Fast & Furious Presents: Hobbs & Shaw
|
Cảnh hỗn chiến đó đi theo đúng kịch bản — cả một kho súng
ống bị bỏ đi lúc nào không rõ; một tin tặc
thông minh vô hiệu hóa vũ khí của bọn xấu — và sau đó kẻ xấu bị chặn đứng theo cách cổ lỗ, bằng những đồ vật đánh nhau được nhưng cùn mẩu. Cuối cùng, một
khẩu súng sẽ tái xuất hiện trong phim, nhưng không đóng vai trò quan
trọng.
Hobbs & Shaw dường như lập luận rằng súng ống là
không cần thiết — một chút triết lý đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh
từ loạt phim này, trong một cuối tuần nước Mỹ chứng kiến rất nhiều nỗi
kinh hoàng liên quan đến súng.
Tất nhiên, súng là cần thiết đoạn
đầu phim, tuy nhiên, bộ phim này — vốn là một xuất phẩm của Universal
ràng buộc với loạt phim gốc rất quan trọng cho tương lai tài chính của
hãng — mơ hồ cổ vũ cho ngay cả những cái gật đầu khiêm tốn nhất đối với
việc kiểm soát súng. Những bộ phim vui vẻ về súng đạn không phải là thứ
để quy lỗi cho các vụ xả súng hàng loạt gần đây ở Mỹ, nhưng có lẽ chúng
phản ánh một hệ tư tưởng quốc gia rộng lớn, một hệ tư tưởng xác định sự
bảnh bao, độc lập và sức mạnh vũ lực của súng ống.
Abigail Breslin (phải) và Emma Stone trong Zombieland: Double Tap (2019)
|
Và ngay cả khi các ngôi sao đã lên tiếng về tai họa của bạo lực súng đạn, họ lại cổ vũ cho loại hình truyền thông phát minh ra
toàn bộ phương pháp biên đạo liên quan đến súng. Mà một lần nữa, lại
không thể đổ lỗi cho các bộ phim đã kích động bạo lực, hay đã làm chệch
hướng nỗ lực ban hành các chính sách kiểm soát súng toàn diện
và đối phó phong trào thù hận quyền lực tối cao của người da
trắng. Câu hỏi ít khẩn cấp hơn cho Hollywood là, nó muốn đóng góp bao
nhiêu cho một nền văn hóa mà nó cũng thường xuyên kịch liệt lên án.
Người viết đã nghĩ về điều này khi xem đoạn giới thiệu được phát hành gần đây cho phần tiếp theo của
Zombieland,
trong đó thời gian trôi qua và sự trưởng thành của hai ngôi sao nay đã
lớn, Emma Stone và Abigail Breslin, được minh họa qua cách xử lý súng
khéo léo của họ. Đương nhiên, những người này đã đến tuổi trưởng thành
trong thời tận thế zombie, một thực tế đòi hỏi phải làm quen với vũ khí.
Nhưng trailer phim hài này thể hiện hơi kỳ lạ: hai
người trẻ đó rất vui vẻ nạp và tháo súng ngắn của họ trong cảnh chuyển
động chậm.
Đúng vậy, chỉ là một bộ phim, và không có gì chúng ta chưa xem cả ngàn lần trước đó — từ
The Matrix đến một khoảnh khắc đặc biệt chói tai trong lễ kỷ niệm súng trong
Thor: Ragnarok
năm 2017. Nhưng những quyết định như thế này ngày càng khó khăn hơn theo thời
gian, vì sự nhạy cảm với các sự kiện trong thế giới thực gây tiếng vang
rất lớn đối với những thứ làm-bộ-là-kỳ-ảo, kể cả phim ảnh. Một khẩu súng
kể chuyện dễ dàng và hiệu quả, nên đó là một công cụ mà chắc chắn là
nhà làm phim sẽ rất vật vã để từ bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, người viết tự
hỏi, liệu chúng ta có thể từ từ tiến tới thời điểm mà việc tôn sùng súng
của nước Mỹ được giũ sạch hoàn toàn trong phim hay không, khi mà sự
nguy hiểm và hậu quả của một khẩu súng được cảm nhận đầy đủ trên phim — ở
khía cạnh mạnh mẽ nhất.
Trong
Hobbs & Shaw, nhân
vật phản diện là một kiểu điệp viên lừa đảo, được công nghệ
nâng cấp khiến anh ta trở nên siêu mạnh và nhiều lúc, chống được đạn. Khả năng
không gì ngăn cản này làm cho anh ta, thẳng thắn mà nói, khá là
nhàm chán. Bộ phim dường như nghĩ ngược lại — nhưng nó lại nhìn ra hiệu
ứng nhạt nhẽo của súng; nó biết rằng trận đối đầu chung cuộc chắc
chắn nhanh chóng, khủng khiếp và quyết liệt một cách ghê gớm khi súng máy
và các loại súng khác được sử dụng. Bộ phim đúng được một nửa, nhìn
thấy không chỉ là lợi thế chính trị mơ hồ của một cao trào không có súng
đạn, mà cả lợi ích kể chuyện của nó — phần trợ thêm giàu sắc thái của
Fast & Furious.
Như các bộ phim
John Wick đã chiếu, vẫn có thể có cái kiểu
thích thú quá quắt trong tất cả những phát súng pằng pằng. Nhưng sự
thích thú đó giảm đi đáng kể đối với người viết, khiến người viết tò mò
không biết các đạo diễn hành động có thể tìm ra phát minh nào không có
súng hay không. Sắp có phim
Rambo mới (cuối cùng?) ra mắt vào
mùa thu này, hứa hẹn nhiều cảnh bạo lực liên quan đến dao và cung tên.
(“Tôi sống trong một thế giới của sự chết chóc,” Sylvester Stallone gầm
gừ trong trailer. Không đùa đâu mọi người ạ.) Đó không phải là điều
người viết tìm kiếm, ngay cả khi súng không có vị trí chính trong phim.
(Mà không chừng có đấy.) Có lẽ người viết nghĩ nhiều hơn về cách xử lý của phim
truyền hình dài tập
Buffy the Vampire Slayer, xem
súng là ghê tởm về đạo đức, diễn tả súng thành thứ
bất lực bởi tất cả những sức mạnh thô bỉ chúng có.
Người ta có thể lập luận rằng đó là phong cách của
Hobbs & Shaw. Có lo lắng cho màn so găng cuối cùng không súng, đặc biệt là cách mà loạt phim
Fast & Furious
đứng trong văn hóa đại chúng. Loạt phim thu hút mọi cơ cấu dân số ở mọi
độ tuổi, làm vừa lòng một số lượng người lớn hiểu biểu tượng nam tính
của nó theo đúng nghĩa đen, hoặc đâu đó ở giữa. Rằng một bộ phim ở vị
thế đó mà quẳng súng ống đi — dù chỉ trong vài phút — thì vẫn đáng khen,
làm hài lòng đám đông mà nó nhắm đến (kiếm được một điểm A- trên
CinemaScore) sẽ có ý nghĩa gì đó. Hoặc có thể chỉ là một sự bất thường,
người ta sẽ nhanh chóng nghĩ đến khi, giả sử như
Angel Has Fallen nã đạn mở đường đến thành công.
Đương nhiên, bài viết này chỉ chiếm một góc khá nhỏ trong cuộc tranh luận về
súng ở Mỹ. Song, sẽ rất tuyệt nếu, trong một năm nào đó, người ta
tìm thấy trong một loại phim nào đó sự thoát ly hiện thực khắc nghiệt
trong hai giờ mà không liên quan đến thời súng đạn đáng ân hận này.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vanity Fair