Kết luận chung cuộc bộ phim gấu trúc đánh võ ấy đạt 32/35 điểm vì sự tận
dụng công nghệ 3D xuất sắc, một điểm số gần như hoàn hảo.
Bây giờ vấn đề là liệu
Mèo đi hia 3D có qua mặt được gấu trúc đánh võ không nhỉ?
Nếu
thường xuyên theo dõi chuyên đề này có lẽ bạn đọc nhớ chúng tôi thường
nói rằng “công nghệ 3D nắm bắt hoàn hảo những toàn cảnh khác nhau,” vậy
còn về tổng thể bộ phim thì sao? Bộ phim này có chịu đựng nổi sự phân
tích chuyên sâu, kịch liệt của chúng tôi không? Hãy xem bên dưới nào.
Tính phù hợpMặc dù phim 3D người thật đóng quả có những
bước nhảy vọt thần kỳ trong mấy năm qua, câu châm ngôn này vẫn đúng: 3D
hiệu quả tốt nhất với hoạt hình và đồ họa vi tính. Lý do là thế giới
thật có những giới hạn, còn bất kỳ thứ gì bạn sáng tạo trên máy tính đều
có thể chuyển hóa và nhào nặn để phù hợp hoàn hảo với chiều không gian
thứ ba. Ý niệm này vững chắc trong
Puss in Boots (phát hành ở Việt Nam với tựa đề
Mèo đi hia) của Chris Miller. Hơn nữa, bộ phim còn đầy ắp cảnh hành động, luôn đắc địa khi thêm vào sự ngoạn mục của 3D.
Điểm: 5/5Kế hoạch & công sứcCó
một số ít người mở đường cho tương lai của 3D và một nhân vật không phủ
nhận được trong số đó là Jeffrey Katzenberg, CEO của Dreamworks
Animation. Trở lại hồi tháng 4/2010, nhà quản lý điều hành này công bố
rằng mọi tác phẩm mà hãng phim ông làm ra kể từ giờ đều là phim 3D, và
ông đã giữ được lời hứa đó, với những tựa phim như
Megamind,
Kung Fu Panda 2 và bây giờ là
Puss in Boots.
Quan trọng là những dự án phim này đều được hình dung ba chiều ngay từ
đầu, và kế hoạch và công sức trong trường hợp này sẽ được tưởng thưởng.
Điểm: 5/5
Sâu trong màn ảnhPhim hoạt hình đặc biệt nổi trội nhờ 3D
chỉ vì đây là một thế giới được sáng tạo hoàn toàn trên máy tính. Kết
quả là, người ta có thể tận dụng hiệu ứng “tạo chiều sâu”.
Puss in Boots
chứ đựng khía cạnh này của công nghệ mới cũng như mèo thích chơi trò vồ
bóng vậy. Cảnh trí trong bộ phim cực kỳ tuyệt vời và Miller đã làm tốt
cái việc hớp hồn khán giả. nhưng điều này không chỉ giới hạn ở những bối
cảnh rộng, ngoài trời. Ngay cả những cảnh trong nhà cũng sử dụng 3D
hiệu quả. Khỏi phải nói cũng biết, phim đạt điểm tuyệt đối ở hạng mục
này.
Điểm 5/5
Phía trước màn ảnhMột trong những cảnh đầu tiên của
Puss in Boots
là một cận cảnh sát sạt gương mặt của chú mèo, nhân vật có tên trên tựa
phim. Thực sự là một cảnh gây giật mình, vì thể hiện vẻ đẹp và mức độ
chi tiết đỉnh cao của phim hoạt hình. Tuy nhiên, người viết có một ý
tưởng chạy trong đầu: “Sao cái mũi của mèo Puss không chĩa vào mắt mình
nhỉ?” Đáng tiếc, khía cạnh này của công nghệ 3D cũng không được tận dụng
tốt trong cả phần còn lại của bộ phim. Mặc dù có một vài ví dụ về việc
vật thể "xồ" về phía khán giả, hiệu ứng này không được vận dụng bằng một
nửa hiệu ứng tạo “chiều sâu”. Nghĩ mà xem có bao nhiêu là cảnh đánh
gươm và hành động trong phim này, thật là thất vọng quá.
Điểm: 3/5
Độ sángKhi nào thì độ sáng thôi trở thành vấn đề cho phim
3D? Câu trả lời là “khi nào rốt cuộc chúng ta có thể thôi phải đeo kính
râm trong rạp. Cho tới lúc đó, tùy theo các nhà làm phim nỗ lực bù đắp
bằng cách làm phim sáng sủa hơn. Trong trường hợp
Puss in Boots,
phần lớn là thành công. Phần lớn cảnh hành động diễn ra ban ngày, và có
rất nhiều nguồn ánh sáng giúp cân bằng được cặp kính râm, nhưng phim có
vấn đề với những cảnh đêm. Mặc dù không tệ, những cảnh buổi tối trong
phim vẫn khá âm u và không sinh động như khi chúng được làm 2D. Cũng cần
lưu ý rằng yếu tố này thay đổi tùy theo rạp nữa, có rạp không sử dụng
máy chiếu 3D của họ hết công suất. Thế nên điểm số hạng mục này là theo
trải nghiệm của tác giả bài viết.
Điểm: 3/5Thử bỏ kínhNếu
bạn gỡ kính ra khi đang xem một phim 3D tốt thì khó mà chịu được. Ngoài
cảnh nền phẳng mà bạn phải tập trung vào, mọi thứ khác đều mờ ảo và
không thể tập trung nhìn được. Vậy ở hạng mục này
Mèo đi hia
làm ăn thế nào? Quá tốt, thực vậy. Trong lúc xem phim thỉnh thoảng người
viết kéo kính trễ xuống sống mũi và hiếng mắt nhìn qua đó, những gì
thấy được thật kỳ ảo. Từ đầu chí cuối không thể xem phim này mà không có
kính, 3D phải vậy mới được.
Điểm: 5/5
Sức khỏe của khán giảMặc dù vấn đề còn lớn hơn muôn thuở
trong những phim hành động hoành tráng có vô số thứ xảy ra trên màn ảnh
cùng lúc đó là 3D gây khó chịu với một số người, khiến họ đau đầu, buồn
nôn và nhiều triệu chứng khác của việc bị say hình ảnh chuyển động khi
xem phim 3D. Vấn đề này xảy ra khi đạo diễn không tạo được tiêu điểm
khiến mắt khán giả cứ phải liên tục tìm kiếm cái gì để nhìn. Cá nhân tác
giả thấy mình không làm sao khi xem
Puss in Boots. Mặc dù ngồi
khá gần màn hình, tác giả vẫn biết phải tập trung nhìn cái gì. Rời khỏi
rạp người viết bài này cảm thấy sảng khoái và vui vẻ, chắc bạn cũng sẽ
như thế.
Điểm: 5/5
Kết luận:Puss in Boots là một phim được làm để xem ở
định dạng 3D, và bạn rất nên làm thế. Mặc dù chưa phải là một trải
nghiệm hoàn hảo, còn thiếu sót vài khía cạnh, hiệu ứng 3D cho phần lớn
bộ phim thực sự ngoạn mục và được làm rất tốt. Bộ phim hoạt hình này có
nội dung thực sự hay và công nghệ mới đã tôn thêm điều đó. Nếu đi xem
Mèo đi hia cuối tuần này (và bạn nên đi, vì phim vui lắm), hãy xem bản 3D nhé.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi