Tin tức

Trường An 12 canh giờ chinh phục khán giả phim bộ trực tuyến Trung Quốc

05/08/2019

Trong số các phim đang phát sóng, The Longest Day in Chang’an / Trường An 12 canh giờ — xuất phẩm hợp tác giữa khổng lồ phát trực tuyến Youku, Liu Bai Entertainment và Yuyue Film Company — đã nổi lên thành phim được khán giả yêu thích.

Do Dịch Dương Thiên Tỉ (Jackson Yee), thành viên của nhóm nhạc nam Trung Quốc TFBoys, và nam diễn viên Trung Quốc Lôi Giai Âm đóng chính, phim bộ trực tuyến Trường An 12 canh giờ là một trong những bất ngờ thú vị lớn nhất đối với người hâm mộ phim truyền hình mùa hè này. Câu chuyện dữ dội và trang phục cùng cảnh quan được thiết kế tốt đã thu hút sự chú ý của người xem, đạt điểm cao trên các hạ tầng bình phim.

16 tập đầu tiên của chương trình, được chiếu độc quyền trên hạ tầng Youku, hiện có điểm 8,6/10, cao hơn nhiều so với phim bộ đình đám năm 2018 Diên Hy công lược. Phim cũng có sẵn trên các hạ tầng trực tuyến nước ngoài như Viki, Amazon và YouTube.

Thành công của Trường An 12 canh giờ là nhờ kỹ năng diễn xuất tốt đáng ngạc nhiên của chàng trai TFBoys Dịch Dương Thiên Tỉ, một cốt truyện dữ dội được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của tiểu thuyết gia thể loại lịch sử Mã Bá Dung, và nhận thức công chúng cao hơn về phong cách cư xử và thời trang của nhà Đường (618-907), bối cảnh diễn ra câu chuyện.

Bộ phim dài 48 tập lấy bối cảnh ở thủ đô Trường An (ngày nay là Tây An), trong thời kỳ thịnh vượng và quốc tế nhất trong lịch sử đế quốc Trung Hoa. Cốt truyện xoay quanh cựu bộ khoái Trương Tiểu Kính (do Lôi Giai Âm thủ vai) và Đạo sĩ Lý Bí (do Dịch Dương Thiên Tỉ thủ vai), hợp tác ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố kinh thành vào đêm trước Lễ hội đèn lồng.

Trương Tiểu Kính (Lôi Giai Âm), cựu đội trưởng cấm vệ quân kinh thành đã nghỉ hưu. Trương bị kết án tử vì tàn sát 36 người chịu trách nhiệm cái chết một đồng đội cũ của anh

Ngôi sao (và những màn mạo hiểm)

Dịch Dương Thiên Tỉ được biết đến nhiều nhất trong vai trò thành viên của nhóm nhạc nam nổi tiếng nhất Trung Quốc, TFBoys, và có gần 75,8 triệu người theo trên Weibo. Nhưng ngôi sao nhạc pop 18 tuổi này đã được nhận vào Học viện Sân khấu Trung ương ở Bắc Kinh — trường diễn xuất uy tín nhất Trung Quốc — và xem ra sẵn sàng chứng tỏ mình không chỉ là một thần tượng tuổi teen.

Trong ban nhạc, Dịch Dương Thiên Tỉ có phần hơi nghiền ngẫm và tương đối điềm đạm khác với các TFBoys còn lại. Các bạn diễn giàu kinh nghiệm hơn của anh trong Trường An 12 canh giờ đã ghi nhận sự trưởng thành của Dịch Dương Thiên Tỉ. Diễn viên Chu Nhất Vi nói trong một phim tài liệu hậu trường rằng anh “hầu như không nhớ Dịch Dương Thiên Tỉ chỉ mới 17 tuổi nếu không ai nhắc nhở tôi.” Nữ diễn viên chính Nhiệt Y Trát (Rayza) nói, “có rất nhiều điều trong mắt anh ấy”, còn đồng diễn chính Lôi Giai Âm dự đoán “Dịch Dương Thiên Tỉ có một tương lai không giới hạn.”

Dịch Dương Thiên Tỉ cũng tham gia bộ phim Better Days, đã bị hủy chiếu ba ngày trước ngày phát hành đã định 27 tháng 6 do không đáp ứng “các đánh giá trước của thị trường”. Nên người hâm mộ khao khát được xem diễn xuất đỉnh của chàng trai TFBoys này đã đổ xô xem Trường An 12 canh giờ để có đánh giá riêng của họ.

Lý Bí (do Dịch Dương Thiên Tỉ thủ vai)

Để đóng bộ phim này, Lôi Giai Âm, nam diễn viên nổi tiếng nổi tiếng với tính cách rất đời và khiếu hài hước, đã luyện tập võ thuật và tự mình thực hiện 95% các cảnh hành động của nhân vật. Trong quá trình quay phim Lôi Giai Âm đã phải nhập viện bốn lần, thực hiện các pha nguy hiểm đến tính mạng trong một số cảnh. “Tôi nghĩ đây có thể là tác phẩm cuối cùng của tôi,” Lôi Giai Âm nói với tờ Thanh niên Bắc Kinh. Nhưng sự mạo hiểm của anh đã được đền đáp; những người hâm mộ bộ phim đã hưởng ứng gọi bộ phim là Assassin’s Creed: Chang’an (ý chỉ Lôi Giai Âm là Trường An sát thủ bóng đêm - ND) trên mạng xã hội.

Djimon Hounsou (Amistad, Blood Diamond, Guardians of the Galaxy) cũng đóng trong phim, vai “Chúa ngục” Lão Cát. Với tỷ lệ 2% người nước ngoài và nhà ngoại giao tại Trường An vào thời điểm đó — thực sự lớn hơn tỷ lệ người nước ngoài ở Thượng Hải hoặc Bắc Kinh ngày nay — sự xuất hiện của Hounsou có thể được coi là hợp lý về mặt lịch sử.

Lịch sử

Kể từ khi bộ phim bắt đầu phát sóng, đã có rất nhiều thảo luận nổ ra bởi loạt phim vượt ra ngoài bản thân nó, phản ánh sự sự tò mò ngày càng tăng của khán giả Trung Quốc đối với thời nhà Đường. Tài khoản Weibo Voice of Taoism đã lợi dụng sự quan tâm đang tăng này bằng cách giới thiệu các nhân vật tôn giáo được miêu tả trong Trường An 12 canh giờ. Cư dân mạng cũng quan tâm đến điệu bộ “cung tay thủ lễ” đặc trưng của thời đại đó.

Djimon Hounsou trong vai Lão Cát

Đạo diễn Tào Thuẫn đến từ Tây An đã dành tâm huyết để đưa ra một ngày trong lịch sử Trường An, với càng nhiều chi tiết chính xác về mặt lịch sử càng tốt. “Trường An là nhân vật chính của bộ phim, bao gồm tất cả mọi người [trong kinh thành],” Tào Thuẫn nói với China Film Report trong một cuộc phỏng vấn.

Lễ hội kinh hoàng

Tựa tiếng Trung của bộ phim là Trường An 12 canh giờ. Canh giờ là đơn vị đo thời gian ở Trung Hoa cổ, với mỗi ngày được chia thành 12 canh giờ, mỗi canh giờ dài hai tiếng đồng hồ hiện nay. Tương tự như phim bộ truyền hình hành động 24 của Mỹ, mỗi tập bao gồm nửa canh giờ, tức một tiếng, kể câu chuyện “đang xảy ra”.

Dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của Mã Bá Dung, phim xảy ra trong Lễ hội Thượng Nguyên (Lễ hội đèn lồng) ở Trường An, kinh đô của nhà Đường (618-907), nay là Tây An, tỉnh lỵ của tỉnh Thiểm Tây.

Câu chuyện theo chân Trương Tiểu Kính, cựu đội trưởng cấm vệ quân kinh thành đã nghỉ hưu. Trương bị kết án tử vì tàn sát 36 người chịu trách nhiệm cái chết một đồng đội cũ của anh.

Nhiệt Y Trát trong vai Đàn Kỳ

Trước khi anh bị hành hình, Tĩnh An Tự, cơ quan tình báo ở Trường An, được tin một nhóm khủng bố nước ngoài được gọi là Biệt đội Sói đã lẻn vào thành phố trong buổi khai mạc Tây Thị, khu chợ quốc tế ở Trường An.

Lý Bí, thủ lĩnh trẻ của đơn vị tình báo này bổ nhiệm Trương Tiểu Kính, người hiểu rõ thế giới ngầm của kinh thành để ngăn chặn những kẻ khủng bố và bảo vệ Trường An.

Giải trí hoàn hảo

Một trong những điểm thu hút chính của bộ phim là giải trí và trình bày về cố đô Trường An. Theo tin trên Sohu News, êkíp sản xuất đã dành bảy tháng dàn dựng và quay phim trong 217 ngày với ngân sách khoảng 600 triệu nhân dân tệ (87,18 triệu USD).

Để mang đến cho người xem cảm giác họ đang đi du lịch trong cố đô này, đạo diễn Tào Thuẫn đã sử dụng những cảnh quay một đúp thể hiện khu chợ đông đúc sẽ như thế nào trong Lễ hội đèn lồng ở Trường An. Tào Thuẫn cũng sử dụng cùng cách đó để trình bày hoàn cảnh khốc liệt của trận chiến đầu tiên trong phim, đưa khán giả vào chiến trường từ góc nhìn ngôi thứ nhất.

Trường An 12 canh giờ mở màn với cảnh dài một đúp thể hiện Trường An trong lễ hội đèn lồng

“Tôi muốn khán giả biết những gì người ở Trường An đã làm vào buổi sáng, trưa và tối và cách họ tổ chức lễ hội,” Tào Thuẫn nói trong một phỏng vấn.

Các diễn viên cũng là một sức hút lớn. Ngoài Dương Dịch Thiên Tỉ, đóng vai Lý Bí và Lôi Giai Âm vai Trương Tiểu Kính, có nhiều vai khách mời của các nam nữ diễn viên đáng kính.

Chẳng hạn, vào đầu bộ phim, một ông già có thể được nhìn thấy đang đi về phía cổng chợ. Mặc dù người xem chỉ có thể thấy mặt bên khuôn mặt ông, nhưng họ có thể biết ngay người đàn ông đó không ai khác chính là Chu Dã Mang, nam diễn viên đóng vai Lâm Xung trong phim bộ truyền hình Thủy Hử năm 1998.

Nhiều cư dân mạng đã tuyên bố rằng bất kể những diễn viên này có mặt trên màn hình bao lâu, họ vẫn là một phần không thể thay thế của bộ phim. “Những diễn viên dày dạn kinh nghiệm này là nền tảng cho bộ phim,” cư dân mạng Pd_Datura nói với Global Times.

Lôi Giai Âm trong một cảnh phim. Anh đã luyện tập võ thuật và tự mình thực hiện 95% các cảnh hành động của nhân vật

Bom tấn cổ trang

Pd_Datura là một fan lớn của các bộ phim truyền hình lịch sử.

Trường An 12 canh giờ thực sự làm tôi ngạc nhiên,” Datura nói. “Bộ phim đã làm những điều tôi chưa bao giờ thấy được thực hiện trong các phim truyền hình cổ trang khác.”

Datura đã liên hệ đến cách bộ phim theo đúng lịch sử để giới thiệu các yếu tố cốt truyện quan trọng, chẳng hạn tháp canh trong kinh thành do những tay bắn tỉa có thể bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi của họ vận hành. Đội ngũ sản xuất thậm chí đã đưa ra một hệ thống truyền tin bí mật mà các tháp canh này sử dụng để liên lạc với nhau.

“Họ bàn bạc chi tiết về khái niệm tháp canh,” Datura nói. “Đó là lý do tại sao yếu tố cốt truyện hư cấu này không đem lại cảm giác kỳ lạ hoặc lạc lõng ngay cả khi nó không phù hợp với thời kỳ câu chuyện diễn ra.”

Một đổi mới khác là sử dụng ghi chú trên màn hình để giải thích các thuật ngữ mà khán giả sẽ không quen thuộc. Chẳng hạn thuật ngữ bố lương nhân mà khán giả có thể lầm tưởng là nói đến một nhân vật phản diện trong phim.

Kinh thành Trường An là nhân vật chính của bộ phim

“Giải thích xuất hiện trên màn hình cho khán giả biết bố lương nhân là những chuyên gia được đào tạo để bắt kẻ xấu. Thực sự có ích,” Datura nói.

Nhiều cư dân mạng đã ghi nhận sự tương đồng giữa bộ phim này và bộ phim truyền hình 24 của Mỹ. Datura đồng ý. “Tôi thấy một bài báo nói rằng nếu chúng ta đổi Trường An thành Washington DC, đổi Lễ hội đèn lồng thành Ngày quốc khánh Mỹ, đổi Tĩnh An Tự thành FBI, đổi Biệt đội Sói thành ISIS và đổi người hùng Trương Tiểu Kính thành một người lính đã nghỉ hưu tên Chris từ chiến trường Iraq, đó sẽ là một phim bom tấn Hollywood,” Datura lưu ý.

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Radii China và Global Times