Tin tức

'Chậm mà chắc': Diễn viên châu Á đang nhận được vai chính trong phim truyền hình Mỹ

20/03/2023

Năm lớp bốn, Catherine Haena Kim không đủ can đảm để thử vai nữ chính trong vở kịch The Tempest của William Shakespeare ở trường. Nhưng các giáo viên đã nhìn thấy điều gì đó trong phong cách của cô ở lớp học.

“Các giáo viên thực sự đã giao cho tôi vai này vì bất cứ khi nào tôi phát biểu, tôi đều rất hoạt bát và biểu cảm,” Kim nói. “Khi đóng vở kịch này, tôi thành thật nghĩ rằng đó là một trong những lần đầu tiên tôi thực sự cảm thấy được người khác nhìn ngắm và đặc biệt theo cách mà tôi nghĩ chưa bao giờ mình cảm nhận được.”

Catherine Haena Kim (phải) và Milo Ventimiglia trên áp phích phim The Company You Keep. Người Mỹ gốc Á đang xuất hiện trong nhiều vai chính hơn trên các bộ phim truyền hình Mỹ — như là Vanessa Lachey trong NCIS: Hawai’I hay Utkarsh Ambudkar trong Ghosts — nhưng những người ủng hộ đang cẩn trọng về việc liệu nó có mở ra một bình minh mới

Các giáo viên của Kim đảo ngược vấn đề đã cản trở quỹ đạo sự nghiệp của nhiều người Mỹ gốc Á, dù là trên màn ảnh, trong văn phòng chính trị hay trong phòng giám đ8ốc điều hành: nhận được lời khen ngợi vì là những người làm việc chăm chỉ, đáng tin cậy, nhưng chưa bao giờ được coi là có tố chất lãnh đạo.

Trong khắp các ngành công nghiệp, người Mỹ gốc Á từ lâu đã bị cản trở bởi những thành kiến miễn bàn cãi bắt nguồn từ định kiến chủng tộc. Justin Zhu, đồng sáng lập nhóm vận động Stand with Asian American, cho biết các nhà tuyển dụng thường cho rằng người châu Á thụ động, thiếu chuyên chú hoặc không “phù hợp văn hóa”.

Một Kim trưởng thành (Ballers, Good Trouble) hiện đang say sưa với cảm giác hồi hộp và đối mặt với áp lực đảm nhận vai chính trên một sân khấu lớn hơn nhiều: cô đóng cùng Milo Ventimiglia trong phim bộ truyền hình mới The Company You Keep trên Kênh ABC ở Mỹ (đang phát trực tuyến trên Hulu).

Vanessa Lachey trong NCIS: Hawai’I

Là phiên bản làm lại phim bộ truyền hình Hàn Quốc My Fellow Citizens, tập trung vào mối tình lãng mạn nóng bỏng và sâu nặng giữa điệp viên CIA của Kim và kẻ lừa đảo của Ventimiglia.

Với thành tích tồi tệ của truyền hình Mỹ về việc không chọn diễn viên châu Á làm nhân vật chính — và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ dịch vụ truyền hình cáp và phát trực tuyến — có một số lượng lớn các chương trình gần đây đang tạo ra sự thay đổi.

Các phim bộ phát sóng gần đây khác có người châu Á hoặc người Mỹ gốc Á đóng chính bao gồm Quantum Leap (Raymond Lee), Kung Fu (Olivia Liang), The Cleaning Lady (Élodie Yung), NCIS: Hawai’i (Vanessa Lachey) và Ghosts (Utkarsh Ambudkar).

Những người ủng hộ đang có ý kiến trái chiều về việc liệu sự gia tăng khả năng này có phải là dấu hiệu cho thấy người Mỹ gốc Á đang thực sự giành được quyền đại diện rộng rãi hơn và có ý nghĩa hơn hay không.

Elodie Yung trong The Cleaning Lady

Thập kỷ vừa qua đã có những thăng trầm: trong hai năm, ABC thậm chí có hai phim bộ sitcom với dàn diễn viên toàn châu Á — Fresh Off the BoatDr Ken — nhưng phim thứ hai, với sự tham gia của Ken Jeong, đã bị tạm dừng chỉ sau hai mùa.

Năm 2019, sau khi Crazy Rich Asians thành công ở phòng vé, mọi thứ có vẻ đầy hứa hẹn, theo Milton Liu, giám đốc điều hành tạm thời của Asian-American Media Alliance, cơ quan đưa ra “thẻ báo cáo” độ đa dạng của các nhà đài.

Cùng năm đó, sáu tập phim thí điểm với ít nhất một vai chính người châu Á đã được đặt hàng nhưng chỉ có một — phim bộ sitcom Sunnyside do Kal Penn đóng chính — được phát sóng và đã bị dừng sau 11 tập.

Liu thừa nhận rằng mùa phim hiện tại cho thấy mọi thứ đang “cải thiện chậm chạp”. Là thành viên của Hiệp hội Biên kịch Hoa Kỳ, anh xoa dịu đánh giá đó bằng cách nhắc nhở việc thực hiện một tập phim thí điểm khó như thế nào.

Quantum Leap với Raymond Lee

Ngoài ra, hầu hết các phim truyền hình này không có một cặp đôi chính người châu Á hoặc dàn diễn viên toàn châu Á. Sự khôn ngoan thông thường mà nhiều nhà điều hành trong ngành vẫn giữ vững là chọn một diễn viên da trắng đóng vai chính sẽ khiến phim trở nên dễ tiếp cận với nhiều người xem hơn, vậy sẽ có nhiều lợi nhuận hơn.

Liu nói rằng nhân khẩu học về người xem là khán giả lớn tuổi, chủ yếu nghiêng về người da trắng.

“Chúng tôi hiểu điều này,” anh nói. “Nhưng chúng tôi cũng hiểu tầm quan trọng của việc có những phim như Fresh Off the Boat để chúng tôi không bị thiệt thòi.”

Một nghiên cứu của Nielsen cho thấy hai phần ba người Mỹ gốc Á cảm thấy không có đủ đại diện của người châu Á trên truyền hình. Hơn một nửa nói những miêu tả hiện có là không chính xác.

Utkarsh Ambudkar (phải) trong Ghosts

Chính nhà sản xuất điều hành của The Company You Keep, Jon Chu, đạo diễn của Crazy Rich Asians, đã gợi ý rằng đặc vụ Emma Hill là người Mỹ gốc Á — và có một gia đình trên màn ảnh với cha là người Mỹ gốc Hàn và mẹ là người Mỹ gốc Hoa. Gia tộc Hill cũng là một triều đại chính trị.

Nhân vật người cha trên phim của Kim (James Saito) được lấy cảm hứng từ Gary Locke, cựu thống đốc bang Washington, là thống đốc người Mỹ gốc Á đầu tiên bên ngoài Hawaii. Locke, cũng là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, không liên quan trực tiếp nhưng đã gọi mối liên hệ này là “tuyệt vời” trong một cuộc phỏng vấn.

Zhu, thuộc nhóm vận động Stand with Asian Americans, nói rằng việc đánh giá thấp người Mỹ gốc Á đã có từ những năm 1800, khi những lao động người Trung Quốc xây dựng đường sắt Hoa Kỳ.

Người cha Mỹ gốc Hàn (James Saito) của Emma Hill (Catherine Haena Kim) trong The Company You Keep lấy cảm hứng ít nhiều từ cựu thống đốc Washington Gary Locke

“Người Mỹ gốc Á, vì chúng tôi đến nơi này nhờ làm việc trong ngành đường sắt, chúng tôi chỉ được trả một phần nhỏ so với những gì chúng tôi xứng đáng được nhận và được coi là một loại công nhân chứ không phải nhà lãnh đạo,” Zhu nói.

Locke tin rằng việc nhìn thấy người châu Á và người Mỹ gốc Á nắm quyền trên màn ảnh thực sự có tác động trong cuộc sống thực.

“Việc thấy nhiều người Mỹ gốc Á hơn trong mọi ngõ ngách cuộc đời — ngay cả khi hư cấu — là rất quan trọng vì đó có thể là lần duy nhất họ (người xem) tiếp xúc với người Mỹ gốc Á trong những vai trò mà họ không quen thuộc.

Kim cảm thấy mình là “người may mắn được chọn” vì cô có một chỗ ngồi trong bàn ra quyết định với tư cách nhân vật chính mới của mình. Nhìn thấy tên của cô ở đầu danh sách diễn viên là một trải nghiệm hoàn toàn mới.

Olivia Liang trong Kung Fu

Bất chấp sự tự tin cô có bây giờ, đôi khi những cảm giác bất an từng lẩn lút trong cô học sinh lớp bốn nhút nhát đó lại quay trở lại.

“Hầu hết thời gian, tôi chỉ kiểu như ‘Sao mọi người làm được điều này?’ Tôi cảm thấy hội chứng kẻ mạo danh của mình bùng phát mạnh mẽ hơn bao giờ hết,” Kim nói. “Nhưng tôi vẫn tiếp tục bởi vì tất cả được trộn lẫn với cảm giác mà một đứa trẻ mơ ước” — được nhìn nhận và công nhận là đặc biệt.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post