hà khắc, nhưng thực ra có nhiều lỗ hổng của nước này. Paramount
Pictures thành công đưa
Mission: Impossible III (2006) vào Trung Quốc theo cách mà, hai năm sau, Universal lặp lại với
The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor (2008).
Sau
nhiều năm rầy rà với kiểm duyệt và đòi hỏi của diễn viên, êkíp địa
phương; năm ngoái vài cuộc thảo luận về đồng sản xuất trở thành cơ cấu
liên hiệp. Bao gồm Relativity Media kết hợp với hai nhà tài chính và
công ty phát hành phim Hoa Hạ do nhà nước sở hữu; Legendary East có trụ
sở tại Hồng Kông là công ty liên doanh giữa Legendary Pictures, tập đoàn
truyền thông Hoa Nghị Huynh Đệ và một đại gia ngành xây dựng; cũng như
nguồn quỹ 300 triệu USD của DMG Entertainment nhằm đưa các đối tác Mỹ
vào thị trường Trung Quốc. Với thị phần khá khiêm tốn, tập đoàn giải trí
châu Á Village Roadshow cũng nhập cuộc, do cựu giám đốc Warner ở Trung
Quốc Ellen Eliasoph đứng đầu.
Cuối năm ngoái, Bona Film Group và
Hoa Nghị Huynh Đệ, hai nhà sản xuất phim tư nhân lớn nhất, đều nói rằng
phim tiếng Anh sẽ là ưu tiên mới.
“Hollywood đã làm một việc
tuyệt vời, ấy là quảng bá nền điện ảnh của họ đến với thế giới và giới
thiệu các giá trị chung của họ,” tổng giám đốc Bona Vu Đông nói. “Chúng
ta nên lấy sức mạnh của Hollywood làm đòn bẩy và thêm vào các yếu tố
Trung Quốc.” Như thể nhấn mạnh quan điểm của mình, Vu Đông đã mời
Catherine Zeta-Jones, người cho đến nay chưa từng tham gia bộ phim nào
do Bona sản xuất, rung chuông ở NASDAQ với ông.
Và vào tháng 2
năm nay, sau khi cuộc tranh luận lâu dài được đưa lên Tổ chức Thương mại
Thế giới phân xử, chính phủ Trung Quốc và Mỹ đồng ý thay đổi đột ngột
hạn ngạch và cơ chế phân phối của Trung Quốc. Phim Mỹ sẽ được phép xuất
khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn và sẽ kiếm được nhiều lợi tức cho thuê
hơn. Đột nhiên, các nhà quản lý công khai thắc mắc liệu việc vất vả thực
hiện các bộ phim đồng sản xuất có bị dẹp đi, nhường chỗ cho việc phân
phối nhiều phim bom tấn Hollywood hơn ở Trung Quốc hay không.
Câu trả lời có lẽ là không, hoặc sẽ có nhiều phim nhập khẩu và phim đồng sản xuất hơn, cũng như những hoán vị khác.
Doanh
nhân giàu có Ngô Trưng, người kiêu hãnh gọi sáng kiến mới nhất xuyên
Thái Bình Dương là Chinawood, nói đơn giản rằng các công ty Trung Quốc
đã mở rộng tầm mắt và tiến ra thế giới. “Chúng tôi đang bước vào thị
trường quốc tế, nơi sử dụng những tài năng xuất sắc nhất. Hiển nhiên là
chúng tôi muốn dựa vào nền tảng các nhà làm phim và diễn viên Trung Quốc
tài năng hiện có, song nếu xét tới các yếu tố của phần lớn những bộ
phim thành công, các nhà làm phim và diễn viên không phải là người bản
địa tham gia bất kể quốc tịch.”
Trong vài năm qua những người
không phải là dân bản địa làm việc ở Trung Quốc chủ yếu là người Hồng
Kông và Đài Loan. Trong tương lai có vẻ sẽ có nhiều người từ hai bờ Đại
Tây Dương.
Keanu Reeves trên phim trường Man of Tai Chi
Hiện giờ, các nhà làm phim Mỹ như Rob Cohen, Bill Paxton, Doug Liman và
Minkoff đã khởi động các dự án Trung Quốc của họ, còn Keanu Reeves đang
đạo diễn phim truyện đầu tay (bằng tiếng Trung Quốc chứ không phải tiếng
Anh!) cho Village Roadshow. Universal Pictures và nhạc sĩ chuyển sang
làm nhà làm phim RZA đã thực hiện
The Man with the Iron Fists, mặc dù bộ phim này không hẳn được cho là phim đồng sản xuất chính thức trọn vẹn.
Cho
đến nay, trên thực tế việc bật đèn xanh vẫn còn chậm. DMG, do Dan
Mintz, một người Mỹ đã làm việc trong ngành quảng cáo và điện ảnh Trung
Quốc gần hai thập kỷ, quản lý, đang điều hành sản xuất phim khoa học giả
tưởng của Endgame và FilmDistrict mang tựa đề
Looper. Tuy nhiên hãng này tạo ra bước tiến lớn với
Iron Man III, sẽ là tác phẩm cùng góp vốn, đồng sản xuất và đồng phát hành tiếp theo với Disney.
Khoản
tiền lớn xem ra đã sẵn sàng, chờ để đổ vào các bộ phim bom tấn
“Trung-Mỹ” mới. Ngoài nguồn của chính các xưởng phim Hollywood,
Chinawood của Ngô Trưng đã dành 450 triệu USD để đầu tư sản xuất, China
Mainstream thông báo nguồn quỹ sẽ trở thành phần kinh phí lớn cho các
phim bom tấn, còn Relativity của Ryan Kavanaugh có thể hỏi xin nguồn quỹ
của SAIF Partners, công ty quản lý quỹ đầu tư hàng đầu châu Á, và IDG
China Media. Được biết, Bona, Hoa Nghị Huynh Đệ và các công ty khác cũng
đang chuẩn bị các nguồn quỹ được cơ cấu.
Thách thức, với mọi bộ phim kể từ
Công phu chi vương, là quyền văn hóa.
Chinese Odyssey,
do Minkoff và Ventani ngầm dự định, là ví dụ minh họa cho vấn đề này.
“Chúng tôi đang làm việc với tập đoàn điện ảnh Trung Quốc, Bejing
Galloping Horse Film và Jim Hart về dự án được bắt nguồn và phát triển ở
Trung Quốc. Đây không phải là phim siêu anh hùng, nhưng cần làm việc
tại Bắc Kinh, Chicago và Munich,” Ventani nói.
“Yếu tố mâu thuẫn
rất quan trọng trong lối kể chuyện kiểu phương Tây, nhưng không được xem
là giá trị của Nho giáo. Trạng thái của nhân vật, hay hành trình của
người hùng, không phổ biến trong văn học truyền thống Trung Quốc. Rốt
cuộc kiếm khách vẫn là kiếm khách.”
Một trong những hồi chuông
thức tỉnh lớn nhất đối với các nhà làm phim Trung Quốc trong những năm
gần đây là thành công toàn cầu của phim hoạt hình
Kung Fu Panda
(2008). Bộ phim lấy biểu tượng văn hóa của Trung Quốc, phản hồi tới
khán giả Trung Quốc và khán giả quốc tế với sức hấp dẫn “mất mặt” mà các
nhà làm phim Trung Quốc phải vật lộn. Cho dù đồng tác giả kịch bản bộ
phim Glenn Berger nói rằng ông không thấy như vậy.
“Đây là câu
chuyện kinh điển về người yếu thế. Tôi chưa bao giờ nghĩ điều đó là của
riêng người Trung Quốc,” ông nói. “Câu chuyện về một người có ước mơ,
được trang bị nghèo nàn để thực hiện giấc mơ đó, nhưng dù sao vẫn kiên
quyết dấn bước. Cách sắp xếp câu chuyện gần như hoàn toàn độc lập.” Chỉ
sau khi thực hiện phần đầu, Berger (từng học chuyên ngành Đông phương
học) mới làm một chuyến nghiên cứu tới Trung Quốc để cố ý thấm nhuần
nhiều yếu tố Trung Quốc hơn cho phần tiếp theo của
Panda. “Tương tự,
Ngọa hổ tàng long (2000) không phải là phim về đề tài Trung Quốc. Đối với tôi đó là một câu chuyện tình,” Berger nói.
Gấu trúc Po – nhân vật chính trong Kung Fu Panda
Panda cho DreamWorks Animation tấm thẻ danh xưng không gì sánh
được ở Trung Quốc, nơi giàu có về những câu chuyện và ngành hoạt hình
nội địa ngốn thỏa thuê công quỹ từ nhà chức trách địa phương và quốc
gia. DreamWorks Oriential, công ty liên doanh mới của DreamWorks với tập
đoàn truyền thông Thượng Hải, có thể chọn làm việc với nhiều cộng sự
địa phương được trang bị tốt, tất cả hy vọng rằng một số phép màu phát
triển câu chuyện và kịch bản của DreamWorks sẽ đưa ngành hoạt hình nơi
đây sang trang mới.
Tuy nhiên, còn đó vô vàn chông gai trên con
đường đạt được sự hài hòa êm dịu mang tên “China-wood” – có lẽ điều này
xảy ra với khu vực sản xuất phim do người đóng nhiều hơn là phim hoạt
hình. Bất chấp nguồn quỹ lạc quan được khởi động và hiệp ước chính trị
vừa đạt được, những năm qua đã chứng kiến một số thời điểm khó khăn trên
cuộc hành trình.
Bao gồm việc bác bỏ khoản tài chính kếch xù đã
hứa với Legendary East của các nhà đầu tư Hồng Kông vào tháng 12 năm
ngoái và sự thất bại đáng hổ thẹn ở nước ngoài của
Kim Lăng thập tam thoa,
tác phẩm đầy chất phương Tây kể về cuộc bao vây Nam Kinh của Trương
Nghệ Mưu mà các nhà sản xuất bộ phim cho rằng nhất định đoạt giải Oscar.
Năm ngoái Disney đóng cửa nhóm phát triển kịch bản ở Thượng Hải còn nhà
cung cấp truyền hình theo yêu cầu chuyển thành nhà sản xuất phim Le
Vision Pictures nhận thấy không thể tạo ra
The Expendables II với tư cách phim đồng sản xuất mang bản sắc Trung Quốc.
Gần
đây, nhà quản lý tài chính Mỹ, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái đã tiết
lộ về việc cơ quan này đang tiến hành điều tra sơ bộ về giao dịch với
Trung Quốc của các xưởng phim Hollywood. Có quan ngại rằng để làm ăn
được ở Trung Quốc, đã có những khoản đút lót, điều này vi phạm luật
chống hối lộ ở nước ngoài của Mỹ. Điều đó khiến cho ít nhất một công ty
Trung Quốc, có thể chỉ là tạm thời, đình chỉ những dự án đồng sản xuất
khác.
Nhưng những người khác có vẻ quyết tâm tiếp tục. Vào tháng 5
vừa qua, Legendary Pictures, đang phát triển một số bộ phim được khán
giả Trung Quốc quan tâm, đã thực hiện cú khởi động mới cho Legendary
East với việc thuê cựu giám đốc công ty quản lý nghệ sĩ Creative Artist
Agency tại Trung Quốc Peter Loehr làm giám đốc kỳ vọng của hãng ở Trung
Quốc.
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film Business Asia
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi