Với
Wrath of the Titans / Sự nổi giận của các vị thần, Warner
Bros. tìm cách bù đắp sai lầm trong quá khứ bằng cách cho ra mắt một
phim cũng lại được chuyển đổi 3D hậu kỳ, nhưng lần này được làm cẩn thận
chu đáo hơn. Vậy họ có thành công không? Liệu đạo diễn Jonathan
Liebesman làm ra một phim 3D đáng tiền vé phụ thu không? Hãy xem bài
viết mới nhất trong loạt bài
3 D hay không 3 D của Cinema Blend
do Quái vật Điện ảnh giới thiệu, trong đó chúng tôi giúp bạn quyết định
vé nào tốt nhất để xem quái vật ngông cuồng của tạo hình vi tính này
nhé.
Tính phù hợpKhi bạn có một phim sử thi lớn
với rất nhiều sinh vật do tạo hình vi tính mà có, giáo gươm loẻng xoẻng,
quân lính rầm rộ bụi mù và gầm rú trên trời cao, bạn đã có nhiều thứ mà
3D kỹ thuật số đúng là dành cho chúng. Càng nhiều đồ họa vi tính càng
tốt, mà
Wrath of the Titans thì đầy ắp quái vật, binh lính và đinh ba do
vi tính tạo ra. Chúng còn có màu sắc sáng sủa hơn ở định dạng 3D, nhờ
phim diễn ra phần lớn ở Hạ giới. Không hoàn toàn phù hợp như
Hugo và
Avatar, nhưng gần với cái tốt nhất mà bạn có thể có.
Điểm: 4/5
Kế hoạch và công sứcĐúng, đây là phim 3D hậu chuyển đổi.
Nhưng đạo diễn Liebesman đã nói về quá trình ra quyết định của ông và
cách ông hoàn thành việc hậu chuyển đổi, và xem ra ông đã có suy tính.
Quan trọng nhất là, ông biết rõ mình đang làm phim 3D, cho ông thời gian
cân nhắc những ứng dụng 3D hay ho, biên tập theo hiệu ứng 3D, và thậm
chí dàn dựng những cảnh phim tận dụng được công nghệ 3D. Điều này hoàn
toàn trái ngược với hoàn cảnh của
Clash of the Titans, và vì thế hiệu ứng 3D cũng tốt hơn hẳn.
Điểm: 5/5Trước màn ảnhMột
số người xem việc có thứ này thứ nọ bay vào mặt khán giả là trò quảng
cáo. Đây là tuyệt chiêu của 3D, mà đạo diễn Liebesman sử dụng khá dè xẻn
trong
Wrath of the Titans. Một quái vật CGI ngoác mồm nuốt
chửng Perseus. Vài đường gươm vọt ra khỏi màn ảnh, lửa như táp về phía
bạn -- quả thật phim không dừng lại và nói "Xem chiêu nè!" mà những
tuyệt chiêu đó len lỏi vào trong hành động, khiến phim hay hơn. Một sự
cân bằng hoàn hảo giữa phô trương cường điệu với sự thú vị do 3D mang
lại.
Điểm: 5/5
Sâu trong màn ảnhCó một ít khoảnh khắc
Wrath of the Titans
thực sự vận dụng được chiều sâu do công nghệ 3D tạo ra -- tức là làm
cho như thể bạn nhìn xuyên màn ảnh vào một thế giới thực. Nổi bật là
một cảnh nhanh trong đó máy quay di chuyển xuống hạ giới để thăm Hades
và Zeus, lướt nhào xuống những tảng đá như thể bạn đang trên một chuyến
tàu lượn cao tốc? Phô trương ư? Đúng rồi. Nhưng cũng cực kỳ hiệu quả.
Chiều sâu không nhiều như trong những đại cảnh chiến đấu, và rõ ràng là
nhóm chuyển đổi 3D chọn khoảnh khắc này để tận dụng 3D, và quả là họ đã
làm rất tốt.
Điểm: 4/5Độ sángBạn
có biết là đeo kính 3D thì cũng như đeo kính râm trong rạp không? Khi
hiệu ứng 3D được xử lý kém, hình ảnh sẽ tối tăm dễ sợ, nhưng
Wrath of the Titans
đã xoay sở khá tốt với vấn đề này; ngay cả những cảnh diễn ra trong
rừng tối âm u hay trên chiến trường mịt mù cũng thấy rõ. So với
Clash of
the Titans dường như giảm nửa độ sáng, phần phim này được cải thiện
hoàn toàn.
Điểm: 5/5
Thử bỏ kínhNếu bạn ngờ vực rằng hình ảnh có được xử lý để
đáng với phụ phí vé 3D bạn bỏ ra không, hãy thử bỏ kính. Hình ảnh càng
mờ thì khi mang kính 3D trở vào hình ảnh càng rõ; nếu bỏ kính ra mà
hình ảnh cũng y như vậy thì là bạn đã phí tiền. Hiệu ứng 3D được làm rất
tốt của
Wrath of the Titans tức là bạn thấy rất nhiều hình ảnh
mờ ảo, cả những cảnh xem ra không có gì 3D khi đeo kính trở vào. Hiệu
ứng 3D không thể hiện trong mọi hình ảnh, nhưng ngay cả cảnh chỉ có hai
người đối thoại, chiều sâu 3D cũng được vận dụng tinh tế.
Điểm: 5/5Sức khỏe của khán giảNếu bạn đã xem phim trước đó của Jonathan Liebesman,
Battle: Los Angeles, bạn sẽ biết ông có thiên hướng với máy quay rung khiến cho ngay cả người xem phim cứng cựa cũng phát ốm. May thay trong
Wrath of the Titans
thiên hướng này của ông dịu xuống, nhưng chưa đủ với bất cứ ai dễ buồn
nôn khi xem phim 3D. Ông đã làm tốt việc bù đắp hiệu ứng mờ ảo của 3D
trong quyết định di chuyển máy quay như thế nào, nhưng tốc độ phim này
vẫn nhanh quá, nên bạn hãy tự định đoạt lấy nếu như bạn có khuynh hướng
buồn nôn khi xem phim 3D.
Điểm: 3/5
Kết luậnWrath of the Titans là ví dụ tốt của việc
chuyển đổi 3D hậu kỳ có thể ứng dụng cho phim hành động, được lên kế
hoạch cẩn thận và xử lý chu đáo, mà không lạm dụng. Với đôi chút vấn đề
về 3D,
Wrath of the Titans hoàn toàn thích hợp cho định dạng
này. 3D không bổ sung yếu tố quyết định cho trải nghiệm xem phim, nhưng
nếu bạn là người hâm mộ 3D, có lẽ bạn sẽ có được cái bạn đã bỏ tiền ra
mua.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi