Tin tức

3D hay không 3D: hãy chọn vé đúng để xem Người Hobbit

25/12/2012

The HobbitThe Lord of the Rings được cùng một nhóm người tạo ra và có bối cảnh trong cùng một thế giới, nhưng có khá nhiều thứ phân biệt hai chuỗi phim này với nhau.

Loạt phim đầu dựa trên ba quyển sách phải được cắt gọt để vừa vặn vào ba bộ phim, và bộ ba phim mới này chỉ dựa trên một quyển sách duy nhất được mở rộng ra. Lord of the Rings là câu chuyện kinh điển về chiến tranh, chốn sa trường và sự tranh đấu, còn The Hobbit bắt đầu chỉ là một câu chuyện nhỏ J.R.R Tolkien từng kể cho con mình nghe.

Nhưng có lẽ điểm khác nhau nổi bật nhất giữa bộ ba cũ và mới của Peter Jackson là cách dựng phim. Đã tiến được thêm vào bước lớn về mặt công nghệ, nhà làm phim từ xứ sở chim kiwi này quyết định không chỉ dựng chuỗi Hobbit ở tốc độ khung hình nhanh hơn, mà còn làm 3D. Và cũng như câu hỏi chúng ta đã đặt ra cho bất cứ phim 3D nào khác, giờ phải hỏi The Hobbit: An Unexpected Journey (phát hành ở Việt Nam với tên Người Hobbit: Hành trình vô định): liệu phim có đáng bỏ thêm tiền để xem không?

Dưới đây bạn sẽ tìm thấy bản phân tích và xếp hạng các đặc điểm của phim và việc ứng dụng 3D để quyết định xem 3D có phải là cách xem phim thích hợp hay không. Bạn có nên bỏ thêm tiền để có trải nghiệm khác không? Hãy cùng tìm xem!

Ghi chú: bản phân tích 3D này dựa trên bản phim ở chuẩn 24 hình/giây chứ không phải bản 48 hình/giây

Tính phù hợp

Ngoài phim hoạt hình, thông thường trải nghiệm 3D tốt nhất bạn có thể tìm thấy là ở trong các phim bom tấn, hành động được đồ họa vi tính hỗ trợ, và ở mảng này The Hobbit: An Unexpected Journey rõ đã đủ điều kiện. Vì chất kinh điển rộng khắp của phim, bao gồm các cảnh dài quay vẻ đẹp của vùng Trung Địa từ trên không khi các nhân vật chính du hành cũng như vài cảnh chiến đấu, có nhiều phần trong phim chứng tỏ vì sao 3D và Tolkien hợp cạ với nhau. Tuy nhiên, nói đến cùng thì tác giả cũng trừ bớt một điểm vì loạt The Lord of the Rings xưa không được làm ở dạng 3D, và sự thay đổi định dạng hẳn đã có một hiệu ứng thẩm mỹ rõ ràng khiến loạt phim mới cách xa loạt cũ.

Điểm: 4/5

Kế hoạch và công sức

Dĩ nhiên, Jackson không làm 3D cho Lord of the Rings, nhưng vấn đề này đã được nhắc đến trong các cuộc trao đổi về The Hobbit một thời gian lâu trước khi khởi quay (thậm chí là trước khi dự án này được ‘bật đèn xanh’). Bộ phim được quay thuần 3D, và Jackson thậm chí còn chỉ rõ trong quá trình quay rằng quyết định làm phim 48 hình/giây của ông phần lớn được thúc đẩy từ khao khát làm 3D rõ hơn, tìm cách loại bỏ tình trạng hình bị giật và mờ xảy ra khi máy quay di chuyển và tạo nên hình ảnh sắc đẹp hơn. Vẫn còn tranh luận liệu 3D có phải là cách tốt nhất để xem The Hobbit không (đọc tiếp sẽ rõ!), nhưng kế hoạch và công sức thì quả không cật vấn gì được.

Điểm: 5/5

Trước màn ảnh

Khi bạn cân nhắc lượng thời gian và công sức bỏ ra cho 3D, thật sự thất vọng khi bộ phim ít tận dụng khía cạnh ‘trước màn ảnh’ của công nghệ này – từ để chỉ cách bộ phim làm cho các vật thể có vẻ như thoát ra khỏi màn ảnh hướng về khán giả. Cũng có vài ngoại lệ, vì phim không hoàn toàn thiếu vắng các thứ vọt vào mặt khán giả, nhưng rõ đây không phải là cách chính Jackson dùng định dạng này. Giữa những đống gạch vụn đó đây trong cảnh phim, tiết trời thay đổi, và việc các nhân vật quăng ném tên và giáo mác cùng những thứ giống vậy, có hàng hàng cơ hội dọn sẵn cho 3D, nhưng công nghệ này hiếm khi được tận dụng. Hy vọng chúng ta sẽ được thấy nhiều hơn trong phim thứ hai và ba.

Điểm: 2/5

Sâu trong màn ảnh

Vì Jackson rõ ràng không chú trọng vào việc làm cho các thứ có vẻ bay ra khỏi màn ảnh, tất cả sự chú ý của ông, thay vào đó, dồn vào việc nhấn mạnh chiều sâu, và ở khía cạnh này ông đã thắng lớn. Những cảnh dài quay Bilbo và các đồng sự người lùn di chuyển qua vùng đất đã đủ tuyệt, khi bạn cảm thấy như mình có thể rơi vào Trung Địa, nhưng nơi vị đạo diễn này thực sự khoe tài là ở những nơi riêng tư, thân tình hơn. Dù là ở hố nhỏ Hobbit ấm cúng của Bilbo hay hang của Gollum ở Rặng núi Sương mù, Jackson cũng dùng máy quay lập thể để thực sự khám phá khung cảnh và tạo cho khán giả cảm giác như họ hoàn toàn chìm vào thế giới đó.

Điểm: 5/5

Độ sáng

Quay lại với quyển sách, có lẽ cảnh nổi tiếng nhất trong The Hobbit là lúc Bilbo Baggins và Gollum đang chơi trò giải đố trong một hang động sâu, tối tăm và ẩm thấp – và cách bộ phim xử lý cảnh này với 3D thật sự khá đỉnh. Trong khi độ sáng luôn là vấn đề lớn nhất với công nghệ này, vì khán giả nhất thiết phải mang kính râm trong nhà, bộ phim mới nhất này của Jackson không lấy đó làm khó. Vài cảnh cao trào nhất trong câu chuyện diễn ra vào buổi tối hoặc trong nhà, nhưng 3D không gây cản trở, và cũng có thể nói vậy với các cảnh buổi sáng hay ngoài trời, không bị mất nét hay mờ. Máy chiếu tồi có thể ảnh hưởng đến hạng mục này hơn các hạng mục khác, nhưng nếu bạn xem The Hobbit trong một rạp chất lượng tốt thì độ sáng chắc chắn không là vấn đề trong trải nghiệm xem phim của bạn.

Điểm: 5/5

Thử bỏ kính

Lý do ta cần kính 3D khi xem phim 3D là vì định dạng này được tạo ra bằng cách quay hai ảnh riêng rồi sau đó chỉ được ghép lại bằng cách nhìn qua một cặp kính ghép ảnh. Tuy nhiên, nếu bỏ kính, thứ bạn thấy là một mớ hỗn độn mờ ảo – vì mắt bạn không thể xử lý thứ bạn nhìn một cách thích đáng – nhưng quan trọng hơn là, càng mờ thì càng nhiều chiều sâu để quan sát. Trong lần tác giả đi xem The Hobbit, tác giả đã thử hé nhìn qua vành kính 3D vài lần và chỉ thấy được một mớ ô hợp ảnh (hầu hết) dương bản. Dù có vài cảnh rõ một cách đáng ngạc nhiên và thất vọng (có thể gọi là các cảnh không thực sự có cơ hội tận dụng công nghệ này), phần lớn bộ phim không thể xem được nếu không có kính.
Điểm: 4/5

Sức khỏe của khán giả

Đây là một chủ đề để xử lý thú vị, vì như đã nói tác giả chỉ xem phim ở định dạng 24 hình/giây chứ không phải 48 hình/giây. Dù có vào khán giả phàn nàn cảm giác xây xẩm buồn nôn là kết quả trực tiếp của tốc độ hình nhanh hơn, tác giả nhận thấy mình bước ra khỏi rạp khi xem xong Hobbit hoàn toàn khỏe khoắn – điều này thật ấn tượng với độ dài của bộ phim. Jackson giữ tiêu điểm tốt, tránh cho mắt khán giả điều chỉnh quá nhiều tạo nên khó chịu. Cũng như mọi lần viết về chủ đề này, điều quan trọng phải nhắc đến là hạng mục này hơi chủ quan hơn vài hạng mục khác, nhưng tác giả có thể thật lòng nói sau khi xem phim cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.

Điểm: 5/5
BẢNG ĐIỂM
Tính phù hợp
4
Kế hoạch và công sức
5
Trước màn ảnh
2
Sâu trong màn ảnh
5
Độ sáng
5
Thử bỏ kính
4
Sức khỏe của khán giả
5
Tổng điểm
30 (trên tối đa 35 điểm)

Kết luận: Peter Jackson làm The Hobbit: An Unexpected Journey cho khán giả xem ở tốc độ 48 hình/giây và 3D, nhưng hiển nhiên đó là thứ bạn cần cân nhắc trước khi mua vé. Con số 30 trên 35 điểm cho thấy bộ phim sử dụng công nghệ này tốt, nhưng không hoàn hảo, và những người hâm mộ thuần có thể muốn xem chuỗi phim Hobbit với cùng một cách họ đã xem Lord of the Rings – bản 2D thông thường kiểu cũ. Đã xem phim, tác giả gợi ý nên xem 3D, nhưng đây là phim khiến bạn cần quyết tâm dựa trên thứ không nằm trong bảng điểm này.

Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi