Trương Nghệ Mưu dán một cái nhìn chằm chằm vào người viết khi nghe hỏi có phải bộ phim mới nhất Shadow của ông là nhiệm vụ khó khăn nhất chưa. “Với tôi phim nào cũng khó hết!” ông đáp.
Đó không phải là loại tuyên bố mà bạn mong đợi từ vị đạo diễn hàng đầu của Trung Quốc. Từ những ngày đầu của
Thu Cúc và
Đèn lồng đỏ treo cao cho đến những phim bom tấn như
Anh hùng và
Thập diện mai phục,
phim của ông trình diễn như thể được làm ra một cách dễ dàng. Bất chấp
nhận xét đó, dường như trong từ vựng của ông không có từ “khó khăn”.
Ngay cả bộ phim gặp khó gần đây của ông,
The Great Wall, đã
chứng kiến Trương Nghệ Mưu, 68 tuổi vượt qua mọi rắc rối — và những lắt
léo của một xuất phẩm đồng sản xuất Hollywood-Trung Quốc — để tạo ra một
bộ phim quái vật kỳ ảo, bất chấp sự lãnh đạm của giới phê bình, vẫn thu
được 335 triệu đôla Mỹ trên toàn thế giới.
Thậm chí còn đáng chú
ý hơn khi bạn xem xét sức ép tiêu cực mà bộ phim nhận lãnh trên mạng xã
hội trong thời gian sắp phát hành, với những người dùng tuyên bố vai
diễn của Matt Damon lẽ ra phải giao cho một nam diễn viên châu Á.
Vậy
ông đã học được gì? “À, đó là một bộ phim Hollywood,” ông nghiền ngẫm.
“Tôi đã có cơ hội để biết sản xuất phim ở Hollywood là như thế nào,
nhưng đó không phải là thứ tôi có thể vận dụng trực tiếp để làm phim ở
Trung Quốc. Đó là một kinh nghiệm.”
Không phải là một câu trả lời
ngoại giao, không hoàn toàn bất ngờ, nhưng không có gì ngạc nhiên khi
Trương Nghệ Mưu trở lại Trung Quốc vì
Shadow, bộ phim võ thuật đầy phấn khích, một lần nữa thể hiện những kỹ năng của một nhà làm phim nghẹt thở.
Biểu tượng thái cực tượng trưng cho âm dương được sử dụng trong phim
một cách thật ấn tượng để thể hiện bản chất con người luôn có tính hai
mặt
|
Người viết gặp Trương Nghệ Mưu vào tháng 9/2018 tại Liên hoan phim Venice, Trương Nghệ Mưu đã hai lần đoạt giải Sư tử vàng cho
Thu Cúc đi kiện (1992) và
Một người không thể thiếu (1999). Lần này, ra mắt
Shadow, Venice đã trao giải thành tựu trọn đời cho khối lượng tác phẩm phi thường của ông.
Đến tháng 11/2018,
Shadow đã
đoạt bốn giải Kim Mã, bao gồm cả đạo diễn xuất sắc nhất và 90 triệu đôla Mỹ
lành mạnh ở phòng vé Trung Quốc. Bộ phim vừa giành được sáu đề cử tại
Giải thưởng Điện ảnh châu Á, sẽ công bố người chiến thắng vào tháng
3/2019.
Nhưng không phim nào trong số đó hoàn toàn chuyển tải được tính hoa mỹ tuyệt đối của
Shadow.
Lấy bối cảnh Trung Quốc thời Tam Quốc (220-280 sau Công nguyên), đây là
một câu chuyện về sự lừa dối và phản bội kiểu Shakespeare.
Phần
lớn bộ phim xoay quanh đại đô đốc Tử Ngu (Đặng Siêu) của Phái Quốc bị
thương, rút lui vào bóng tối và cho phép một người có vẻ ngoài giống hệt
xuất thân thấp hèn thay vào vị trí của mình, không ai biết ngay cả vị
vua trẻ (Trịnh Khải). Do Trương Nghệ Mưu và biên kịch mới Lý Uy viết
kịch bản, đạo diễn Trương gọi câu chuyện này là “cuộc đấu tranh quyền
lực giữa những người đàn ông” — một điều có thể gây bất ngờ với những
‘fan’ gộc của ông.
Đặng Siêu (trái) và Tôn Lệ trong phim
|
Ngay từ bộ phim đầu tay
Cao lương đỏ năm 1988, Trương Nghệ Mưu
đã nổi tiếng với việc tạo ra các nhân vật nữ chính, cũng như khám phá ra
các nữ diễn viên như Củng Lợi — một người tình cũ ngoài màn ảnh với
Trương — và Chương Tử Di. Trong
Shadow, phụ nữ đảm nhận các vai phụ.
“Cá
nhân tôi nghĩ rằng có hai nhân vật nữ cũng rất quan trọng trong bộ phim
này,” Trương Nghệ Mưu phản đối, đề cập đến Tôn Lệ là vợ của đại đô đốc
Tử Ngu và Quan Hiểu Đồng, người đóng vai em gái vua — một con tốt trong
các mối quan hệ giữa các vương quốc. “Mọi đàn ông sẽ tranh giành quyền
lực và để sống còn,” vị đạo diễn nói thêm, “nhưng cô ấy [em gái vua] đấu
tranh cho tôn nghiêm của chính mình.”
Tuy nhiên, về nhiều phương diện, cốt truyện phức tạp xuống hàng thứ yếu so với các thành tựu thẩm mỹ sững sờ của
Shadow. Làm việc với nhà dựng phim Horace Ma (từng làm
The Crossing của Ngô Vũ Sâm), mọi thứ đều được dựng đơn sắc ảm đạm. Giống như tiểu thuyết tranh theo phong cách
Sin City bằng xương bằng thịt, Trương Nghệ Mưu tuân thủ triệt để bảng màu (thiếu) này, tượng trưng cho đạo đức tăm tối của các nhân vật.
