Tin tức

Phim về vụ tai tiếng nghiên cứu tế bào gốc ở Hàn Quốc chất vấn tính chính trực của báo chí

04/11/2014

“Phim dựa trên câu chuyện có thật, nhưng xin ghi nhận rằng đây là một tác phẩm hư cấu.”

Trong mấy năm qua, những phim chủ đề nắm bắt sự chú ý của công luận được xem là đảm bảo thành công phòng vé, như đã thấy với Silenced năm 2011, dự trên nạn lạm dụng ghê sợ những học sinh khuyết tật ở Gwangju, tiếp theo là The Attorney (2013) và Han Gong Ju (2014), gặt hái sự ủng hộ nồng nhiệt, dẫn đến các chiến dịch phản đối và thậm chí làm lại luật.

Áp phích phim Whistle Blower

Thế nên có đặt cược cao vào Whistle Blower, bộ phim mới nhất của đạo diễn Yim Soon Rye, lấy cảm hứng từ vụ xì-căng-đan tai tiếng của Hwang Woo Suk làm rúng động Hàn Quốc hồi năm 2005 khi phát hiện ra nghiên cứu tế bào gốc của nhà khoa học này là giả mạo và phi đạo đức.

Gây tranh cãi như vụ việc này – và đến giờ vẫn tiếp tục – bộ phim thu hút sự chờ đợi lẫn quan ngại từ trước khi ra mắt.

Khán giả có vẻ đã sẵn sàng và chờ đợi để chỉ trích nhà làm phim vì đã bóp méo sự thật về câu chuyện đã xảy ra.

Trong sự thất vọng của khán giả, bộ phim hóa ra không nỗ lực tìm ra liệu các tế bào gốc được nhân bản có tồn tại hay không, mặc dù phim cũng không tìm cách bào chữa cho hành động của nhà khoa học nhục nhã này.

Cảnh tiến sĩ Lee Jang Hwang (do Lee Geung Young đóng) giữa rừng săn tin của giới truyền thông

Thay vì thế, bộ phim tập trung vào vấn đề đi quá quyền hạn của giới truyền thông. Phim nhấn mạnh họ phải chiến đấu vì sự thật gian khổ thế nào, đồng thời, thao túng điều đó thế nào.

Đến cuối, bộ phim dám lên tiếng nhắc nhở về quyền lực của truyền thông và cả công chúng, những người tin tưởng vô điều kiện mọi điều báo chí nói.

Trong phim, nam diễn viên Park Hae Il đóng vai Min Cheol, giám đốc sản xuất chương trình thời sự.

Sau khi nhận được nguồn tin nặc danh khiến anh nghi ngờ sự chân thực của nghiên cứu tế bào gốc của Tiến sĩ Lee Jang Hwang (do Lee Geung Young đóng), Min Cheol săn đuổi nhà khoa học này để tìm ra sự thật.

Kết quả là, một cuộc đấu tranh quyền lực trong tòa soạn, sức ép chính trị và dằn vặt nội tâm của cá nhân nhân vật tước bỏ quền tự do ngôn luận.

Nhân vật nhà báo Min Cheol của Park Hae Il

Suốt bộ phim, Min Cheol được miêu tả là một con người bất quy tắc dễ kích động không sợ thách thức quyền lực để có được sự thật.

“Nhân vật của Park Hae Il là nhân vật mà tôi xem là nhà báo lý tưởng,” đạo diễn Yim nói trong buổi họp báo quảng bá bộ phim.

“Nhân vật tiến sĩ Lee là một nhân vật thực sự khó. Tôi không muốn anh ta tốt hẳn hay xấu xa, mà đa chiều,” Yim bổ sung.

Thấm nhuần tính khách quan vào mọi nhân vật, đạo diễn 54 tuổi nói rằng bà tập trung khắc họa hình ảnh một nhà báo chiến đấu chính đáng cho sự thật.

Nhân vật tiến sĩ tai tiếng, tiến sĩ Lee Jang Hwang

Vì khán giả biết quá rõ những sự kiện có thật mà bộ phim dựa theo, chuyện phim diễn biến nhanh, bỏ qua những phần giải thích các nhân vật và thông tin nền.

Trong nửa cuối phim, Min Cheol tuyệt vọng thể hiện rằng công việc của nhà báo là cung cấp dữ kiện đã được kiểm chứng để độc giả tự định đoạt về sự thật đằng sau một vụ việc.

Tuy nhiên, mặc kệ nỗ lực của bà, công luận kết tội anh ta là phản bội.

“Tôi tò mò muốn biết tại sao đạo diễn quyết định ra mắt bộ phim lúc này,” diễn viên Park thắc mắc trong buổi họp báo.

“Có thể Yim nghĩ rằng sự việc cụ thể đã xảy ra này vẫn còn ý nghĩa trong xa4ho65i hiện nay. Liệu có sự cải thiện nào chưa?” anh hỏi.

Một cảnh trong phim

“Như thấy trên phim, chính công luận là người cảm nhận và phán xét. Nếu khán giả nghĩ về những đề tài này sau khi xem xong bộ phim, tôi sẽ rất thỏa mãn.”

Phim đã ra rạp ở Hàn Quốc vào đầu tháng 10.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi