Một năm trước, lần đầu tiên doanh thu phòng vé Malaysia của phim nội địa
phá vỡ rào cản 100 triệu ringgit (24,5 triệu USD), với 55 xuất phẩm địa
phương tạo ra 170 triệu ringgit doanh thu bán vé. Đó là mức tăng gấp ba
lần ấn tượng so với năm 2017, qua đó chứng kiến các phim Malaysia mang
về 57 triệu ringgit.
Phòng vé Malaysia từ lâu chịu chi phối bởi phim Hollywood nhập khẩu, mặc
dù kế hoạch bắt buộc yêu cầu các rạp chiếu phim phải chiếu xuất phẩm
địa phương hoặc hợp tác trong tối thiểu 14 ngày liên tiếp. Tuy nhiên,
những con số đầy hứa hẹn và các nhà làm phim Malaysia đang ngày càng
được hỗ trợ nhiều hơn.
Hans Isaac, Chủ tịch Tập đoàn Phát triển
Điện ảnh Quốc gia Malaysia (Finas), cho biết chất lượng phim nội địa đã
được cải thiện. Ông nói thêm rằng trong năm nayFinas có kế hoạch khởi
động một kế hoạch giúp các nhà làm phim trong nước tạo ra các phiên bản
của một bộ phim bằng hai ngôn ngữ khác nhau, trong nỗ lực mở rộng sức
hấp dẫn của phim Malaysia.
“Trước tiên, họ sẽ làm phim bằng tiếng
Malay, sau đó là phiên bản thứ hai bằng tiếng Quan thoại. Nhưng không
chỉ nhắm vào Trung Quốc. Nếu một nhà sản xuất muốn làm một phiên bản
tiếng Malay và tiếng Tamil để khai thác [cả] thị trường Ấn Độ, chúng tôi
sẽ hỗ trợ,” ông nói.
“Không phải là lồng tiếng. Các nhà làm phim
sẽ quay hai bản. Một khi bản nói tiếng Malay được thực hiện xong, các
diễn viên Trung Quốc sẽ đến để thực hiện cảnh quay tương tự.”
Các nhân vật từ phim Upin & Ipin: The Lone Gibbon Kris tại một rạp chiếu ở Kuala Lumpur
|
Isaac cho biết thêm, ngày càng nhiều phim Malaysia tìm kiếm khán giả ở
Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia và nhà đầu tư hàng
đầu tại nước này.
“Được lồng tiếng Quan thoại,
Upin & Ipin: Keris Siamang Tunggal [tựa tiếng Malay của
The Lone Gibbon Kris]
đã được chiếu tại 10.000 rạp ở Trung Quốc. Năm 2018, bộ phim tiểu sử
thể thao của Malaysia về [nhà vô địch cầu lông quốc gia] Lee Chong Wei
đã công chiếu tại 8.000 rạp ở Trung Quốc.”
Điện ảnh Malaysia cũng
đang được thúc đẩy bởi các chuyên gia Trung Quốc mở hãng phim ở nước
này, Isaac nói thêm. Trong số đó có ca sĩ / diễn viên Hồng Kông Lưu Đức
Hoa, đã thành lập Infinitus vào năm 2015; công ty đồng sản xuất bộ phim
bom tấn 2018
Hantu Kak Limah với hãng phim Malaysia Astro Shaw. Các ‘hit’ phòng vé khác của Malay liên quan đến Infinitus bao gồm
J Revolusi (2017) và
Sangkar (2019).
“Infinitus
của Lưu Đức Hoa đã thành công rực rỡ tại phòng vé địa phương,” Isaac
nói. “Và một trong những nhà phân phối phim lớn nhất của Trung Quốc,
Bona Film Group, đã khai trương rạp chiếu phim đầu tiên ở nước ngoài tại
khu nghỉ mát World Genting [về phía đông bắc Kuala Lumpur] vào năm
ngoái.”
Một cảnh từ phim Boluomi (2019), do Liệu Khắc Phát đạo diễn, là một trong số 11 người Malaysia được đề cử tại giải Kim Mã 2019, hạng mục đạo diễn mới xuất sắc
|
Malaysia và Trung Quốc có kế hoạch hợp tác sản xuất một phim bộ truyền
hình về nhà thám hiểm Trung Quốc, Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa với chi phí
khoảng 178 triệu ringgit, ông nói thêm. “Đây sẽ là bộ phim truyền hình
có quy mô hoành tráng đầu tiên do Malaysia và Trung Quốc thực hiện kể từ
khi thiết lập quan hệ ngoại giao 45 năm trước.”
Bên kia eo biển
Johor, chính phủ Singapore cũng đang phát huy ảnh hưởng của mình, thông
qua Quỹ đồng sản xuất Đông Nam Á. Chương trình được ra mắt vào năm 2019
và cung cấp tới 250.000 đôla Singapore (185.000 đôla Mỹ) tài trợ cho các
xuất phẩm hợp tác giữa Singapore và các nhà làm phim Đông Nam Á khác.
Nhà sản xuất người Tây Ban Nha có trụ sở tại Singapore, Fran Borgia, người có các bộ phim thắng giải thưởng bao gồm
A Land Imagined
(2018), nằm trong số những người nhận được tài trợ khai mạc quỹ. Borgia
cho biết lần đầu tiên anh sẽ sản xuất phim Malaysia và Indonesia nhờ
vào được bơm tiền.
“Tất cả các tác phẩm của tôi trước đây là đồng
sản xuất với các nước châu Âu. Tôi không có hứng thú với phim thương
mại,” Borgia nói, anh chuyên làm các dự án phim nghệ thuật đối đầu với
các vấn đề xã hội.
Nhà sản xuất người Tây Ban Nha có trụ sở tại Singapore, Fran Borgia
|
“Dễ dàng tìm thấy các nhà đồng sản xuất ở châu Âu hơn ở Đông Nam Á. Nếu
không có tài trợ, sẽ rất khó [tạo ra sản phẩm trong khu vực].”
Là một thứ gì đối nghịch với
Crazy Rich Asians, cũng được quay ở Singapore,
A Land Imagined
tập trung vào một công nhân nhập cư cô đơn biến mất khỏi một công
trường xây dựng, và đưa ra một cái nhìn sâu sắc hiếm hoi về hoàn cảnh
của người lao động nước ngoài được trả lương thấp ở quốc gia này.
Những bộ phim gai góc khác của Borgia bao gồm
Apprentice (2016), liên quan đến án tử hình, và
A Yellow Bird (2016), về người thiểu số Ấn Độ và mại dâm ở Singapore.
Điện
ảnh Malaysia và Singapore đã nhận được cú hích sau khi thắng kỷ lục năm
giải tại Giải thưởng Kim Mã lần thứ 56, được tổ chức ở Đài Loan vào
tháng 11/2019. Cú hích này đến khi Trung Quốc tẩy chay buổi lễ và một số
nhà làm phim Hồng Kông nhún vai lạnh lùng với sự kiện.
Liệu Khắc Phát là một trong số 11 người Malaysia được đề cử tại giải
thưởng năm ngoái, cho đạo diễn mới xuất sắc nhất. Có trụ sở tại Đài
Loan, anh nói hòn đảo này đã hỗ trợ các nhà làm phim Đông Nam Á. “Có tới
50% chi phí sản xuất của chúng tôi được Đài Loan chi trả. Miễn là bạn
có trụ sở tại Đài Bắc, bạn đủ điều kiện nhận trợ cấp,” anh nói.
Liệu
Khắc Phát rời Malaysia sau khi tốt nghiệp trung học để học điện ảnh ở
Đài Loan. Các phim trong bộ ba phim tiếng Trung từng đoạt giải thưởng
của anh,
Absent Without Leave (2016),
Boluomi (2019) và
The Tree Remembers (2019),
đều được các nhà đầu tư Đài Loan tài trợ. Các phim này chạm vào những
vấn đề nhạy cảm liên quan đến lịch sử và phân chia chủng tộc ở Malaysia -
những chủ đề cấm kỵ dẫn đến lệnh cấm
Absent Without Leave và
The Tree Remembers ra rạp ở Malaysia.
“Chúng tôi không gửi
Boluomi cho
kiểm duyệt Malaysia,” anh nói về bộ phim thứ hai trong bộ ba, được quay
bí mật ở Malaysia và được dự kiến sẽ không vượt qua kiểm duyệt của đất
nước này.
Một cảnh từ phim A Land Imagined
|
Doanh thu phòng vé Malaysia được xếp trong tốp 20 thế giới năm 2018,
nhưng phim Malaysia-Trung Quốc hầu như không tạo được dấu ấn, mặc dù có
bảy triệu người gốc Hoa sống ở đó - khoảng 20% dân số nước này. 10 ‘hit’
lớn nhất là phim Hollywood nhập khẩu hoặc phim thương mại Malay.
Liệu
Khắc Phát nói điều này là do “các xuất phẩm hợp tác Malaysia-Trung Quốc
thường là những câu chuyện lễ hội lặp đi lặp lại với kết thúc có hậu.
Cũng có vấn đề kiểm duyệt. Cảnh sát không thể được miêu tả là kẻ xấu.
Phim ma không thể vào cuộc đua. Các vấn đề xã hội lịch sử và hiện thực
đều bị cấm.”
Isaac từ chối bình luận về kiểm duyệt trong điện ảnh Malaysia, nói rằng nó không thuộc thẩm quyền của Finas, nhưng trích dẫn
The Garden of Evening Mists
(2019) là một ví dụ về xuất do Finas ủng hộ được giới phê bình khen
ngợi. Được Astro Shaw và HBO Châu Á đồng sản xuất, dựa theo cuốn tiểu
thuyết bán chạy cùng tên của nhà văn Tan Twan Eng, bộ phim nói tiếng Anh
này đã thắng giải Kim Mã về hóa trang và trang phục đẹp nhất.
Cốt
truyện của bộ phim lịch sử này, lấy bối cảnh ở Malaysia, xoay quanh một
tù nhân người Nhật trong Thế chiến II sau trở thành người học việc cho
một người làm vườn Nhật Bản.
Một cảnh từ phim The Garden of Evening Mists
|
“Bộ phim nhận được chín đề cử tại Giải Kim Mã ... Đó là một cột mốc quan
trọng đối với Malaysia,” Isaac nói. “Ba mươi phần trăm chi phí sản xuất
của bộ phim do chính phủ trả. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các liên doanh như
thế này.”
Kiểm duyệt cũng là một vấn đề đối với ngành công nghiệp
điện ảnh Singapore. Một cảnh có nụ hôn giữa hai nhân vật nữ đã bị cắt
ra khỏi
Star Wars: The Rise of Skywalker khi được chiếu gần đây. Liệu Khắc Phát nói rằng bất kỳ thảo luận hoặc liên hệ nào đến các vấn đề LGBT đều bị cấm ở nước này.
Theo
Borgia, các nhà làm phim tự kiểm duyệt ở Singapore. “Chúng tôi không
thể giới thiệu những thứ với Ủy ban Điện ảnh Singapore mà chúng tôi cảm
thấy sẽ gây tranh cãi. Đối với
A Land Imagined, chúng tôi đã hư cấu và biến nó thành một bộ phim ly kỳ bí ẩn để kể một câu chuyện có yếu tố hiện thực,” anh nói.
Một
vấn đề khác là khán giả rất dễ tiếp nhận các xuất phẩm của Hollywood
nhưng lại lên án các phim địa phương gai góc. Năm 2018, ngoại trừ xuất
phẩm hợp tác sản xuất Mỹ-Singapore
Crazy Rich Asians, tất cả các phim ăn khách trong top 10 ở nước này đều là phim bom tấn Hollywood.
Đạo diễn người Singapore Anthony Chen (trái)
|
Nữ diễn viên Malaysia Dương Nhạn Nhạn, đã thắng giải Kim Mã nữ diễn viên chính xuất sắc cho vai diễn của cô trong bộ phim
Wet Season của đạo diễn người Singapore Anthony Chen hồi tháng 11, nhìn nhận điện ảnh Singapore là một ngành công nghiệp non trẻ.
“Chúng
tôi cần phải nuôi dưỡng khán giả biết thưởng thức các thể loại phim
khác nhau, điều này cần thời gian,” cô nói. “Tôi lớn lên xem phim Hồng
Kông. Ngành công nghiệp điện ảnh Singapore bắt đầu muộn hơn nhiều so với
Hồng Kông.”
Với sự thống trị màn ảnh rộng Singapore của phim
Hollywood, đạo diễn Chen nói rằng chính phủ nên theo gương Hàn Quốc và
áp dụng một hệ thống hạn ngạch suất chiếu hỗ trợ xuất phẩm địa phương.
“Trong
năm năm qua, rất nhiều nhà làm phim thuộc thế hệ của tôi đã được công
nhận trên trường quốc tế, như tại [liên hoan phim] Cannes và Locarno,”
anh chỉ ra.
Nữ diễn viên Malaysia Dương Nhạn Nhạn, trái, trong một cảnh phim Wet Season, vai diễn đã đưa cô thắng giải Kim Mã nữ diễn viên chính xuất sắc năm 2019
|
Tuy nhiên, nếu để lực thị trường chi phối mọi thứ, các rạp chiếu
Singapore sẽ tiếp tục chiếu phim bom tấn Hollywood, anh nói thêm.
“Nếu điều đó tiếp diễn, ngày nào đó việc làm phim của Singapore sẽ hoàn toàn không chống chọi được.”
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post