Tin tức

Điện ảnh 2013 nhìn lại: Thành công và thất bại của các đạo diễn châu Á

29/01/2014

Vẫn có rất nhiều phim hay tiềm năng nhưng hãy bỏ qua những phim kỳ ảo và quá kinh dị trong năm 2013 để theo Japan Cinema điểm ra năm phim hay nhất và dở nhất của các đạo diễn châu Á.

PHIM DỞ NHẤT

5. Karuto
Đạo diễn: Kôji Shiraishi (Nhật Bản)

Tại sao dở: Thứ nhất, ngay từ khoảnh khắc mở màn, là "kỹ thuật quay phim" [“cinematography”] (nếu từ này không quá đao to búa lớn đối với việc kết hợp của máy quay, dựng cảnh và ánh sáng) thể hiện ở đây. Như thể người ta theo khái niệm “quay phim này như một chương trình truyền hình thực tế” đến cái mức chỉ việc chĩa máy quay và hy vọng có được bộ phim tốt nhất. Ví dụ, tất cả cảnh nền đều hoặc mờ xỉn hoặc được đánh sáng kỹ, và trong những khoảnh khắc hiếm hoi có chút tình tiết gì để kể, thì họ lại — không đùa đâu — đóng băng khung hình và 'zoom in' vào đó.

4. Ghost Child
Đạo diễn: Gilbert Chan (Singapore)

Tại sao dở: Chủ yếu Ghost Child phải gánh chịu sự thiếu tính căng thẳng do phim tập trung vào những tuyến phụ không cần thiết. Mặc dù thời lượng chỉ có 88 phút, có cảm giác phim như một câu chuyện kể được viết chặt chẽ thay vì kiểu nhiều câu chuyện ráp lại với nhau theo phong cách Von Frankenstein. Kịch bản đi từ chung chung đến hơi ủy mị. Ghost Child là màn biểu diễn trần tục trong thể loại kinh dị.

3. The Tiger Mask
Đạo diễn: Ken Ochiai (Nhật Bản)

Tại sao dở: Giọng điệu chung của toàn bộ phim là một mớ hỗn độn to tướng, nhưng cũng chưa hỗn độn bằng kịch bản. Nếu bạn không quen thuộc với nội dung gốc thì hãy chuẩn bị sẽ phải hỏi rất nhiều.

2. Special ID
Đạo diễn: Trâu Triệu Long (Trung Quốc-Hồng Kông)

Tại sao dở: Trâu Triệu Long và Chân Tử Đan đã chiến đấu trước, thế nên người hâm mộ hy vọng sẽ có ít nhất cảnh chiến đấu đỉnh cao nào đó. Nhưng buồn thay, không có. Lời thoại thường xuyên nói ra chính xác chuyện gì mà nhà làm phim muốn thể hiện. Phim giống như truyền hình này không hiểu tại sao lại là xu hướng. Những cảnh thoại trong Special ID ì ạch và giết chết mọi cảm giác căng thẳng. Một mớ hổ lốn câu chuyện kể.

1. Dragonwolf
Đạo diễn: Raimund Huber (Thái Lan)

Tại sao dở: Đạo diễn Raimund Huber quá muốn sáng tạo một thủ phủ ‘mới’ mà ông ràng rịt từ trước đến nay bằng cách sử dụng một trong những cảnh quang bầu trời vĩ đại nhất thế giới ở mức hiệu quả nhất. Thêm vào đó, diễn xuất trong phim thật gớm. Mọi người trong cái xứ Đông Nam Á này đều nói tiếng Anh (không giải thích tại sao) và toàn bộ dàn diễn viên lẽ ra nên thôi đi cái ý tưởng xử lý lời thoại trước máy quay. Đúng là rác rưởi.

PHIM HAY NHẤT

5. Like Father, Like Son
Đạo diễn: Hirokazu Koreeda (Nhật Bản)

Tại sao hay: Đạo diễn xử lý nội dung phim này theo phong cách nhẹ nhàng, cẩn thận đặc trưng của ông. Kết quả là bộ phim sâu sắc một cách tự nhiên, một ẩn ý thông minh chỉ qua nét mặt đầy cảm xúc phức tạp của con người. Chỉ Koreeda mới có thể đưa ra ngay cả một tia hy vọng le lói trong khi vẫn trung thực với bản chất giản dị của một quan hệ như thế là một bằng chứng nữa cho tài năng độc đáo của ông.

4. Blind Detective
Đạo diễn: Đỗ Kỳ Phong (Trung Quốc-Hồng Kông)

Tại sao hay: Rất nhiều bài phê bình phim này đã chỉ trích Lưu Đức Hoa và Trịnh Tú Văn đã cường điệu vai diễn của họ. Tác giả bài viết này có cái nhìn khác về điều đó. Hiển nhiên, đây không phải là mộ trong những phim cảnh sát điển hình mà điện ảnh Hồng Kông đã sản xuất hàng trăm phim, mỗi năm. Không giống những phim đó, Blind Detective không có đấu súng bất tận, rượt đuổi tội phạm dài dòng, hay là đột-nhiên-ai-cũng-biết-võ-công.

3. Stoker
Đạo diễn: Park Chan Wook (Hàn Quốc)

Tại sao hay: Kịch bản táo bạo và cuốn hút từ đầu chí cuối. Phim hầu như không sai sót trong cách thể hiện. Tác giả bài viết này đã rời rạp chiếu mà gần như nín thở vì ÁI CHÀ; phim này quả là bài thơ về thị giác và thính giác.

2. Snowpiercer

Đạo diễn: Bong Joon Ho (Hàn Quốc)

Tại sao hay: Xin dành một tràng pháo tay cho đạo diễn Bong và êkíp của ông đã đem lại một tác phẩm kích thích suy nghĩ như thế này, thú vị ná thở. Không có kết thúc bất ngờ lớn nào cả — thực tế bạn có thể dễ dàng nhìn ra giải pháp — nhưng phim vẫn thú vị để xem đến thế, đầy tham vọng và được xử lý tốt, với những hình ảnh thực sự đáng nhớ, sự thú vị của bộ phim chính là trải nghiệm cùng nó và đừng hình thành trước bất cứ nhận thức nào.

1. A Touch of Sin
Đạo diễn: Giả Chương Kha (Trung Quốc)

Tại sao hay: Bạo lực tiếp diễn, với súng và dao. Giả Chương Kha nói bộ phim này là một nỗ lực để hiểu bản năng đó. A Touch of Sin là một trải nghiệm tỉnh táo. Nếu không thì thật là khổ sở với bao nhiêu yếu tố đen tối, báo thù và tự tử tương tự những vấn nạn của hệ thống giai cấp mâu thuẫn của Mỹ trong câu chuyện này của đạo diễn Giả.

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Cinema


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi