Xem danh sách những phim ăn khách phòng vé năm 2014, hình như có một xu huớng – những phim này dựa trên câu chuyện có thật.
Bắt đầu với phim
The Attorney, mô tả những ngày đầu của cựu tổng thống Roh Moo Hyun khi là một luật sư những năm 1980, thu hút 11 triệu khán giả,
Roaring Currents,
khắc họa chiến thắng đầy kịch tính của Đô đốc Yi Sun Sin trước lực
lượng hải quân Nhật Bản cuối thế kỷ 16, càn quét phòng vé hè 2014, trở
thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở Hàn Quốc.
Nhà khoa học về tế bào gốc trong Whistle Blower
Đầu tháng 10/2014,
Whistle Blower đề cập đến vụ tai tiếng trong
việc bịa đề tài nghiên cứu tế bào gốc xảy ra năm 2005 cũng ra mắt và
được đón nhận nồng nhiệt, thu hút hơn 1,7 triệu khán giả.
Trong
khi phòng vé trong nước bước vào mùa vãn khách vào thu 2014, hai phim
Hàn Quốc dựa trên câu chuyện có thật một lần nữa oanh tạc màn ảnh rộng.
Cart tiết lộ một số điều về nhân viên thời vụ
Áp phích phim Cart
Cart, dự định phát hành ngày 13/11, đi sâu vào vấn đề xã hội
đang diễn ra của hơn sáu triệu công nhân hợp đồng đang làm việc bấp
bênh.
Phim xoay quanh những nhân viên hợp đồng tại một cửa hàng
bán lẻ đấu tranh với công ty vì quyền lợi của họ sau khi bị sa thải bất
công.
Có tin rằng phim dựa trên câu chuyện có thật về sự đấu
tranh của những công nhân thời vụ được cho là bị sa thải trái luật bởi
chi nhánh ở Hàn Quốc của công ty bán lẻ khổng lồ Carrefour có trụ sở ở
Pháp năm 2007, song đạo diễn Boo Ji Young của
Cart đã phủ nhận, nói rằng phim không liên quan gì đến sự kiện đặc biệt này.
Yeom Jeong Ah (bên trái), và Moon Jung Hee trong một cảnh phim Cart
“Phim một phần được thúc đẩy bởi mối bất đồng giữa nhân viên tại cửa
hàng bán lẻ và công ty, nhưng không có mối liên hệ trực tiếp nào với vụ
việc đó,” Boo Ji Young nói với phóng viên tại buổi họp báo ra mắt.
“Tôi
đã nghiên cứu tất cả các trường hợp nhân viên thời vụ đấu tranh chống
lại nhà tuyển dụng ở Hàn Quốc. Đây là một vấn đề xã hội đáng phê phán mà
chúng ta phải cùng nhau nghĩ đến.”
Diễn viên kỳ cựu Kim Young
Ae, Yeom Jeong Ah và Moon Jung Hee vào vai những nhân viên cửa hàng bán
lẻ tham gia hàng loạt cuộc biểu tình phản đối công ty đã đuổi việc họ
một cách phi lý.
My Dictator
Áp phích phim My Dictator
Đạo diễn Lee Hae Jun nổi tiếng với phong cách làm phim đặc trưng vì ông
nhằm vào những chủ đề khá khác thường trong những phim trước, chẳng hạn
như một đô vật cổ truyền Hàn Quốc muốn phẫu thuật chuyển giới trong
Like a Virgin (2006) và một người trôi dạt đến sống ở hoang đảo trên sông Hàn ở Seoul trong
Castaway on the Moon (2009).
Phim mới của Lee Hae Jun
My Dictator,
chủ yếu mô tả quá trình xung đột và hòa giải giữa hai cha con trong hơn
22 năm, thậm chí còn độc đáo hơn những phim trước của ông.
Nam
diễn viên kỳ cựu Seol Kyung Gu đóng vai người cha, một diễn viên sân
khấu vô danh, được chính phủ Hàn Quốc chọn đóng giả nhà lãnh đạo Bắc
Triều Tiên quá cố Kim Nhật Thành để cựu tổng thống Park Chung Hee tập
dượt cho cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên năm 1972. Bạn diễn
Park Hae Il đóng vai cậu con trai của nhân vật Seol Kyung Gu.
Cảnh trong phim
Nam diễn viên không muốn tỏ ra kém cỏi với con trai, nỗ lực trở thành
một nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đích thực, song cuộc gặp thượng đỉnh
không diễn ra theo kế hoạch như chúng ta biết từ thực tế lịch sử.
Nam
diễn viên cuối cùng không thể thoát khỏi vai diễn vì ông đã đóng giả
nhà lãnh đạo Triều Tiên quá nhập tâm, cứ sống như thế trong suốt 20 năm,
và người con trai vẫn không hiểu nổi cha mình ngay cả khi anh đã trưởng
thành.
“Tôi bắt đầu viết kịch bản phim sau khi đọc một bản tin
trên báo rằng cựu tổng thống Park Chung Hee đã có một buổi diễn tập với
thế thân của Kim Nhật Thành. Quá trình làm phim bắt đầu từ đó,” đạo diễn
Lee Hae Jun nói với cánh phóng viên.
“Song tôi đã cố gắng không
tập trung vào sự kiện lịch sử, mà xoay quanh mối quan hệ cha con và quá
trình hai người hàn gắn quan hệ với nhau,” Lee Hae Jun cho biết thêm.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi