Phim có xứng
với khoản phí để mang cặp kính vào rồi thấp thoáng thấy thêm được một
chiều nữa?
Hoodwinked Too: Hood vs. Evil không chỉ là phần tiếp theo của một Hoodwinked năm
2005, mà khán giả hầu như chẳng muốn có. Không chỉ phim suýt nữa đã
được phát hành vào năm 2010 để Burger King đưa việc sản xuất đồ chơi vào
tháng giêng. Không chỉ huênh hoang về sự khác biệt trong việc thay nữ
diễn viên được đề cử Oscar Anne Hathaway, đã lồng tiếng cho Cô bé quàng
khăn đỏ trong phiên bản đầu, bằng "thủ lĩnh cổ vũ" Hayden Panettiere. Hoodwinked Too
còn là “của hiếm” của phim hoạt hình 3D chuyển đổi hậu kỳ, vào cái thời
buổi mà mọi hãng phim hoạt hình lớn đều lên kế hoạch làm phim 3D và hầu
hết người xem đều trở nên ý thức "3D hậu chuyển đổi" là mật mã có nghĩa
"3D vô dụng hoặc không đẹp".
Vậy cái "Cô bé quàng khăn đỏ" có
khả năng đánh bại yêu quái này là phim 3D hậu chuyển đổi? Và quan trọng
hơn, phim có xứng với khoản phí để mang cặp kính vào rồi thấp thoáng
thấy thêm được một chiều nữa? Hãy đọc bài viết mới nhất trong chuyên mục
3D hay không 3D của chúng tôi để khám phá nhé.
Tính phù hợp
Phim hoạt hình – cho dù là phim hoạt hình được thực hiện tồi với kinh phí thấp như Hoodwinked Too: Hood Vs. Evil
– luôn phù hợp hoàn hảo với công nghệ 3D. Những hình ảnh sáng sủa và
một thế giới hoạt hình kiểm soát được hoàn toàn có nghĩa là cho dù nhà
làm phim chẳng hứng thú chút nào với 3D, họ cũng sẽ không bao giờ gặp
rắc rối với chuyển động của máy quay hay những mặt phẳng bị bóp méo hay
gặp ở phim người thật đóng. Vậy là nhiều phim hoạt hình phát hành ở định
dạng 3D đến nỗi trẻ em chẳng mong đợi phải đeo kính 3D sau khi bố mẹ
chúng đã phải chi thêm cho tiền vé. Thích hay không thì tùy, hoạt hình
là loại phim người ta phải xem ở định dạng 3D nhất.
Điểm: 5/5
Kế hoạch và công sức
Hoodwinked Too là phần tiếp
theo của bộ phim đã phát hành năm 2005, một trong những phim hoạt hình
cuối cùng ra đời trước khi xu thế 3D bắt đầu thịnh hành. Mà bộ phim tiếp
theo này thực sự không bị trì hoãn như bạn tưởng – như đã công bố trong
một hồ sơ tố tụng bởi các nhà sản xuất kiện nhà phát hành The Weinstein
Company, bộ phim hoàn tất vào đầu năm 2009, khoảng thời gian DreamWorks
Animation ra mắt phim 3D đầu tiên của họ. Chắc bạn đã biết vầy nghĩa là
sao rồi: chuyển đổi hậu kỳ. Theo thông cáo báo chí thì việc chuyển đổi
này do Malibu Film Group thực hiện. Họ đã làm một công việc đáng yêu với
quy trình chuyển đổi và mọi thứ, nhưng rõ ràng là không ai nghĩ tới
chiều không gian thứ ba khi làm phim.
Điểm: 2/5
Ngoài màn ảnh
Đây là hạng mục về chiều sâu trong khuôn
hình của bộ phim này; phải chăng bốn cạnh của màn ảnh như thể một cửa sổ
để nhìn xuyên vào một thế giới sâu thẳm và vô hạn, hay khuôn hình chỉ
là một bức tranh phẳng lì. Xét bao nhiêu công sức trong việc lên kế
hoạch làm 3D cho Hoodwinked Too, thì bạn có thể suy ra về điểm
này. Mặc dù các nhân vật không ngừng bay lượn và rơi từ trên cao xuống –
ra khỏi vách núi, xe môtô, những cuống đậu khổng lồ –
chẳng thấy rõ rệt
chiều sâu nào cả hay chỉ toàn được thêm vào bằng 3D. Không thấy có gì
hưởng lợi nhờ xử lý 3D, thậm chí cả lâu đài u ám hoặc dây đậu khổng lồ
đã nói trên. Gần như thể người làm phim này không biết họ có làm 3D vậy.
Ôi chờ xem…..
Điểm: 2/5
Trước màn ảnh
Phim hoạt hình thường rất tuyệt ở khía cạnh
này của công nghệ 3D, làm cho các thứ vọt ra khỏi màn ảnh vào mặt bạn
theo cách phô trương nhất có thể. Phim hoạt hình có thể để cho chim chóc
bay ra khỏi màn ảnh hoặc nhân vật chạy xô về phía khán giả và khiến bạn
nhảy dựng. Hoodwinked Too lẽ ra đã có những cơ hội tuyệt vời
để tận dụng lợi thế này – có những chú heo phóng tên lửa, một con nhện
có chân máy điên khùng, và rất nhiều nhân vật và vật thể bay trong không
khí. Ấy nhưng mà, những ngón nghề này đòi hỏi tính trước kỹ càng, và
chứng cớ hiển nhiên là phim này đã không được dự tính trước sẽ làm 3D.
Vì thế Hoodwinked Too thất bại hoàn toàn ở điểm này.
Điểm: 1/5
Độ sáng
Ngay cả James Cameron cũng thừa nhận rằng đeo kính
3D thì cũng như đeo kính râm; tại Cinema Con năm nay ông khẩn nài giới
chủ rạp đốt sáng đèn chiếu cho phim 3D, để cho khi khán giả đeo kính 3D
họ không đến nỗi chìm vào bóng tối. Cameron đã tính trước cho thách thức
đặc trưng này của công nghệ 3D bằng cách sử dụng màu sắc đặc biệt sáng
sủa trong Avatar, và xem ra những người đứng sau Hoodwinked Too
cũng làm tương tự. Không phải màu sắc của bộ phim này đặc biệt phong
phú, hay hình ảnh đủ đẹp để quên đi kịch bản nhàm chán, mà mọi thứ đều
đủ sáng sủa để có thể xem không cần kính. Mặc dù nhìn chung thì 3D vô
ích cho Hoodwinked Too, ít ra cũng không hủy hoại những gì bộ phim có.
Điểm: 5/5
Sức khỏe của khán giả
Lần nữa, phim hoạt hình thường đạt
điểm tốt ở hạng mục này – được làm cho trẻ em không thể theo nổi tất cả
sự điên đảo kiểu Michael Bay và Paul Greengrass. Và mặc dù kiểu quay
phim đều đều và khá ì ạch trong Hoodwinked Too khiến phim chả
có gì thú vị để xem, thì nó cũng làm bạn đỡ buồn nôn, một hậu quả rất
thực của nhiều phim người thật đóng không được lên kế hoạch làm 3D từ
đầu. Còn sức khỏe của bạn sau khi ngồi xem hết cuốn phim xoàng này thì…
tùy ở bạn.
Điểm: 4/5
Thử bỏ kính
Người
viết bài này vì nổi cáu với một bộ phim 3D lờ đờ mà phải bỏ kính ra,
chỉ để ngạc nhiên thấy rằng khi nhìn bằng mắt trần màn ảnh trông vẫn y
chang. Công nghệ 3D thể hiện ở chỗ hình ảnh bị mờ ảo – hai hình ảnh tách
càng tách rời ra để sẽ hợp nhất lại khi bạn đeo kính – thì ấn tượng 3D
càng rõ. Mặc dù gỡ kính ra khi xem Hoodwinked Too thực sự không
khám phá một hình ảnh nào hoàn toàn không mờ ảo, thì cũng không phải là
tất cả đều ấn tượng – lượng mờ ảo tiết lộ biểu hiện 3D một cách cơ bản,
tăng thêm chút kết cấu cho khuôn mặt nhân vật và chút chiều sâu và
những cảnh toàn cảnh, nhưng không làm khán giả chìm đắm chút nào.
Điểm: 2/5
Kết luận chung cuộc: Dù số điểm cao cỡ 21 xem ra làm cho mê muội - Hoodwinked Too: Hood vs. Evil
không có cách gì đáng chịu tiền vé 3D, nhưng tính 3D không đến nỗi quá
tệ tới mức trừng phạt bạn vì đã vô rạp ngồi xem. Đây là một phim chưa hề
được tính toán để làm 3D, và vì thế không lợi dụng được công nghệ này
chút nào. Nếu lũ trẻ nhà bạn có cái thú khoái đeo kính 3D, thì cho dù
phim có dở thế nào cũng phải đi xem cho bằng được. Tuy nhiên, với những
người khác, phim này chỉ đáng xem khi bạn có thể thuê đĩa 2D Blu-Ray –
mà ngay cả có như thế đi nữa thì cũng chỉ khi nào hết sạch phim hoạt
hình để xem rồi thì hẵng thuê.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend