Tin tức

10 phim hàng đầu phòng vé thành công chủ yếu nhờ vào kỹ thuật đồ họa vi tính

09/06/2011

Harrison Ford phàn nàn rằng việc lạm dụng vô tội vạ các hiệu ứng đặc biệt nhờ kỹ thuật vi tính trong các phim Hollywood khiến chúng “vô hồn”.

Nhưng khán giả dường như không đồng ý. Xét thấy từ 10 phim hàng đầu phòng vé mọi thời đại, các hiệu ứng đặc biệt nhờ kỹ thuật vi tính có vẻ như là một phần tất yếu của phim bom tấn.

1. Avatar (2009) đạt 2,7 tỉ USD

Bộ phim thiên anh hùng ca 3D của James Cameron gần như 60% là nhờ kỹ thuật vi tính. Một số nhà phê bình ám chỉ bộ phim thậm chí được dàn dựng như thể một phương tiện truyền bá cho công ty về các hiệu ứng đặc biệt, Digital Domain, nhưng việc làm phim được thực hiện tại các các trường quay khác nhau ở Mỹ, Anh và New Zealand, kể cả Framestone, một công ty hiệu ứng hình ảnh đặt tại London đã hỗ trợ hoàn thiện việc tạo ra kỹ thuật vi tính.

Zoe Saldana trong vai công chúa người ngoài hành tinh Neytiri
trong thiên anh hùng ca
Avatar của James Cameron

2. Titanic (1997) đạt 1,8 tỉ USD

Trong khi James Cameron xây dựng con tàu Titanic dài khoảng 236 mét trong bể nước lớn nhất thế giới, các hiệu ứng dưới nước nhờ kỹ thuật vi tính của bộ phim bị chỉ trích. Tất cả các cảnh biển mà con tàu di chuyển đều được vẽ trên máy vi tính.

3. The Lord of the Rings: The Return of the King (Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở về của Nhà vua) (2003) đạt 1,3 tỉ USD

Gần như 800 cảnh trong phần hai của bộ ba tác phẩm Lord of the Rings nhờ vào kỹ thuật đồ họa vi tính. Tất cả các sinh vật kỳ bí như quỷ khổng lồ hay các kiểu quái vật khác đều được tạo ra bởi máy vi tính. Trong khi đó, Gollum được tạo hình bằng máy vi tính sau khi nam diễn viên Andy Serkis diễn xuất ở trường quay nhờ sử dụng bộ đồ đặc biệt để nắm bắt các cử động của anh.

4. Pirates of the Caribbean: Dead Man’s Chest (Cướp biển vùng Caribê: Chiếc rương Tử thần) (2006) đạt 1,06 tỉ USD.

Industrial Light & Magic, công ty về hiệu ứng hình ảnh hàng đầu thế giới, đã tạo ra Kraken bằng kỹ thuật vi tính và biến Bill Nighy thành Davy Jones, hoàn toàn với những xúc tu trên khuôn mặt. Cả hai đều là những thành phần quan trọng trong bộ phim đầy kỹ xảo này.

5. Toy Story 3 (Câu chuyện Đồ chơi 3) đạt 1,05 tỉ USD

Pixar, hãng hoạt hình đồ họa đã làm bộ ba phim Toy Story, bắt đầu tách khỏi Industrial Light & Magic vào những năm 1980 và hãng đầu tiên đi tiên phong trong việc làm hoạt hình đồ họa vi tính.

Toy Story 3 của Pixar

6. Alice in Wonderland (Alice ở Xứ sở Thần tiên) (2010) đạt 1,02 tỉ USD

Có Johnny Depp và Helena Bonham-Carter đóng vai chính, câu chuyện về Alice do Tim Burton đảm nhận mất bảy tuần để quay phim và sau đó là 22 tháng để tạo hiệu ứng bằng máy vi tính.

7. The Dark Knight (Hiệp sĩ Bóng đêm) (2008) đạt 1 tỉ USD

Phim duy nhất trong 10 phim hàng đầu tránh xa hiệu ứng kỹ thuật đồ họa vi tính, Christopher Nolan nhấn mạnh rằng việc quay các cảnh hiệu ứng trong các phần tiếp theo của Batman là thật. “Bất kỳ điều gì bạn chú ý như là công nghệ nhắc bạn rằng bạn đang trong rạp chiếu bóng,” ông nói với tạp chí Wired.

8. Harry Potter and the Philosopher's Stone (Harry Potter và Hòn đá phù thủy) (2001) đạt 969 tỉ USD

Cả con quỷ khổng lồ được tạo ra nhờ kỹ thuật vi tính và các trận đấu Quidditch trên không đều bị các nhà phê bình chỉ trích gay gắt như là ví dụ về hiệu ứng vi tính tệ chưa từng có.

9. Pirates of the Caribbean: At World's End (Cướp biển vùng Caribê: Nơi tận cùng Thế giới) (2007) đạt 958 tỉ USD

Phần thứ ba trong loạt phim Cướp biển bị các nhà phê bình chỉ trích cốt truyện gay gắt, nhưng các hiệu ứng vi tính lại được khen ngợi. Quái vật Kraken cũng tái xuất hiện.

Bảy Harry Potter trong Harry Potter and the Deathly Hallows, Part 1

10. Harry Potter and the Deathly Hallows, Part 1 (Harry Potter và Bảo bối Tử thần phần 1) (2010) đạt 946 tỉ USD

Tất cả mọi yếu tố của bộ phim, từ bảy Harry Potter, Dobby, Giám ngục, ngọn lửa từ chiếc xe của Hagrid và rắn khổng lồ trong số vô vàn các thứ khác đều được tạo ra bằng kỹ thuật đồ họa vi tính.


Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Telegraph