Tin tức

3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem The Phantom Menace

18/02/2012

Star Wars Episode 1: The Phantom Menace đã trở lại rạp, nhưng có lẽ bạn cũng nhận thấy cảnh phim ở rạp không hoàn toàn giống với năm 1999.

Bản chuyển thể 3D của phần tiền truyện lừng danh có vẻ không khiến khán giả sẵn sàng xem lại bộ phim mang Jar Jar Binks đến cho thế giới và kịch bản xoay quanh việc đánh thuế tuyến giao thương, nhưng điều đó không hoàn toàn công bằng - George Lucas đầu tư rất nhiều công sức vào bản chuyển thể 3D này, và thật khó với bất kỳ ai để phủ nhận rằng bản thân họ năm 8 tuổi sẽ thích được đắm mình trọn vẹn vào thế giới của Star Wars hơn bất kỳ điều gì khác.

Qui Gon Jin và Jar Jar Binks

Vậy liệu phiên bản 3D của The Phantom Menace có thực sự xứng đáng được trở lại rạp chiếu phim không, hay chỉ để cứu bộ phim khỏi bị vứt vào thùng rác của lịch sử? Tác giả bài viết đã xem bộ phim vào suất nửa đêm ngày 9/2 để tìm hiểu, và mặc dù mệt lử nhưng cũng tổng hợp đủ ghi chép để đưa vào bài viết mới nhất trong loạt bài 3D hay không 3D, mà sử dụng hệ thống cho điểm của Cinema Blend để đánh giá xem liệu tấm vé có đáng tiền không. Hãy đọc bài viết xem tác giả đã tìm ra những gì nhé.

Poster 3D của The Phantom Menace

Tính phù hợp

Lẽ thường thì phim đồ họa vi tính và hoạt hình phù hợp với 3D hơn phim người đóng, và may cho George Lucas, ông đã xen rất nhiều kỹ xảo vi tính độc đáo vào The Phantom Menace (năm 1999) nên phim trông gần như là hoạt hình. Và sự thật đơn giản đây là sử thi chiến tranh không gian khốc liệt, với tàu vũ trụ bay giữa các ngôi sao, hàng đàn chiến binh người máy diễu hành dọc chiến trường, và những thành phố dưới nước hoặc trong tàu không gian - hàng tá thứ khiến ta no mắt, và chơi đùa với chiều sâu của chiến trường. Đây là một trong số ít các phim 3D chuyển thể khiến bạn nghĩ, "Đúng vậy, ngay từ đầu phim này chắc chắn cực kỳ phù hợp với 3D."

Điểm: 5/5

Kế hoạch và công sức

George Lucas nổi tiếng được như hiện nay nhờ thực hiện Star Wars và giờ đang chỉnh sửa thay đổi bản phim gốc, dù là thêm vào mấy sinh vật đồ họa vi tính vào bản tái phát hành bộ phim ra mắt cuối thập niên 90, hay, mới đây thôi, thừa nhận rằng thực chất Han Solo chưa bao giờ nổ súng trước. Niềm đam mê của ông với cả hai bộ phim và quá trình kỹ thuật dùng làm phim chỉ đảm bảo rằng việc chuyển thể này chưa bao giờ là ý tưởng nông cạn, và tin đồn quanh việc chuyển thể Star Wars thành định dạng 3D đã lan rộng nhiều năm trước khi George Lucas xác nhận cách đây một năm rưỡi. Với những kỹ thuật viên tài năng nhất trong ngành điện ảnh hợp tác và khối thời gian, Lucas đã sắp đặt mọi thứ cần thiết đâu vào đó để làm tốt việc này.

Điểm: 5/5

Trước màn ảnh

Khi nghĩ đến Star Wars, bạn nghĩ tới hàng tá thứ bay thẳng về phía khán giả, từ những chiến đấu cơ TIE rượt đuổi nhau tới kiếm ánh sáng vung vẩy, và cuộc đua Podrace trong The Phantom Menace. Nhưng khiến những thứ đó thực sự lao ra khỏi màn hình, ra trước màn hình, cần phải lên kế hoạch khi làm phim, điều xa xỉ mà Lucas đã không thực sự có được. Người viết không chắc liệu bạn có muốn cặp mắt của Jar Jar Binks vọt ra khỏi màn hình hay không, nên có lẽ bạn sẽ thấy nhẹ nhõm khi biết thực sự không có thứ gì nổi lên trước màn ảnh cả.

Điểm: 1/5

Cuộc đua Podrace

Sâu trong màn ảnh

Đây chính là mục mà The Phantom Menace thực sự có cơ hôi để tỏa sáng, tận dụng hết mọi địa điểm rộng lớn và những cuộc chiến giữa các binh đoàn dựng bằng kỹ thuật đồ họa vi tính để tạo ra cảm giác cực mạnh về chiều sâu trên màn ảnh, cứ như là bạn đang nhìn qua cửa sổ thấy một thế giới thật ở đó. Các cảnh trong không gian đặc biệt tạo cảm giác về chiều sâu đang trải rộng, như là ngôi sao này chỉ cách ngôi sao kia một chút. Cảnh chiến đấu giữa tộc Gungan của Jar Jar Binks và đám người máy cũng sâu và hoành tráng như vậy - đúng, hoành tráng đúng kiểu bạn cảm nhận khi Jar Jar xen vào giữa chừng, ít ra là vậy. Kể cả những cảnh trong nhà, thường là nơi mà 3D phải chịu thua, cũng gây cảm giác về chiều sâu và không gian bao la - không chỉ những đại sảnh rộng lớn trong cung điện trên hành tinh Naboo, mà còn cả ngôi nhà thời thơ ấu của Anakin, nơi ta cảm nhận mẹ anh rất gần và Qui Gon Jin rất xa. Vấn đề duy nhất? Không có cảnh nào đặc biệt chân thật như lẽ ra phải có nếu Phantom Menace ban đầu được quay hoàn toàn bằng 3D. Bản chuyển thể nguyên mẫu của George Lucas chỉ có thể chứng minh được điều đó, trong hạng mục quyết định này, rằng 3D nguyên thủy luôn vượt trội hơn hẳn.

Điểm: 4/5

Chiến trường trên hành tinh Naboo

Độ sáng

Vấn đề của nhiều phim 3D là quá tối, với màu sắc và ánh sáng không đủ mạnh để bù cho việc cặp kính 3D cơ bản chỉ là kính râm, có vẻ mờ đi theo thời gian. The Phantom Menace hoàn toàn xóa bỏ được vấn đề này, với một bộ phim trông gần như giống hệt những gì bạn nhớ, không có sai sót gì khi bạn đeo kính vào. Đương nhiên, điều đó giúp tập phim Star Wars này đặc biệt tươi sáng và nhắm vào trẻ em - nhưng chắc bạn cũng có chút băn khoăn khi nhận ra nhìn mọi thứ dưới dạng 3D trở nên dễ dàng hơn thế nào.

Điểm: 5/5

Thử bỏ kính

Đôi khi xem phải một bản chuyển thể 3D tồi, bạn phải gỡ kính ra chỉ để khỏi bị buồn nôn, và sửng sốt nhận thấy rằng hình ảnh vẫn y như thế. Theo quy tắc cơ bản là hình ảnh càng mờ ảo khi bỏ kính thì "tính 3D" càng rõ - và kể cả trong những phim 3D làm tốt, thì bỏ kính ra một chút để kiểm tra cũng đáng. The Phantom Menace có vài cảnh mà hiệu ứng làm mờ rất ít, nhưng người viết ngạc nhiên là như thế vẫn tạo nên nhiều khác biệt - phông nền và cận cảnh vẫn riêng biệt rõ rệt nâng tầm cho bộ phim, kể cả khi không có kính tác giả vẫn thấy được rõ những gì đang diễn ra. Không có chiều sâu hùng vĩ của chiến trường kể cả trong khung hình hay nổi lên màn hình, The Phantom Menace không đạt lắm trong mục Thử bỏ kính - nhưng được thêm một sao nhờ vào những gì mà hiệu ứng làm mờ ít ỏi tạo được.

Điểm: 3/5

Sức khỏe của khán giả

Bạn có thể thấy muốn bệnh vì nhiều lý do khác khi xem The Phantom Menace, dù là vì túi bắp rang khổng lồ không nên ăn mà bạn mua khi xem phim suất nửa đêm (cũng có thể chỉ mình tác giả bị) hay trí nhớ cho biết rằng Jake Lloyd thực sự đóng dở tệ như bạn nhớ. Nhưng 3D không làm cho điều đó tệ hơn chút nào - bản 3D chuyển thể hậu kỳ với toàn bộ máy bay và góc cạnh được thể hiện cực kỳ rõ nét, và máy quay gốc của Lucas di chuyển đơn giản như thế nào, và không có nguy cơ máy quay di chuyển quá nhanh khiến 3D làm cho ta khó định hình được chuyện gì đang diễn ra. "The Phantom Menace không làm ta thấy khó chịu!" là chiêu quảng cáo khó tưởng tượng năm 1999, nhưng trong thời đại 3D-hóa chúng ta đang sống thì có thể.

Kết luận chung cuộc

Nếu bạn đang tìm thêm lý do để ghét The Phantom Menace, người viết rất tiếc phải nói rằng bạn không tìm được trong bài viết này đâu. Bản chuyển thể 3D không làm bạn thay đổi ý kiến về bộ phim hay đem đến trải nghiệm hoàn toàn mới, nhưng cũng không tồi - có vẻ phim chủ yếu phục vụ mục đích đem cho George Lucas cái gì đó để làm và thêm lý do để nhiều người đi xem hơn, và ai phản bác gì được? Nếu đã xem The Phantom Menace 100 lần ở nhà rồi, thì đừng hy vọng điều gì mới mẻ ở bộ phim này. Nhưng nếu đã xem đủ nhiều bản phim 3D chuyển thể kinh khủng, có lẽ bạn sẽ muốn xem thử một phim 3D được làm tử tế.

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi