Tin tức

Điện ảnh Hồng Kông miêu tả những thực tại đang đổi thay

24/08/2017

Đỉnh cao và vực sâu của điện ảnh Hồng Kông theo nguyên bản của đời thực, được viết nên bởi thủy triều và dòng chảy xã hội và thời tiết chính trị. Sau một thập niên bùng nổ, nền điện ảnh của đặc khu này chạm đáy kể từ thập niên 1960.

Tượng người đánh sáng trong nghề làm phim trên đại lộ Ngôi sao ở Hồng Kông - đại lộ dành riêng để vinh danh điện ảnh Hồng Kông

Phim Hồng Kông lên đài danh vọng vào thập niên 1970 và bừng nở đầy sức sống 20 năm, lên đến cực điểm trong màn cuối hoành tráng, phấn khởi khi Hồng Kông hết hạn nhượng quyền thuộc địa.

Có thể nói rằng “Hollywood phương Đông” đã hết thời từ đó.

Những đợt thủy triều lên xuống

Trong ngày tháng vàng son thập niên 1980, điện ảnh Hồng Kông không co cụm trong thị trường 6 triệu người tí hon mà còn được đón nhận cuồng nhiệt trong cộng đồng người xem phim Trung Quốc ở Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và nhiều nước láng giềng khác.

Nhưng sự sùng bái tiếp sau đó đã bắt đầu yếu đi trong thập niên 1990 với sự lên ngôi của các nền công nghiệp giải trí khác trong khu vực.

Triển lãm "Golden Harvest: A Landmark in Hong Kong Cinema" biến Nhà triển lãm HKFA thành cuộc trưng bày bộ sưu tập điện ảnh của hãng Gia Hòa với những cảnh phim kinh điển, cùng hình ảnh, áp phích và tạp chí, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển của hãng Gia Hòa

Thời kỳ vàng của điện ảnh Hồng Kông chủ yếu dựa vào bốn trụ cột, là Thiệu Thị Huynh Đệ (Shaw Brothers), Gia Hòa (Golden Harvest), D&B Films (Đức Bảo) và Cinema City (Tân Nghệ Thành), không chỉ vận hành rạp chiếu mà còn vận hành hãng phim làm ra ồ ạt hàng tá phim mỗi năm, chủ yếu là phim kung fu, hài, hình sự, kinh dị và thậm chí phim khiêu dâm đảm bảo những khoản thu béo bở ở phòng vé.

Rồi tình trạng ngủ quên xảy ra, vì nhiều lý do: D&B Films giải thể năm 1992, làm sản lượng phim của toàn ngành giảm một phần ba, và các nhà rạp phải viện đến chiến tranh giá vé giữa cơn teo tóp. Thiếu rạp chiếu ở những thị trấn mới và sức ép từ “trùm địa ốc” đẩy điện ảnh Hồng Kông đến bờ vực.

Một chỉ báo là sự lao dốc số lượng rạp chiếu và chỗ ngồi: 119 rạp với 120.000 chỗ ngồi năm 1993 so với 47 rạp và chưa đến 40.000 chỗ ngồi năm 2014. Ngày nay, thậm chí bạn còn tìm không ra rạp chiếu ở những quận như Đại Phố.

Ảnh The State Theatre ở Điểm Bắc Hồng Kông năm 1968. Với việc rạp hát biểu tượng này đối mặt khả năng bị phá dỡ, các nhà hoạt động ở đây đang đấu tranh để bảo tồn một phần lịch sử của điện ảnh Hồng Kông: "Nếu rạp bị phá dỡ, sẽ rất buồn."

Phim ‘lai’

Những chương ảm đạm hậu chuyển giao, chứng kiến những thảm họa như Khủng hoảng tài chính châu Á, dịch SARS, và thị trường địa ốc sụp đổ, giáng thêm đòn nặng vào lĩnh vực làm phim của đặc khu này.

Bừng tỉnh trước cơn suy thoái lan rộng ngành nghề, những tinh hoa của tinh hoa điện ảnh Hồng Kông bỏ quê nhà hướng sang Đại lục.

Tuy nhiên, từ năm 1997 đến 2003 đã có những tia hy vọng lờ mờ khi các đạo diễn và diễn viên lỗi lạc toàn tâm toàn ý thể hiện tài năng và sáng tạo, kể cả sự chống đối mạnh mẽ.

Trong thời kỳ đó người xem phim ở Hồng Kông được chiêu đãi một loạt những xuất phẩm thượng thừa như Happy TogetherTâm trạng khi yêu của Vương Gia Vệ, Hỉ kịch chi vương / King of ComedyTuyệt đỉnh Kung Fu của Châu Tinh Trì, loạt phim hoạt hình McDull, và tất nhiên, bộ ba phim toàn sao, được giới phê bình khen ngợi Vô gian đạo / Infernal Affairs, giữ địa vị kiệt tác trong thể loại phim hình sự tội phạm Hồng Kông.

Tâm trạng khi yêu của Vương Gia vệ, câu chuyện về tình yêu, sắc đẹp và tuổi trẻ phù du, y như những ngày tháng cũ tươi đẹp của Hồng Kông trước chuyển giao, đem lại cho đạo diễn sự công nhận quốc tế

Nhưng tất cả chỉ là đầu voi đuôi chuột.

Điện ảnh Hồng Kông trở nên y như những vai bi kịch mà nó đã khắc họa: một người mất đi mục tiêu và nhân thân, không thể làm chủ vận mệnh của mình.

Chuyến tàu sang Đại lục dẫn đến cạn kiệt chất xám và thiếu hụt nhân lực và rồi một thị trường địa phương trống rỗng, nhanh chóng cho bom tấn giả tưởng Hollywood nhập khẩu tràn vào.

Vậy thì các nhà làm phim Hồng Kông đạt được gì ở Đại lục, ngoài việc các xuất phẩm đồng hợp tác Hồng Kông-Đại lục tăng theo năm tháng?

Giới quan sát nói những xuất phẩm này đã trở thành không ra ngô cũng chẳng ra khoai. Sức cám dỗ của kiếm tiền dễ dàng, kinh doanh điện ảnh là cần câu cơm vẫn tăng số lượng choáng váng ở phòng vé theo quan điểm thị trường đại trà ở Đại lục.

Bộ ba phim Vô gian đạo được giới phê bình khen ngợi giữ địa vị là kiệt tác trong thể loại phim tội phạm Hồng Kông. Ra mắt lần đầu năm 2003 giữa một giai đoạn hồi sinh ngắn ngủi của điện ảnh Hồng Kông

Hiệp định thương mại tự do giữa Hồng kông và Đại lục, Hiệp định đối tác kinh tế chặt chẽ hơn, đã làm méo mó thêm bức tranh về đồng sản xuất, với những điều khoản bắt buộc quy định số lượng diễn viên từ Đại lục phải không được ít hơn một phần ba và bối cảnh phải có liên quan ý nghĩa đến Đại lục.

Không ngạc nhiên là những phim “lai”,dù do đạo diễn danh tiếng Hồng Kông làm, không bao giờ có thể kéo khán giả đầy rạp khi chúng chẳng cộng hưởng với dân ghiền điện ảnh ở địa phương này.

Thoát khỏi trào lưu

Trong khi đó, một thế hệ nhà làm phim mới chọn ở lại Hồng kông để thấm đẫm những phim của họ bằng các ẩn dụ, kịch tính hóa và thẩm mỹ nói lên một cách hùng hồn nỗi hoang mang sâu sắc về thân phận thành phố yêu quí của họ những năm gần đây.

Trivisa, bộ phim đoạt giải phim hay nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 36 năm 2017

Bốn bộ phim đã đoạt giải phim hay nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông (tức Kim Tượng) từ năm 2010 – Gallants, A Simple Life, Trivisa và tác phẩm tương lai hậu tận thế Ten Years chọc giận Bắc Kinh – tất cả đều bâng khuâng về một thời trước khi chuyển giao, đánh đúng những tâm trạng sâu thẳm trong lòng khán giả địa phương.

Hiện thực mới là những xuất phẩm đồng sản suất bóng bẩy, hấp dẫn đại trà, doanh thu hàng đầu có thể gây phẫn nộ ở đây, những những phim địa phương Hồng Kông miêu tả thực trạng, tuy được sản xuất với kinh phí eo hẹp, có thể trở thành những thành công nhạy cảm mạnh mẽ.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: ejinsight