Người đi xem phim đã chi 60 tỉ nhân dân tệ (8,7 tỉ USD) tại các rạp
chiếu Trung Quốc trong năm 2018. Thoạt nghe có vẻ tốt, thực tế là
tăng trưởng doanh thu phòng vé ở Trung Quốc dường như đang chậm lại.
Từ 2009 đến 2015, doanh thu phòng vé cho các phim trình chiếu ở Trung
Quốc đã tăng từ 6 tỉ nhân dân tệ lên 44 tỉ nhân dân tệ, với mức tăng
trưởng trung bình hơn 30% một năm. Doanh thu năm 2016 chỉ tăng 3,7%, đạt
46 tỉ nhân dân tệ.
Một khán giả Trung Quốc đi ngang qua áp phích quảng cáo phim Dying to Survive trong rạp chiếu
|
Tổng doanh thu phòng vé 60 tỉ nhân dân tệ cho năm 2018 thể hiện mức tăng
7,3% so với năm 2017, nhưng đây là năm thứ hai trong vòng 10 năm qua,
mức tăng hàng năm về doanh thu ở mức một chữ số.
Trong số 10 phim
hàng đầu phòng vé Trung Quốc năm 2018, có bốn là xuất phẩm của
Hollywood và còn lại là phim nội địa. Ba phim hàng đầu, mỗi phim đều thu
được hơn 3 tỉ nhân dân tệ ở phòng vé, do Trung Quốc sản xuất.
6 phim Trung Quốc trong tốp 10 phim đầu bảng xếp hạng phòng vé 2018•
Operation Red Sea, phát hành tháng 2, thu 3,65 tỉ nhân dân tệ
Cưỡi trên làn sóng của lòng nhiệt thành yêu nước do các phim hành động yêu nước cực kỳ nổi tiếng
Chiến lang (2015) và
Chiến lang 2 (2017),
Operation Red Sea
là nhà vô địch phòng vé Trung Quốc năm 2018. Được giới thiệu như một
món quà dành cho khán giả nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Quân đội Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc và Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bộ
phim dựa trên việc di tản hơn 200 công dân nước ngoài và gần 600 công
dân Trung Quốc từ cảng Aden miền nam Yemen trong cuộc nội chiến năm 2015
ở quốc gia Trung Đông này.
Các nhà phê bình cho biết những cảnh được miêu tả trong phim chân thực hơn
Chiến lang, bị chỉ trích là tẩy não để khán giả ngưỡng mộ Trung Quốc. Thay vì thúc đẩy chủ nghĩa anh hùng cá nhân như
Chiến lang,
Operation Red Sea thể hiện sự hợp tác nhóm để giải quyết các nhiệm vụ gian khổ và hoàn thành sứ mạng.
•
Detective Chinatown 2, phát hành tháng 2, thu 3,4 tỉ nhân dân tệ
Nương theo thành công của
Detective Chinatown, được phát hành
năm 2015 và thu về hơn 800 triệu nhân dân tệ, phần tiếp theo tiếp tục
yếu tố hành động và hài hước của bộ phim trinh thám hài đầu tiên. Phim
kể câu chuyện về hai thám tử Trung Quốc ở New York bất chấp nguy hiểm
đến tính mạng để giải quyết một vụ án giết người. Với thành công của hai
phần phim, một phim chuỗi đã ra đời;
Detective Chinatown 3 dự kiến ra mắt vào năm 2020.
•
Dying to Survive, phát hành tháng 7, thu 3,1 tỉ nhân dân tệ
Bộ phim thành công bất ngờ này đánh dấu lần đạo diễn phim dài đầu tay của Văn Mục Dã 33 tuổi. Được mô tả là
Dallas Buyers Club của
Trung Quốc, bộ phim được ca ngợi vì đã đưa ra một miêu tả nghiệt ngã về
ngành dược phẩm và ngành y tế tham lam ở Trung Quốc đẩy bệnh nhân nan y
vào tuyệt vọng.
Phim dựa trên nhân vật ngoài đời thực của Lục
Dũng người tỉnh Giang Tô mắc bệnh ung thư bạch cầu. Nản chí trước giá cả
đắt đỏ của thuốc trị bệnh ung thư bạch cầu được bảo vệ bởi bằng sáng
chế, vị doanh nhân do Từ Tranh thủ vai đã đến Ấn Độ để mua thuốc công
thức tương đương rẻ hơn nhiều và bán cho bệnh nhân ung thư bạch cầu với
giá rẻ, cứu họ thoát chết và khánh kiệt.
Sau khi bị chính phủ bắt
vì buôn lậu thuốc, hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu được hưởng lợi
từ thuốc Ấn Độ giá rẻ của anh đã kháng cáo cho anh được phóng thích.
Cuối cùng không có tội danh nào thành lập cho nhân vật chính.
•
Hello Mr. Billionaire, phát hành tháng 7, thu 2,55 tỉ nhân dân tệ
Bộ phim hài đả kích thói tiêu xài phô trương của nhà giàu mới Trung Quốc
bằng cách cố làm cho lối sống của họ trông thô thiển. Do Bành Đại Ma và
Diêm Phi của
Goodbye Mr Loser đạo diễn, bộ phim xoay quanh
những trò hề của một thủ môn bất tài trong một đội bóng đá hết hy vọng
đột nhiên nhận được gia tài lớn từ người chú giàu có của mình.
•
Monster Hunt 2, phát hành tháng 2, thu 2,24 tỉ nhân dân tệ
Từ đà thành công của
Monster Hunt đầu tiên (2015), chiếm 2,4 tỉ
nhân dân tệ trong tổng doanh thu bán vé của Trung Quốc, phần tiếp theo
bắt đầu từ chỗ phần đầu kết thúc. Thể hiện cuộc phiêu lưu của hoàng tử
quái vật củ cải bốn tay Wuba và Lương Triều Vỹ ngớ ngẩn trong một bộ
phim hài kỳ ảo thân thiện với trẻ em có cốt truyện đoàn tụ gia đình để
thu hút khán giả dịp Tết Nguyên đán.
•
The Ex-File: The Return of the Exes, phát hành tháng 1, thu 1,65 tỉ nhân dân tệ
Bộ phim hài lãng mạn khám phá quan niệm về người yêu cũ của người Trung
Quốc đương đại. Do Điền Vũ Sinh đạo diễn và là phần tiếp theo của
Ex-Files năm 2014 và
Ex-Files 2 2015, bộ phim đã cộng hưởng ở Trung Quốc, nơi người ta thường cắt đứt quan hệ với người yêu cũ.
5 phim đội sổ bảng xếp hạng phòng vé Trung QuốcCó
thành công ‘đỉnh’ thì có thất bại ‘khủng’. Những phim này dẫn tới tự
vấn lương tâm rộng khắp các công ty sản xuất phim cược lớn vào hiệu ứng
hoành tráng và ngôi sao hạng A đắt đỏ và đã bị phản tác dụng. Năm bộ
phim Trung Quốc này mang đến cho các nhà sản xuất những bài học đắt
giá trong năm 2018.
•
Asura, phát hành tháng 7
Các nhà sản xuất
Asura – trong đó có Alibaba Pictures – đã
quyết định rút phim ra khỏi các rạp chiếu sau một tuần mở màn thảm họa
khi chỉ kiếm được 49,05 triệu nhân dân tệ.
Với kinh phí 750
triệu nhân dân tệ, đây là bộ phim Trung Quốc đắt nhất từng được thực
hiện. Một xuất phẩm có sự tham gia của 2.500 người từ khắp thế giới,
phim chủ yếu được quay ở ba tỉnh của Trung Quốc – Thanh Hải, Ninh Hạ và
Hà Bắc – và đã dành 15 tháng làm hậu kỳ ở Mỹ.
Dàn diễn viên toàn
sao bao gồm Lưu Gia Linh và Lương Gia Huy của Hồng Kông, và thần tượng
điển trai tuổi ‘teen’ Trung Quốc Ngô Lỗi đóng vai chính. Sử thi giả
tưởng này kể câu chuyện một người chăn cừu (do Ngô Lỗi thủ vai) trong
công cuộc giải cứu Asura – chiều không gian của ham muốn thuần túy.
•
A Better Tomorrow 2018, phát hành tháng 1
Với ngân sách sản xuất 100 triệu nhân dân tệ, bộ phim chỉ thu về 63 triệu nhân dân tệ ở phòng vé.
Câu
chuyện về một sĩ quan cảnh sát thực hiện chiến dịch bắt giữ người anh
trai từng bị ở tù, và sự hòa giải của họ, bộ phim đã bị giới phê bình
chỉ trích là một bản chuyển thể nghèo nàn tác phẩm kinh điển
A Better Tomorrow
năm 1986 của Ngô Vũ Sâm, với sự tham gia của Châu Nhuận Phát và Trương
Quốc Vinh, sao chép toàn bộ cốt truyện gốc và mối quan hệ giữa các nhân
vật chính.
•
The Trough, phát hành tháng 4
Với ngân sách 130 triệu nhân dân tệ, bộ phim bị xịt ở phòng vé, chỉ kiếm được 34 triệu nhân dân tệ.
The Trough
do nam diễn viên từng đoạt giải thưởng Trương Gia Huy của Hồng Kông đạo
diễn và đồng biên kịch, anh cũng đóng vai nhân vật chính, một cảnh sát
chìm. Các nhà phê bình chỉ trích Trương Gia Huy vì đã sản xuất một tiểu
sử sùng bái chính mình với cái giá phải trả là cốt truyện của bộ phim.
•
Genghis Khan, phát hành tháng 4
Bộ phim này tốn 100 triệu nhân dân tệ để thực hiện, nhưng chỉ lấy được
38 triệu nhân dân tệ ở phòng vé Trung Quốc. Ca sĩ-diễn viên Hồng Kông
Trần Vỹ Đình đóng vai nhà chinh phạt người Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn, lên
đường cứu vị hôn thê của mình sau khi cô bị một tù trưởng bắt cóc trong
đêm tân hôn của họ. Bộ phim bị chỉ trích vì biên tập kém và miêu tả
tính cách nhân vật cũ nhàm.
•
Guardians of the Tombb, phát hành tháng 1
Siêu sao Trung Quốc Lý Băng Băng và nam diễn viên kiêm ca sĩ người Đài
Loan-Brunei Ngô Tôn không thể cứu nổi bộ phim xấu hổ này. Được làm với
chi phí 120 triệu nhân dân tệ, bộ phim chỉ kiếm được 49 triệu nhân dân
tệ.
Là xuất phẩm hợp tác giữa Australia và Trung Quốc do đạo diễn
người Australia Kimble Rendall chỉ đạo. Là một phim ly kỳ giả tưởng
xoay quanh một nhóm các nhà khoa học lạc mất một đồng nghiệp trong một
mê cung cổ xưa khi tìm kiếm khám phá lớn nhất thế kỷ.
Phim chỉ
được 3,9/10 điểm trên trang đánh giá phim Trung Quốc Douban. Mặc dù hiệu
ứng đặc biệt phong phú và nhân vật chính kiểu Lara Croft, do Lý Băng
Băng thủ vai, bộ phim vẫn bị đả kích vì cốt truyện sáo rỗng. Các nhà phê
bình nói rằng thành tích phòng vé nghèo nàn của nó cho thấy ngôi sao Lý
Băng Băng đang mờ dần.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post