Doanh thu từ ngành điện ảnh Trung Quốc sẽ đạt 200 tỉ nhân dân tệ
(30 tỉ đôla) vào năm 2020, với cả doanh thu phòng vé lẫn lượt
người xem vượt qua Bắc Mỹ, khiến đây là thị trường lớn nhất
thế giới, theo một bản báo cáo từ tập đoàn dịch vụ chuyên
nghiệp Deloitte.
Với những người ngóng về sự tăng trưởng liên tiếp của điện ảnh
Trung Quốc, những dự báo tích cực như thế rất được đón nhận
lúc này, đặc biệt khi doanh thu phòng vé đã giảm lần đầu tiên
trong năm năm, và lượng tới rạp vào tháng 7 đã giảm 15%.
Phòng vé tại một rạp chiếu ở Trung Quốc
|
Dù các nhà nghiên cứu của Deloitte kỳ vọng một sự tăng trưởng,
ngành điện ảnh Trung Quốc sẽ tăng trưởng không đồng đều, và quan
trọng hơn, không biến thành việc thống trị toàn cầu cho Trung
Quốc khi “những khác biệt văn hóa” và “các cân nhắc pháp lý”
chen vào khả năng xuất khẩu phim tới các nước khác của quốc gia
này.
Đó là những thông tin chính của chương về ngành điện
ảnh trong báo cáo mới của Deloitte, “Hành trình mới của
‘Internet +’,” có cái nhìn khái quát về cách Internet ảnh hưởng
tới sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.
Dù có những
vấp ngã gần đây các nhà nghiên cứu tác giả của bản báo cáo tin
rằng ngành điện ảnh Trung Quốc đã đạt một “kỷ nguyên vàng” với
các phương tiện truyền đạt mới, tăng trưởng doanh thu, và các mô
hình kinh doanh tiên phong đẩy ngành này lên “đỉnh kim tự tháp
điện ảnh”.
Bản báo cáo chỉ ra bảy xu hướng đang định hình
ngành điện ảnh Trung Quốc. Sau đây là tóm tắt của những thông tin
đó.
Một rạp chiếu DMAX tại Trung Quốc. Đầu tư xây dựng rạp chiếu vẫn tiếp tục ở các đô thị cấp 2-3
|
1. Từ lớn hơn tới lớn nhấtBáo cáo thấy doanh thu
phòng vé Trung Quốc và lượng người xem phim được kỳ vọng vượt
Bắc Mỹ vào 2020. Nhưng những mảng khác của ngành, dù là lượng
tiêu thụ phim, đầu tư vào phim và sân khấu, hay xuất khẩu phim,
sẽ tăng trưởng ở những mức khác nhau.
Với doanh thu từ
các hoạt động không phải phòng vé tiếp tục tăng, các nhà
nghiên cứu tin rằng lượng tiêu thụ phim ở Trung Quốc vẫn còn
nhiều khả năng tăng trưởng.
Bản báo cáo chỉ ra đầu tư
vào rạp chiếu ổn định với nhiều cơ hội cho mở rộng vững chắc
sang các thành phố cấp hai, ba và bốn.
Xuất khẩu phim
tiếp tục chật vật, vì khác biệt văn hóa và cân nhắc pháp lý
bao gồm vấn đề kiểm duyệt trở thành nguyên nhân khiến phim Trung
Quốc không có được sự chú ý ở nước ngoài.
The Great Wall, tác phẩm hợp tác sản xuất Trung-Mỹ đình đám năm 2016
|
2. Từ “làm ở Trung Quốc” tới “làm cho thế giới”Dự
báo hợp tác sản xuất sẽ tăng lên, dù chậm. Hợp tác sản xuất
có thể “đạt kết quả ‘cùng thắng’ cho cả hai hai bên” vì được coi
là hàng “làm ở Trung Quốc” và được đối xử như phim nội địa.
“Năm
2014, dù phim hợp tác sản xuất chiếm có 6% tổng số phim chiếu
ở Trung Quốc, chúng mang về 50% tổng doanh thu phòng vé,” báo
cáo chỉ ra. “Trong quý đầu 2015, phim hợp tác sản xuất đóng
góp gần 60% doanh thu phòng vé.”
Tuy nhiên, một phim hợp
tác sản xuất thành công nói dễ hơn làm, với những thách thức do
vấn đề bản quyền, khác biệt văn hóa, và phong cách phim khác
biệt.
3. Từ “không-trí tuệ” tới “thông minh”Các
nhà nghiên cứu thấy sự tham gia của những người khổng lồ mạng
như Baidu, Alibaba, và Tencent làm thay đổi cuộc chơi với việc
những người chơi mới sử dụng khả năng lấy được dữ liệu lớn để
đem đến “tối ưu hóa quyết định” và tăng trưởng lợi nhuận.
Ba tay chơi khổng lồ Alibaba, Baidu và Tencent và những vụ đầu
tư vào các lĩnh vực phim ảnh, bản đồ, đầu tư điện tử và trả
tiền qua bên thứ ba
|
Tác dụng của những cách tân này đã biến đổi ngành điện ảnh
Trung Quốc, từ tài sản trí tuệ tới sản xuất, marketing và
quảng bá, phân phối, bán vé, và trình chiếu, theo báo cáo.
4. Từ “tập trung cao độ” tới “đa dạng hóa”Việc
có những tay chơi mới như Tencent Pictures, iQiYi Films, và Baidu
Pictures đã khiến các công ty điện ảnh truyền thống đổ xô đi sáp
nhập.
Với trào lưu thâu tóm và sáp nhập dẫn tới một sự
“tập trung” lớn hơn trong ngành, có xu hướng các công ty biến
phòng ban mạng và truyền thông mới thành các công ty mới có
thể niêm yết đại chúng một cách độc lập.
Có một dòng vốn tư
bản ồ ạt từ các lĩnh vực phi điện ảnh chiếm đến 49% các vụ thâu tóm từ
2014. Với tình hình thâu tóm như vậy, các nhà nghiên cứu chỉ ra
không nhiều công ty mang về kết quả thỏa mãn do văn hóa quản lý
khác nhau khiến công việc không được trơn tru.
Công viên điện ảnh của Wanda
|
5. Từ “đuôi dài” tới “đuôi dày”Báo cáo cho thấy
các công ty như Hoa Nghị Huynh Đệ và Enlight Media đang theo sát
những bài học có thể lấy từ các công ty nước ngoài như Disney.
Các công ty trong nước đang tái cơ cấu dòng doanh thu để đa dạng
hóa thay vì chỉ có doanh thu từ phòng vé.
Giờ, các công ty
Trung Quốc đang tìm cách copy cách làm của Disney với việc đầu
tư vào công viên, đồ chơi, sách, games, và các mảng khác có thể
mang về nguồn doanh thu ổn định. Các mảng quan trọng khác cho
việc cân bằng doanh thu bao gồm video theo yêu cầu, các đài
truyền hình và vật phẩm ăn theo.
6. Từ “một phim IP” tới “chuỗi phim IP”Các
công ty phim, đặc biệt các công ty Internet, đã vơ vét nhiều tài
sản trí tuệ (IP) nhất có thể, mua quyền của hàng trăm tiểu
thuyết và truyện. Nhưng chuyển sở hữu trí tuệ đó thành phim trước
rồi đến các mảng khác như hoạt hình, games điện thoại, và đồ
chơi, vẫn là một công việc đang tiến hành.
Báo cáo khuyến khích ngành điện ảnh học từ các dự án như
Toy Story 3
của Disney, mang về 8,7 tỉ USD qua trò chơi, sách, DVD, bản
quyền, và nhượng quyền, ngoài 1,1 tỉ USD doanh thu toàn cầu.
Đạo mộ bút ký, dựa theo tiểu thuyết trực tuyến cùng tên, là phim có doanh thu cao thứ 6 năm qua của Trung Quốc
|
7. Từ thiếu quy chuẩn cho tới “chuẩn hóa”Báo cáo
chỉ ra 70% của hơn 600 phim được sản xuất hăàng năm tại Trung
Quốc không bao giờ được chiếu, thiếu quy chuẩn đang dẫn đến
“một sự phí phạm khủng khiếp nguồn lực của các nhà sản xuất và
ngành điện ảnh nói chung, và hơn nữa, là mối đe dọa tiềm năng
cho các nhà đầu tư.”
Để giải quyết vấn đề, báo cáo gợi
ý đưa ra “phí đảm bảo hoàn thành” với công ty bên thứ ba quản
lý toàn bộ quy trình sản xuất phim, đảm bảo việc sản xuất và
phân phối phim theo ngân sách và kế hoạch.
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Film Insider