Tin tức

Born in China: Những câu chuyện trong hoang dã lên màn ảnh rộng như thế nào

16/05/2017

Đa số phim Disney bắt đầu từ một câu chuyện tuyệt vời, nhưng hãng phim tài liệu Disneynature bắt đầu với một thứ khác: hàng trăm giờ phim đáng kinh ngạc về cuộc sống hoang dã.

Chim hồng hạc quý hiếm trong phim Born in China

Để có Born in China (ra rạp ở Mỹ từ 21/4), những nhà quay phim cuộc sống hoang dã lớn nhất thế giới đã ghi lại những hình ảnh hiếm thấy của gấu trúc, voọc mũi hếch vàng, báo tuyết, và những sinh vật khác sống trong những nơi hang cùng ngõ tận ở Trung Quốc. Công việc của đạo diễn Lục Xuyên là đào sâu vào và tìm ra ít phút phim ghi lại hành trình độc đáo của từng gia đình động vật. Anh nói với Yahoo Movies, “Câu chuyện nằm đó trong những thước phim, nhưng bạn phải kiên nhẫn tìm tòi.”

Trong số những câu chuyện đó có một thiên truyện cảm động về gấu trúc mẹ giúp con mình trưởng thành; câu chuyện ly kỳ mê hoặc về một gia đình báo cố gắng chống chọi mùa đông; rồi câu chuyện trưởng thành của một chú voọc muốn tìm vị trí của mình trong thế giới này.

Yahoo Movies trò chuyện cùng đạo diễn Lục Xuyên và nhà sản xuất Roy Conli (từng sản xuất những phim Disney bao gồm Big Hero 6Tangled) về quá trình tạo ra ba mạch truyện chính của Born in China.

Những con gấu trúc khổng lồ trong Born in China

Gấu trúc khổng lồ Ya Ya

Khi bạn làm phim về cuộc sống hoang dã Trung Quốc, gấu trúc gần như là bắt buộc. Nhưng ban đầu đạo diễn Lục Xuyên nghĩ rằng những thước phim của anh về gấu trúc lần đầu làm mẹ Ya Ya và con của mình không đủ kịch tính để đưa vào phim. “Gấu mẹ luôn ngồi yên, và gấu con cứ bò loanh quanh… Chúng tôi không có những cảnh quay các loài thú săn mồi bởi [gấu trúc] được bảo vệ chặt. Nên tôi lo lắng về những thước phim gấu trúc,” Lục Xuyên thừa nhận.

Thế rồi một tối anh về nhà thấy vợ mình đang chăm đứa con mới sinh. “Lúc đó xúc cảm chạm vào cõi lòng một cách sâu sắc,” anh nói. Trở lại phòng biên tập, anh nhận thức sâu sắc rằng câu chuyện mẫu tử đơn giản này có sức nặng riêng. “Ttrước đó tôi đã làm nhiều phim, và tôi luôn muốn đẩy phim của mình tới bờ vực cực đoan,” đạo diễn Lục Xuyên giải thích, anh đã đạo diễn năm phim điện ảnh Trung Quốc. “Nhưng khi tôi kiểm tra lại các thước phim về gấu trúc mẹ và lũ con, tôi cảm thấy chúng có sức mạnh đặc biệt.”

Có được những hình ảnh thân mật đó đòi hỏi những nhà quay phim phải đóng “bộ gấu trúc”, những bộ đồ đen trắng giấu đi mùi và diện mạo con người với các loài vật, và để giữ được khoảng cách. Như Conli mô tả, “Bạn không để một con gấu trúc 800 pound (362 kg) lại gần thiết bị máy móc của bạn.”

Em gái của Tao Tao, con vọoc vàng mũi hếch nhân vật chính trong Born in China

Vọoc vàng mũi hếch Tao Tao

Lục Xuyên nhìn thấy nhiều câu chuyện tiềm năng trong những thước phim của anh về những chú voọc rừng xanh, những vận động viên thể thao hành động ngớ ngẩn không tuân theo cấu trúc xã hội phức tạp. Đầu tiên, các nhà làm phim chọn nhân vật chính của mình là một voọc cái sơ sinh, và sẽ lớn dần trong quá trình quay. Nhưng đó là trước khi Lục Xuyên thấy cảnh phim một chú voọc khác, anh trai của bé voọc kia, ngồi tách biệt với cả gia đình. “[Trông] chú như kiểu cảm thấy cô đơn, đặt hai tay lên đầu gối, ngồi như một đứa trẻ,” đạo diễn chia sẻ. “Hình ảnh đó cho tôi cảm xúc mạnh mẽ rằng đó có thể là nhân vật chính của câu chuyện.” Chuyện về chú voọc Tao Tao (tên sau này được đặt cho chú voọc) bước vào tuổi mới lớn bực tức vì sự chú ý dành cho cô em, thế là chú phản kháng và rơi vào một đám voọc xấu. “Tôi nghĩ quả là thiên tài khi tập trung vào đứa trẻ bị chiếm chỗ,” Conli nói, “bởi tất cả những người có em đều đã từng cảm thấy thế.” (Lục Xuyên từng có thời gian ngắn thử tập trung phần về voọc của bộ phim vào con cầm đầu băng của Tao Tao, chú voọc một mắt tên Gà Trống, nhưng nghĩ lại rằng “câu chuyện cao bồi viễn tây của Gà Trống, đi ngược lại khái niệm xã hội chính thống” đưa vào phim khác thì hợp hơn.

Một chú voọc vàng mũi hếch nghịch ngợm khi quay Born in China

Với những nhà quay phim, một phần thách thức khi quay đàn voọc đó là cố không để hình thành mối quan hệ. “Bọn voọc, đương nhiên rồi, chúng đùa cợt với bạn,” Conlin nói. “Mẹo là các nhà quay phim phải cách ly với chúng bởi họ không muốn ảnh hưởng tới hành vi của chúng.”

Báo tuyết Dawa

Cuộc sống của báo tuyết rất khó khăn – và đưa được một con báo tuyết lên phim cũng vậy. Trong 90 ngày đầu quay ở Cao nguyên Thanh Hải của Trung Quốc, cao nguyên núi cao nhất trên Trái Đất, nhà quay phim Shane Moore không có nổi một thước phim cho chủ đề của mình. Tuy nhiên, anh đảm bảo với Lục Xuyên và Conli rằng anh đang đi đúng hướng. Anh trở lại cao nguyên cằn cỗi, biệt lập đó để quay trong tổng cộng 253 ngày và xoay xở thu được câu chuyện lay động trái tim về một báo mẹ cố gắng nuôi nấng đàn con trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

Báo tuyết Dawa trong Born in China

“Từ 13 tuổi Shane Moore đã theo dấu họ mèo, làm việc với nhiều nhóm ở Wyoming nơi anh sinh trưởng,” Conli nói. “Với anh ấy, có thể được theo dấu báo tuyết, loài vật khó tìm bậc nhất, đó là đỉnh cao. Và giờ anh là nhà quay phim duy nhất thực sự có những thước phim về báo tuyết con trong hoang dã.”

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Yahoo News Movies