Quan Hiểu Đồng trong vai Thanh Bình, nàng công chúa đấu tranh cho tôn nghiêm của chính mình
|
Nếu
Anh hùng toàn màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam, thì
Shadow lại
bị tẩy sạch màu. “Tôi nghĩ rằng không có bộ phim nào khác được làm theo
cách này,” đạo diễn Trương nhận xét, ông lấy cảm hứng từ nghệ thuật
tranh thủy mặc Trung Hoa cổ đại — “một thẩm mỹ rất phức tạp với nội dung
triết học rất sâu sắc,” như cách nói của ông.
Trong khi vi tính
được sử dụng một phần để tạo ra hình thức gây sững sờ, tất cả các đối
tượng trên trường quay đều đơn sắc. Theo Trương Nghệ Mưu, hiệu ứng giống
như “đứng giữa một bức tranh”. Một nguồn cảm hứng khác đến từ biểu
tượng thái cực tượng trưng cho âm dương — được sử dụng trong phim, một
cách thật ấn tượng, để trang trí một bục tròn khổng lồ, nơi diễn ra hai
cặp đối đầu một-chọi-một.
Trương thừa nhận “hiểu biết rất sâu
sắc” của Trung Quốc về nguyên lý âm dương, mà theo ông, trong mắt nhiều
người đã trở thành tượng trưng cho tính hai mặt của con người. “Trong
phim của tôi, tôi sử dụng nó để thể hiện bản chất con người,” ông nói.
“Tôi tin rằng bản chất con người luôn có tính hai mặt.”
Ngoài những yếu tố này, các cảnh hành động của Trương thì cực kỳ mê hoặc, không thể coi
Shadow là gì khác hơn một sự hồi phục lớn.
Trương Nghệ Mưu hầu như tránh sử dụng vi tính — sử dụng những chiếc ô nan kim loại được chế tạo đặc biệt để quay cận cảnh
|
Công lao phải ghi cho đạo diễn hành động Cốc Hiên Chiêu, từng biên đạo những pha hành động quay chậm cho
The Matrix,
Kill Bill và phim bộ truyền hình
Into The Badlands
của kênh AMC. Tại đây, ông vượt qua chính mình — không chỉ trong một
cảnh nâng chiếc ô tầm thường lên thành vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trong
cảnh vừa nói, quân lính quay những chiếc ô nan kim loại, chứ không phải
ô bằng giấy dầu truyền thống, chạy xuống một con đường dốc, trơn nước
mưa theo đội hình, trong khi chúng bắn ra phi đao.
“Thật ra, đó
là sáng tạo của riêng tôi,” Trương Nghệ Mưu nói, ông đã rút ra từ truyền
thống của những bộ phim kung fu, trong đó những vật dụng hàng ngày vào
đúng tay người sử dụng, có thể trở nên nguy hiểm chết người. Một lần
nữa, Trương Nghệ Mưu hầu như tránh sử dụng vi tính — sử dụng những chiếc
ô nan kim loại được chế tạo đặc biệt để quay cận cảnh. “Chỉ có cách này
mới khiến khán giả có cảm giác cái gì đó là thật,” ông nói.
Có phải ông cũng rút ra từ những bộ phim võ thuật được đề cử Oscar của ông,
Anh hùng và
Thập diện mai phục?
Hai bộ phim chịu trách nhiệm đưa Trương Nghệ Mưu đến với khán giả toàn
cầu — đặc biệt là người Mỹ — nên không có gì ngạc nhiên nếu ông trở lại
với tầm ảnh hưởng của chúng trong phim này.
Vương Thiên Nguyên trong vai Điền Chiến
|
“Chúng không giống nhau, ngay cả khi có nhiều yếu tố chung,” ông lập
luận. “Tôi muốn một số hình ảnh gây xúc động mạnh — đó là một yếu tố phổ
biến có trong tất cả các bộ phim của tôi.”
Hình ảnh đẹp mê hồn của
Shadow chắc
chắn kích thích các giác quan, nhưng không gì giải thích được tại sao
“phim nào cũng khó hết” đối với một người đàn ông đã làm phim kể từ khi
mới vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh năm 1978.
“Trong khi tôi đang quay một bộ phim, tôi luôn nghĩ đến việc quay bộ phim tiếp theo,” ông trả lời. “Khi tôi đang làm
The Great Wall, tôi đã nghĩ tới làm
Shadow. Và khi tôi đang làm
Shadow, tôi đã suy nghĩ về việc thực hiện bộ phim tôi vừa quay xong ở Trung Quốc.”
Điều
này càng cho thấy lực sáng tạo của Trương Nghê Mưu vẫn không ngừng
nghỉ; rõ ràng ông không có mong muốn nghỉ hưu. Như vừa nói, bộ phim tiếp
theo của ông đã sẵn sàng để phát hành. Do Trương Dịch đóng chính, có vẻ
như là một đổi hướng từ sử thi cổ trang ‘khủng’
Trịnh Khải trong vai vua Phái Quốc
|
Được quay tại Đôn Hoàng, vùng tây bắc Trung Quốc, và lấy bối cảnh vào
những năm 1970, phim mới của Trương kể về một người hâm mộ phim sống ở
một vùng đất nông nghiệp xa xôi. “Đây là câu chuyện về một nhân vật
nhỏ,” ông cười, “giống như những bộ phim trước đây của tôi.” Trương Nghệ
Mưu có vẻ nhẹ nhõm thế nào đó khi nói như vậy.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post