Trong những năm qua, thị trường điện ảnh và truyền hình Trung Quốc tràn
ngập phim lịch sử và phim giả tưởng. Đằng sau doanh thu phòng vé tăng
mạnh, tình trạng thiếu sáng tạo gây hại cho cả ngành này. Sự thật mà các
khán giả Trung Quốc đều phải công nhận là các phim sản xuất trong nước
đều đang thiếu sự đa dạng và tính đổi mới.
Hai nhà sản xuất tham dự Liên hoan phim Quốc tế Thượng Hải cho biết họ
chỉ làm hai loại phim: phim có thể khiến các nhà kiểm duyệt hài lòng và
phim hái được ra tiền. Dù rằng có thể hiểu được việc các nhà sản xuất dè
chừng phía kiểm duyệt và hướng đến lợi nhuận, nhưng trong dài hạn, tư
duy này là nguy cơ gây hại lớn cho nền điện ảnh Trung Quốc.
Dương
Tử, chủ tịch công ty Truyền thông Giải trí Cự Lực Trung Quốc nói phim
cổ trang và phim giả tưởng là những mỏ vàng lớn nhất trong số những dạng
phim nhà kiểm duyệt cho phép thực hiện. Ông tự tin tuyên bố rằng họ có
thể thu hút được các nhà làm phim chừng nào họ vẫn làm các bộ phim dễ
xem. Tuy nhiên, ông Dương cũng thừa nhận là cho đến nay ông chưa bao giờ
làm nghiên cứu thị trường về việc người xem có chán ngán khi phải xem
đi xem lại những bộ phim na ná nhau không. Khi được hỏi lý do, ông than
rằng không có công ty nào ở Trung Quốc có khả năng thực hiện một cuộc
nghiên cứu toàn diện, đầy đủ như vậy.
Chủ tịch công ty Truyền thông Giải trí Cự Lự
Tống Quang Thành, chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Quốc tế Tinh Quang, nói
rằng dựng lại những câu chuyện cũ vẫn là cách bảo đảm được doanh thu,
đồng thời đưa bộ phim do người đóng không mấy được đón nhận Hoa Mộc Lan
do công ty ông sản xuất ra làm ví dụ. Ông lấy lý lẽ rằng nhiều bộ phim
hiện đại được sản xuất gần đây đều thất thu ở phòng vé, thêm nữa công ty
ông có thể làm phim có chiều sâu về một sự kiện lịch sử dễ dàng hơn
nhiều so với làm về một câu chuyện hiện đại.
Ông nói, “Điểm cộng của phim cổ trang như Hoa Mộc Lan
là khán giả đã biết cốt truyện nên bạn không cần quảng bá hay tiếp thị
nhiều. Bản thân tên phim cũng đã bảo chứng một nửa thành công rồi.”
Tống Quang Thành hiện đang sản xuất một bộ phim có tựa đề là White Vengeance (Hồng Môn yến)
nói về vị tướng nhà Tần cách đây hơn 2000 năm là Hạng Vũ thất bại trong
âm mưu gài bẫy và trừ khử đối thủ chính Lưu Bang. Phim do đạo diễn Hồng
Kông Lý Nhân Cảng, người đã thực hiện hai bộ phim cổ trang thất bại là Tam Quốc chí: Rồng tái sinh (2008) và Cẩm Y Vệ
(2010), chỉ đạo. Tống Quang Thành nói rằng ông tin tưởng bô phim tới
đây sẽ thành công, đặc biệt với nhan đề đơn giản nhưng ai cũng biết của
phim.
Phim Hồng Môn yến
Hai nhà sản xuất này dường như không sẵn sàng bước ra khỏi vùng an nhàn
của mình. Họ nên nhận thấy rằng lý do duy nhất giải thích vì sao những
bộ phim khó mà ngồi xem hết được đó đạt doanh thu cao ở phòng vé là sự
tách biệt của thị trường đại lục và lạm phát giá vé. Quan trọng hơn, họ
cần hiểu rằng doanh thu tốt ở phòng vé không nhất thiết đồng nghĩa với
việc khán giả thực sự thích phim của họ.
Có thể so sánh thực
trạng của nền điện ảnh Trung Quốc với thị trường bất động sản nơi đây –
bong bóng lạm phát bất thường. Khâu kiểm duyệt chặt chẽ chính là vấn đề
lớn nhất. Nhưng nếu các nhà làm phim, trong đó có các nhà sản xuất,
không cố gắng vượt ra khỏi khuôn khổ đó, thì làm thế nào và khi nào mới
có thể có tiến bộ? Phương thức làm phim bảo thủ, chỉ nhắm đến tiền của
các nhà sản xuất đang kiềm chế sự phát triển của ngành điện ảnh còn non
trẻ mới chỉ bắt đầu những bước đầu tiên.
Dịch: © Phương Thanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org