Họ xuất hiện thường xuyên trên truyền hình và phim điện ảnh, nhưng
thường không được chú ý. Với đồng lương bèo bọt, họ làm việc quần quật
từ sáng tới tối. Ước mơ của họ là sự chú ý đổi đời từ phía đạo diễn. Đây
là những diễn viên phụ thường chỉ xuất hiện gần như diễn viên quần
chúng trong phim và thường không có lời thoại.
Nhiều người làm việc này vì cần kiếm sống, nhưng phần lớn họ muốn tìm
đường để trở thành các ngôi sao. Nhưng đây là một giấc mơ chỉ đến với
một số ít người.
Các diễn viên Hồng Kông như Châu Tinh Trì và
Châu Nhuận Phát cũng như các diễn viên trẻ đang nổi như Vương Bảo Cương
đều bắt đầu là những diễn viên phụ. Với cảm hứng từ những câu chuyện
thành công của họ, nhiều người trẻ tuổi giờ cũng đang đến các thành phố
như Bắc Kinh, Thượng Hải để theo đuổi ước mơ trở thành ngôi sao. Nhưng
như trong phim, để từ giấc mơ thành hiện thực là một điều vô cùng khó
khăn.
Châu Nhuận Phát trong phim Hồng Lâu Mộng 1975
Các hãng đại diện không trung thựcTờ
Beijing Times
từng có một bài báo về một diễn viên từ tỉnh khác, họ Lý, đến Bắc Kinh
và ký hợp đồng đại diện với công ty truyền thông Beijing Deren Youyi.
Công ty đại diện giới thiệu cho anh một công việc được cho là có thù lao
cao và khoản tiền cọc 20.000 nhân dân tệ anh phải trả cho công ty quá
trình phỏng vấn không được hoàn lại.
Công ty sắp xếp cho anh ở
làng Tiên Đàn, quận Hoài Nhu gần Công viên Điện ảnh Tinh Mỹ. Tinh Mỹ là
khu vực phim trường lớn nhất miền bắc Trung Quốc và là nơi từng quay các
bộ phim như
Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam.
“Công ty hứa cho tôi một việc có tiền lương cao và nhiều tiền thưởng,” Lý cho biết.
Với
khoản tiền đầu tư từ các diễn viên và đạo diễn lớn, Tinh Mỹ là nơi thu
hút nhiều người mơ ước thành công trong điện ảnh. Trong khu làng nơi Lý
ở, còn có hàng trăm người khác cũng cùng ước mơ đó.
Diễn viên quần chúng trong vai dân tị nạn trong phim 1942 của đạo diễn Phùng Tiểu Cương
Anh chàng họ Lý 25 tuổi đã có công việc ổn định ở Thượng Hải khi đến Bắc
Kinh. Khi lên mạng hồi tháng ba, anh tìm thấy Beijing Deren Youyi, công
ty đang tuyển dụng những diễn viên phụ và quần chúng. Lương khởi điểm
là 3.500 nhân dân tệ một tháng và thêm tiền thưởng. Họ báo với anh là họ
sẽ lo tiền ăn ở của anh.
Sau khi phỏng vấn thành công, Lý được
yêu cầu trả nhiều khoản tiền với mục đích không rõ ràng, với lý do là
phí hợp đồng, phí dịch vụ vệ sinh, phí cố vấn, vân vân. Anh đã chi ra
tổng công 20.000 nhân dân tệ cho quá trình này. Khi anh đòi hỏi thêm
thông tin hay từ chối trả tiền, công ty dọa sẽ không thuê anh nữa.
Một
tháng sau, công ty này giữ lại tiền lương của anh và khi đòi xem hợp
đồng, họ cho biết hợp đồng đã bị hủy. Khi biết đã bị lừa, anh mới nhận
ra nhiều người xung quanh anh cũng cùng cảnh ngộ đó. Cuộc sống diễn viên
ở đây không hề như mong đợi.
Quyền hợp đồngỞ ngôi làng này, kiếm được tiền là việc rất khó vì nhiều người còn không có được cơ hội diễn xuất.
“Khi
tôi hỏi về lương tháng đầu,” Trương Hải, một diễn viên ở đây nói, “họ
nói là lương chỉ có 30 tệ một ngày thay vì số tiền thông báo là 3.500 tệ
một tháng.”
“Chúng tôi đưa tiền cho họ nhưng lại không được trả
công lại. Lúc đó mới ngỡ ra là bị lừa,” Lý cho biết. Nhiều người khi
nhận ra đã bỏ đi.
Đối với diễn viên mới vào nghề, tiền công thấp là điều bình thường. Nhưng theo
Beijing Times nhiều
công ty môi giới đều lừa đảo. Họ thuê diễn viên cho các đoàn kịch mà
chỉ trả 100 tệ một ngày. Nhưng cuối cùng, diễn viên cũng chỉ nhận được
một phần số tiền đó vì công ty sẽ bỏ túi một phần lớn.
“Các nạn
nhân có thể đến nhờ luật sư giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình,”
Kang Kai, một luật sư ở Bắc Kinh cho biết. Các hợp đồng ký giữa diễn
viên và công ty đều có tính pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Nếu công
ty không hoàn thành các điều khoản trong hợp đồng, các diễn viên chỉ có
cách giải quyết qua các kênh pháp lý.
Cạnh tranhThị
trường diễn viên mới vào nghề không những đông đúc mà còn bị bão hòa.
Mỗi năm, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, trường đào tạo điện ảnh hàng đầu
Trung Quốc, đào tạo một lượng lớn diễn viên. Khắp cả nước, mỗi năm có
khoảng 20.000 đến 30.000 diễn viên mới vào nghề trong khi số vai diễn
phù hợp cho họ chỉ ở mức 10.000 vai.
Giá thị trường cho các diễn
viên này hiện giờ là khoảng từ 30 đến 500 nhân dân tệ một ngày. Tiền
công sẽ tăng với độ khó của từng vai diễn.
Nói một cách nghiêm
túc thì mức 30 tệ chỉ dành cho các vai diễn không có lời thoại. Những
vai nguy hiểm hơn, như là đóng thế các cảnh mạo hiểm, có thể có thù lao
lên tới 300 hay 500 tệ.
Ảnh trên: Châu Tinh Trì trong phim Anh hùng xạ điêu 1983,
dưới: lên bìa ấn bản đặc biệt của tạp chí Time
Dù mức cạnh tranh rất cao, cũng có một số người thành công. Châu Nhuận
Phát từng bắt đầu chỉ là diễn viên quần chúng trong vài vở kịch, đóng
vai người hầu hay xác chết.
Một ví dụ nữa là Châu Tinh Trì, và câu chuyện của anh cũng khá nổi tiếng. Trong bản
Anh hùng xạ điêu 1983, anh đóng vai binh lính. Trong bộ phim
Vua hài kịch (
The King of Comedy)
năm 1999, trong vai trò diễn viên chính và đạo diễn, anh đã mô tả quá
trình thành công của một ngôi sao điện ảnh, giờ là ước mơ của nhiều
người trẻ tuổi.
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi