Tin tức

Bậc thầy của những ước mơ: Phim nhạc kịch ma thuật nhất của năm

22/12/2017

Mặc dù Phineas Taylor Barnum đã từng tham gia vào chính trị, báo chí, và kinh doanh xổ số, trong số nhiều ngành nghề lành mạnh khác, suốt hành trình sự nghiệp đầy màu sắc, ông tự hào tuyên bố mình là một “ông bầu chuyên nghiệp”, thêm rằng “tất cả những sơn son thếp vàng không làm nên điều gì cho tôi cả.”

Đối với đạo diễn Michael Gracey, người đứng sau tầm nhìn vĩ đại của The Greatest Showman, “Barnum là Steve Jobs hay Jay Z trong thời đại của ông, ông bầu nguyên thủy, ông bầu đích thực.”

“Đây là tác phẩm đam mê của Hugh,” Michael Gracey, đạo diễn The Greatest Showman, nói. “Anh ấy chiến đấu cho bộ phim này.” Trong ảnh, Jackman và dàn diễn viên rực rỡ trong trang phục biểu diễn của nhà thiết kế Ellen Mirojnick

Barnum bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực giải trí vào năm 1835 — trơ tráo quảng cáo một người Mỹ gốc Phi 80 tuổi bị mù và tàn phế là người y tá 161 tuổi chăm sóc George Washington với một công chúng cả tin, bỏ tiền ra xem — và ông qua đời năm 1891. Đúng kiểu của mình, ông đã vận động thành công để một tờ báo xuất bản cáo phó trước khi ông chết vài tuần — để ông có thể đọc được.

Còn ai miêu tả bản chất sức mạnh này hay hơn Hugh Jackman lôi cuốn đến ngẩn ngơ? “Đó là mảng miếng mê hoặc của Hugh,” Gracey nói. “Anh ấy thật là cừ khôi cho bộ phim này.” Hai người gặp nhau tám năm trước, lúc đó Gracey đang quay một quảng cáo ở Rio de Janeiro với Jackman. Gracey đã giành được dự án đó khi khách hàng cho rằng như những người Úc khác, ông và Jackman hẳn phải là bạn bè — và khi kết thúc quay phim thì họ thành bạn bè thật. “Chúng tôi chỉ cần nhấp vào một cách sáng tạo,” Gracey nhớ lại, nhiều đến mức Jackman đề nghị họ làm một bộ phim cùng nhau.

“Trong sự phấn khích của bữa tiệc đóng máy,” Gracey lưu ý một cách khô khan, “người nổi tiếng nào chẳng nói như vậy.” Vài tháng sau, Jackman thực sự gọi điện thoại để tiếp tục lời hứa của anh.

Còn ai miêu tả bản chất sức mạnh của Phineas Taylor Barnum hay hơn Hugh Jackman lôi cuốn đến ngẩn ngơ?

Mặc dù Barnum sinh ra trong một gia đình nông dân khiêm tốn ở Bethel, Connecticut, tham vọng và tài năng của ông “đã dẫn tới sự ra đời của nước Mỹ hiện đại,” như Jackman giải thích: “Ý tưởng rằng bạn có thể là người mà mình muốn, bất kể bạn sinh ra ở đâu và học ở trường nào. Và Barnum đã sử dụng rất nhiều trí tưởng tượng và rất nhiều ý chí và tinh thần ngoại lai.”

Barnum còn “góp phần vào việc phát minh ra kinh doanh biểu diễn,” Jackman nói, và tạo ra ý tưởng về siêu sao hiện đại dưới hình thức giọng nữ cao Jenny Lind quyến rũ, “Sơn Ca Thụy Điển”, mà ông bảo đảm một buổi hòa nhạc trị giá 1.000 đôla bán hết 93 buổi trình diễn của cô. Bản năng quảng cáo của Barnum đảm bảo rằng Lind là một người nổi tiếng ngay cả trước khi cô cập bờ biển nước Mỹ vào năm 1850: Ước tính 30.000 người hâm mộ đã chen chúc trên bến tàu chào đón cô. Vị thánh Lind — một phụ nữ, Barnum nói — “vẫn sẽ được hâm mộ dù cho cô có giọng của một con quạ” — sử dụng thu nhập đó để tài trợ các dự án từ thiện. Nhưng Lind của bộ phim Showman này, do Rebecca Ferguson đóng, là một nhân vật phức tạp hơn, và Ferguson bổ sung sắc thái cho mối quan hệ chuyên nghiệp và lãng mạn phức tạp giữa cô ca sĩ với Barnum trong phim. (Vợ của Barnum, Charity, được một phụ nữ có đôi chân nhanh nhẹn và chất giọng ngọt ngào Michelle Williams thể hiện). Một quan hệ lãng mạn song song, thách thức một điều cấm kỵ khác, được Zac Efron làm bật lên, trong vai người được Barnum đỡ đầu, với một diễn viên đu xà tóc hồng quyến rũ do Zendaya đóng. “Cô gái đó thực sự tuyệt,” Gracey nói. “Cô ấy dứt khoát sẽ là một siêu sao.” Jackman, ngượng nghịu thừa nhận anh đã chọn Zendaya nhờ con gái anh, gọi cô là “một trong những người trẻ tuổi phi thường nhất mà tôi từng gặp.”

Jenny Lind quyến rũ, “Sơn Ca Thụy Điển”, do Rebecca Ferguson đóng

Trong khi đó, Efron gặp Gracey tại một cuộc họp chung vài năm trước khi dự án này chính thức bắt đầu, và họ vẫn là bạn bè. Nam diễn viên đang lái xe đi trên đường thì Gracey gọi điện thoại bảo anh rằng cuối cùng ông đã nghĩ ra vai cho anh. “Tôi muốn tấp chiếc 405 vào lề và ra khỏi xe và nhảy múa,” anh nhớ lại, và trên phim anh làm y như vậy với kiểu phô trương của Astair.

Efron lưu ý rằng nhân vật câu nệ của anh “sống theo luật”. Tuy nhiên, khi anh ta gặp Barnum, và sau đó là nhân vật diễn viên xiếc của Zendaya — trong một khoảnh khắc giật nảy quay chậm — cuộc sống của anh đã thay đổi, và anh trải qua một “kiểu hài lòng không phải là về tiền, không liên quan đến vị thế, và không thể trao cho bạn được. Đó là niềm vui nội tại.”

Khi Gracey còn nhỏ, mẹ ông, Lorenda, đã đưa ông và các anh chị em cuồng âm nhạc của ông đi xem tất cả các vở nhạc kịch xuất hiện ở thị trấn Melbourne. Bà Gracey thậm chí còn giữ một phòng trống, để những người kinh doanh biểu diễn được hoan nghênh ở lại. “Một huyền thoại đô thị,” con trai bà nhớ lại, “chỗ ở miễn phí và một bữa ăn nóng đang chờ đón bạn!” Các buổi tối gia đình-Gracey thường dành cho ca hát.

Vợ của Barnum, Charity, do Michelle Williams thể hiện

Nhưng việc cố gắng chào một phim nhạc kịch trong môi trường điện ảnh định hướng phim chuỗi là “mục tiêu của kẻ ngốc,” ông nói. “Có một lượng khán giả rất lớn sẽ không đi xem phim nhạc kịch, thế nên rất khó nghĩ,” Jackman giải thích. “Và chúng tôi đang ở điểm nóng cuối cùng về ngân sách — tôi muốn nói, đây là Barnum; bạn phải trên cả tuyệt vời!”

Nhưng sau bảy năm và cỡ hàng trăm lần chào bán, Gracey mới tìm được đối tác nhiệt tình ở 20th Century Fox, và việc tìm kiếm người sáng tác ca khúc vẫn tiếp tục. Nhiều cái tên trên bạt quảng cáo rạp đã được cân nhắc, nhưng thật quá trùng hợp là Benj Pasek và Justin Paul, mới từ chuyển thể A Christmas Story cho Broadway năm 2012 được đề cử Tony, rút về Los Angeles để làm các ca khúc cho vở nhạc kịch Dear Evan Hansen của họ. Khi đang ở đó, họ gặp Gracey và cặp đôi này đã bị quyến rũ bởi câu chuyện của ông. “Ông ấy có thể bán cho bạn một tầm nhìn đẹp như vậy,” Paul nói, anh lớn lên gần Bảo tàng Barnum ở Connecticut và gần đây thành lập một dự án trường học về kinh doanh trình diễn trong tầng hầm nhà cha mẹ anh. “Ông ấy kể cho chúng tôi nghe câu chuyện mà ông muốn tạo ra — và tại sao phải là nhạc kịch.” Hai nhà soạn nhạc này chạy đua về nhà viết hai ca khúc để kịp cho Gracey lên đường đi London vài ngày sau đó.

Đạo diễn đã bị thuyết phục, và để giúp bật đèn xanh cho sự tham gia của những tài năng còn non trẻ này, ông nói với các nhà điều hành hãng phim rằng Pasek và Paul “mới đoạt giải Tony”. Lời nói dối vô hại của Gracey lại là lời tiên tri: sau đó họ đã thắng không chỉ một giải Tony (cho Dear Evan Hansen) mà còn một Quả cầu vàng và một Oscar nữa (cho La La Land). “Michael cho rằng chất liệu âm nhạc cũng tuyệt vời và kích thích tư duy ngang với bản thân kịch bản,” Efron nói.

Cô nàng diễn viên xiếc tóc hồng, do Zendaya đóng...

“Âm nhạc là một sự kết hợp của nhạc kịch và nhạc pop, và vũ đạo pha trộn yếu tố hiện đại với cổ điển,” Gracey ghi nhận, và ông muốn thẩm mỹ của bộ phim phản ánh điều đó. Để đi đến điểm này, ông đã làm việc với nhà dựng phim Nathan Crowley, chuyên gia ánh sáng Seamus McGarvey, và nhà thiết kế trang phục Ellen Mirojnick để tạo ra cái vẻ Pop-steampunk không trung thành với bất kỳ giai đoạn cụ thể nào. Crowley chuyển niềm đam mê Barnum đối với công nghệ và kiến trúc cách tân của thời đại ông: tàu điện trên cao, những thử nghiệm ban đầu của Nikola Tesla với ánh sáng không dây, cấu trúc kính-và-thép đồ sộ của Crystal Palace. Đường phố thời Kỳ vọng lớn lao-màu nâu truyền thống đã bị loại bỏ đổi lấy “kết hợp màu sắc hiện đại” bắc cầu nối “khoảng cách giữa bộ phim nhạc kịch hư cấu của chúng tôi” với thời đại của Barnum, Crowley nói.

Người viết bài này đã trải qua sự kết hợp sinh động trong một nhà kho ở Brooklyn bùng nổ mà nhiều phần khác nhau của bộ phim được quay ở đó. Tại các khu vực, cấu trúc những năm 1940 đã được chuyển hóa một cách thần kỳ thành bảo tàng những kỳ quan Barnum: một toa tàu lộng lẫy, một quán rượu gợi nhiều liên tưởng, một ký túc xá trường nữ sinh, và thậm chí là cảnh quan thành phố Manhattan cổ kính thu nhỏ. Trong bóng tối, các bức tường gạch được dán đầy những áp phích táo bạo công bố những điều kỳ diệu (và tinh nghịch quảng cáo tên của diễn viên và thành viên). Ngay cả những hộp trang điểm cũng được bọc giấy gói trông như thời Victoria.

...và tình yêu nảy nở với anh chàng bảnh bao được P. T. Barnum đỡ đầu do Zac Effron đóng

Như nhà thiết kế trang phục Mirojnick nhớ lại, tương tự Gracey thúc giục cô bỏ qua vòng cương tỏa của tính xác thực lịch sử và thay vào đó tạo ra những trang phục với “sự phô trương của một nhà biên tập thời trang tuyệt vời.” Mirojnick “muốn trang phục đồng bộ với âm nhạc hiện đại khoa trương — Zendaya có mái tóc màu hồng, vì chúa!” Để giúp tạo ra điều này, Mirojnick đã vẽ với sự giúp đỡ của thợ may đo bậc thầy Birta Gábor ở Budapest và các phụ tùng từ Marchesa, Reem Acra, và thậm chí cửa hiệu trang phục cô dâu Kleinfeld. Và với rất nhiều cửa hàng trang phục Broadway lớn gắn liền với tác phẩm sử thi (bao gồm Hello, Dolly!), đội ngũ các nhà thiết kế làm việc một cách hào phóng.

Lịch diễn tập còn gấp đôi việc quay, thế nên “với mọi người liên quan,” Gracey giải thích, “đây đã trở thành một dự án đam mê.” Sau Đêm bầu cử, bộ phim đã chuyển dịch một cách tinh tế. “Từ lúc bắt đầu dự án này là một bộ phim về sức mạnh của trí tưởng tượng và ý chí và không bao giờ từ bỏ ước mơ,” Jackman nói. “Nó dần phát triển thành một ý tưởng sâu sắc hơn về cái khác biệt làm nên điều đặc biệt.” Gracey bổ sung, “Thật là một ân huệ phi thường được làm một bộ phim về sự bao dung và chấp nhận.”

Một bài hát như thánh ca — This Is Me — giúp truyền tải thông điệp này. Như Pasek và Paul nhớ lại, bắt đầu như một “một bài hát ngắn” do cả dàn hợp xướng “Những Kẻ Lập Dị” trình diễn, bộ lạc gồm những nghệ sĩ biểu diễn bất bình thường của Barnum. Trên đường đi vào quá trình sản xuất, Gracey làm các nhà soạn nhạc bối rối khi bảo họ rằng ông muốn chuyển bài hát này thành ca khúc định nghĩa bộ phim — một tiết mục mong manh mà dữ dội của Quý Bà Râu Quai Nón do ngôi sao Broadway Keala Settle biểu diễn.

Quý Bà Râu Quai Nón do ngôi sao Broadway Keala Settle thể hiện

“Cô ấy đã tợp chút whisky” ngay trước khi cô trình diễn bài hát đó cho buổi thử giọng, Jackman nhớ lại; rồi cô ấy “hát với những giọt nước mắt lăn dài trên mặt.” Người viết đã xem Settle trình diễn bài hát ấy hết lần này đến lần khác (Gracey tin đã làm đúng), nhấc bổng mái nhà trên trường quay trong căn nhà kho Brooklyn đó.

Đối với các thành viên của dàn diễn viên và đoàn làm phim, những khoảnh khắc khẳng định đã đến ở nhiều thời điểm khác nhau. Mirojnick, người có thời gian chuẩn bị ít ỏi, thấy mình “di chuyển cùng tốc độ” quay phim. “Thật là một quá trình cảm hứng, và mặc dù trước giờ tôi chưa phải nhảy vọt qua những trở ngại, làm phim này thực sự là giải phóng.”

Bước đột phá của nhà thiết kế thời trang Mirojnick đã đến vào lúc Jackman lần đầu tiên thử trang phục của anh, do bậc thầy may đo D. Barak Stribling tạo nên. “Anh ấy đã trở thành nhân vật,” cô nhớ lại. “Anh ấy là một sức mạnh không gì ngăn cản được,” Efron thêm. “Vì vậy, khi bạn pha trộn niềm đam mê đó với Michael Gracey, ma thuật bắt đầu.”

Hai nhà soạn nhạc Benj Pasek và Justin Paul trên trường quay The Greatest Showman

.The Greatest Showman ra rạp ở Việt Nam từ ngày 29/12/2017 với tựa Bậc thầy của những ước mơ.


Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vogue