Tin tức

Điện ảnh Trung Quốc chuẩn bị cho bước nhảy vọt trong năm con thỏ

01/04/2011

Sự thống trị của Tổ chức Thương mại Thế giới có thể làm thay đổi diện mạo của điện ảnh Trung Quốc.

Sau năm 2010 đầy kinh ngạc của nền điện ảnh Trung Quốc, khi tổng doanh thu phòng vé tăng vọt 64%, đạt 1,5 tỉ USD vé bán, điều này có vẻ gần như tự cao song hầu hết mọi cá nhân trong ngành đang dự đoán sự phát triển còn mạnh mẽ hơn vào năm 2011, năm con thỏ.

Các đối tác nhộn nhịp vây quanh các nhà làm phim Trung Quốc tương phản với sự tăng cường thâm nhập thị trường Trung Quốc sắp tới của các xưởng phim Hollywood, những nhà điều hành các xưởng phim này đã nhận ra sức hấp dẫn của đồng nhân dân tệ sau khi chứng kiến nhiều bộ phim của họ đạt doanh thu trên đất Trung Quốc lớn hơn bất kỳ lãnh thổ nào ngoài Hoa Kỳ.

Với thời hạn 19/3 cho Trung Quốc để đưa ra lộ trình cho phép nước ngoài tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực phân phối phim do nhà nước quản lý từ trước tới nay, chắc chắn Hollywood đã xác lập vị thế ở Trung Quốc và nhắm tới thành công.

Những bộ phim nhập khẩu từ Hollywood, tuy bị giới hạn ở mức 20 tác phẩm mỗi năm được dự phần vào tổng doanh thu phòng vé, đạt doanh thu bình quân trong năm 2010 nhiều hơn so với các bộ phim Hoa ngữ chủ đạo. Theo công ty tư vấn Thượng Hải Artisan Gateway, 10 phim Hollywood nhập khẩu hàng đầu, đứng đầu là Avatar, mỗi tác phẩm thu về trung bình 330,3 triệu nhân dân tệ (48,9 triệu USD) ở Trung Quốc, trong khi đó 18 bộ phim Trung Quốc hàng đầu, đứng đầu là Đường Sơn đại địa chấn, mỗi bộ phim thu về trung bình chỉ 213 triệu nhân dân tệ (31,5 triệu USD).

Đặc biệt, Avatar thu về khoảng 206 triệu USD để trở thành tác phẩm đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử Trung Quốc, gấp hơn hai lần bộ phim nội địa đình đám đạt doanh thu phòng vé cao nhất mọi thời đại của Trung Quốc phát hành cuối tháng 12 năm ngoái Nhượng tử đạn phi, thu về hơn 100 triệu USD trong đầu năm 2011.

Áp phích phim Nhượng tử đạn phi

Điều này trái ngược với bối cảnh cuộc cạnh tranh đặt cược lớn để giành sự chú ý của khoảng 200 triệu khán giả trung lưu tiềm năng ở Trung Quốc mà các công ty Trung Quốc đang thiết lập hợp tác nhằm vừa cải thiện khả năng cạnh tranh của các bộ phim của họ, đồng thời củng cố địa vị trong lĩnh vực triển lãm, phân phối trên mạng và trò chơi trực tuyến đang phát triển.

“Trong khi các doanh nhân nước ngoài tỏ ra ngày càng quan tâm tới điện ảnh Trung Quốc đại lục thông qua hợp tác địa phương, chúng tôi cũng nhận thấy các doanh nhân Trung Quốc vươn ra bên ngoài trực tiếp hay thông qua các mối quan hệ đáng tin cậy để cải thiện và mở rộng hoạt động kinh doanh chính,” chủ tịch Artisan Gateway Bảo Lễ Thành nói. “Hai mặt thúc đẩy nhau sẽ dẫn tới nhiều thương vụ xảy ra hơn, và có thể kích thích giá trị của tác phẩm Trung Quốc nói chung.”

Chỉ sau Filmart 2010, Beijing Galloping Horse Film & TV Production, nhà tài trợ cho bộ phim sắp tới của Ngô Vũ Sâm Flying Tigers (Phi hổ quần anh), ký kết hợp tác chiến lược với tổ hợp bán lẻ nhà nước Hoa nhuận vạn gia (China Resources Vanguard). Hai bên cho biết họ sẽ phát triển 200 phòng chiếu mới vào năm 2016. Từ khi ký kết, tốc độ phát triển của thị trường điện ảnh Trung Quốc đã đưa thương vụ vượt xa vạch xuất phát, theo lời tổng giám đốc điều hành Galloping Horse Chung Lệ Phương phát biểu với The Hollywood Reporter: “Giờ đây chúng tôi dự định có gần 500 phòng chiếu trong ba năm.”

Cuối năm 2010, Cục Quản lý Điện ảnh, Truyền thanh và Truyền hình Quốc gia cho biết cả nước có khoảng 6.200 phòng chiếu với khoảng 2.000 rạp chiếu phim, sau khi tăng thêm 1.500 phòng chiếu hay khoảng bốn phòng chiếu mỗi ngày.

“Bí quyết để duy trì tính cạnh tranh trong thị trường này là có giá cả phải chăng tại một địa điểm tốt,” bà Chung nói với The Hollywood Reporter. “Chúng tôi làm việc với một nhà kinh doanh lớn nên chúng tôi có thể đưa các bộ phim toàn sao của mình vào những rạp chiếu này.”

Và ý tưởng một công ty cố gắng kiểm soát doanh thu ở mọi giai đoạn của quá trình làm phim đang nở rộ ở Trung Quốc ngày nay giống như trong thời kỳ hoàng kim của Hollywood, khi các xưởng phim sở hữu một phần của mọi công đoạn từ kịch bản tới trình chiếu từ thập niên 1920 đến đầu những năm 1960.

Trong xu hướng đó, năm ngoái tập đoàn giải trí quốc tế Chanh Thiên (Chengtian Entertainment) có trụ sở tại Bắc Kinh, nhằm nâng cao chất lượng làm phim của mình, không những đầu tư vào hãng Legendary Pictures ở Hollywood mà còn, tương tự Galloping Horse, dự kiến tăng thêm 200 phòng chiếu mới ở Trung Quốc trong những năm sắp tới để bổ sung vào số phòng chiếu hiện có với khoảng 300 phòng chiếu trên khắp Đông Á và Đông Nam Á.

Khán giả Trung Quốc xem Avatar tại một rạp chiếu phim ở Hợp Phì, tỉnh An Huy [Ảnh: STR/AFP/Getty Images]

“Sự phát triển điện ảnh sẽ không giảm sút trong năm năm tới. Sau năm năm chúng ta sẽ chứng kiến một số sự hợp nhất,” Chung Lệ Phương bày tỏ ý kiến mà Bảo Lễ Thành của Artisan Gateway đồng tình: “Sự hợp tác sản xuất sẽ tiếp tục dẫn đường, song những tranh luận về hợp nhất ở các giai đoạn khác trong ngành đã bắt đầu, có nhiều công ty xông xáo cố gắng tìm đường trở thành người mua và tránh trở thành mục tiêu.”

Trong khi tất cả thỏa thuận và đua tranh giành địa vị tiếp tục diễn ra xung quanh lĩnh vực sản xuất và triển lãm, một số công ty vẫn phải cố gắng đảm bảo các bộ phim đã hoàn thành ưng ý khi chiếu ra. Nhằm mục đích đó, tháng 6 vừa qua, tập đoàn Điện ảnh Thượng Hải đã đồng ý thành lập một công ty liên doanh điện ảnh kỹ thuật số với Technicolor, đơn vị thực hiện những bộ phim gần đây của Phùng Tiểu Cương (Đường Sơn đại địa chấn) và Trương Nghệ Mưu (Under the Hawthorn Tree).

Billy Wu, trưởng đại diện Trung Quốc của Technicolor phát biểu với The Hollywood Reporter rằng có nhiều hoạt động xung quanh việc chọn địa điểm ở Thượng Hải cho công ty, công trình này cuối cùng sẽ đồ sộ hơn cơ sở Bangkok của Technicolor. Ban đầu, sự hợp tác sẽ tập trung vào việc xử lý các thước phim gốc từ các dự án trong sản xuất. “Âm thanh, in ấn phát hành (tại rạp) và hoạt họa sẽ diễn ra sau,” Billy Wu nói, gợi ý rằng chi tiết đầy đủ sẽ được tiết lộ vào tháng 6 này tại Liên hoan phim Quốc tế Thượng Hải.

Xét về phần lớn kinh phí của phim truyện Trung Quốc vẫn bằng khoảng một phần mười so với phim Hollywood, Billy Wu nói Trung Quốc vẫn chưa đủ khả năng sản xuất những bộ phim chất lượng cao có tính cạnh tranh với nhiều kỹ xảo đắt tiền. Tuy nhiên ông nhận thấy sự thay đổi diễn ra trong tương lai gần.

“Những xu hướng rất rõ ràng: có nhiều hơn những đạo diễn Trung Quốc ở tất cả các giai đoạn trong sự nghiệp của họ đang học hỏi kỹ thuật số và các đạo diễn phim có kinh phí tăng sẵn sàng chi tiền vào công nghệ,” Billy Wu nói, bổ sung rằng thử thách nằm ở việc học tập quay phim, biên tập và phần mềm hiệu ứng máy tính mới nhất.

“Thách thức là ở con người, ở những nghệ sĩ. Trung Quốc chỉ mới bắt đầu khu vực công nghệ cao trong ngành điện ảnh khoảng bốn năm và còn chặng đường dài để đi so với những bộ phim phương Tây,” Billy Wu nói.

Một số cao nhân được ủng hộ đang tiến hành: đạo diễn Phùng Tiểu Cương thực hiện Đường Sơn đại địa chấn theo màn hình Imax cỡ lớn, cùng Avatar góp công lao không nhỏ trong việc thúc đẩy doanh thu phòng vé 2010 bằng cách thu hút người xem Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao cho thứ mà họ chưa từng trải nghiệm.

Áp phích phim Đường Sơn đại địa chấn

Bộ phim khổ Imax 11 phát hành tại Trung Quốc vào năm 2010 tại 22 phòng chiếu Imax trên cả nước khiến Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ hai thế giới đối với công ty có trụ sở tại Toronto sau Mỹ. Imax dự định mở rộng các rạp chiếu ở Trung Quốc lên con số 50 vào năm 2012 và khởi đầu mới đây cùng hợp đồng bốn rạp chiếu với công ty truyền thông Giang Tô ở miền Đông Trung Quốc.

Nếu bạn không phải Phùng Tiểu Cương nhưng là một đạo diễn chưa được thử thách, có một cách thử dũng khí của bạn mà không tốn kém – trước khi yêu cầu một bộ phim có kinh phí lớn – ấy là tấn công lớp cư dân mạng Trung Quốc đông đảo, hiện giờ là 457 triệu người sôi nổi và có nhu cầu giải trí cao.

Thử nghiệm khu vực cung ứng và kinh doanh màu mỡ này, Tập đoàn Điện ảnh Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước và hãng xe hơi khổng lồ General Motors đã làm việc với trang web video trực tuyến hàng đầu Youku để tài trợ một cuộc thi phim ngắn trực tuyến. Một thí sinh tên là Tiếu Ương, trợ lý trong ngành quảng cáo trên 30 tuổi thu hút khoảng 75 triệu lượt xem bộ phim ngắn Lão nam hài (Old Boy) của anh.

Cuối cùng, Lương Đông, tổng giám đốc điều hành hãng phim mới khai trương, công ty truyền thông văn hóa giải trí Thời Đại (FromMovie Entertainment) ở Bắc Kinh bắt tay với Tiếu Ương để thực hiện phần tiếp theo mà theo lời Lương Đông phát biểu với The Hollywood Reporter, FromMovie dự định phát hành đồng thời với Youku vào tháng 4 này, hy vọng thu lại khoản đầu tư nhờ quảng cáo trực tuyến.

“Trực tuyến là cơ sở tốt để nuôi dưỡng những cây bút và nhà làm phim mới rẻ hơn, tự do hơn, ít bị kiểm duyệt,” Lương Đông nói. FromMovie có hội đồng công ty bao gồm Hứa Lượng, giám đốc tài chính của tập đoàn điện ảnh quốc tế Bác Nạp (Bona International Film Group), niêm yết cổ phiếu ở New York vào tháng 12 vừa rồi. “Chúng tôi đánh cược là doanh thu trực tuyến sẽ lớn hơn doanh thu phòng vé,” Hứa Lượng nói.

Để tránh lạc lối quá xa so với nguồn gốc của mình, Tập đoàn Điện ảnh Trung Quốc cũng lôi kéo General Motors hợp tác thực hiện một bộ phim tuyên truyền. Đổi lại sự nổi bật của dòng xe xa hoa Cadillac, General Motors cam kết đồng tài trợ cho bộ phim sắp tới The Founding of a Party (Kiến đảng vĩ nghiệp), chào mừng kỷ niệm 90 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2012.

Bà Bảo Lễ Thành của Artisan Gateway hy vọng tất cả các kiểu hợp tác sẽ nở rộ tại Trung Quốc trong năm tới: “Đó là sự phát triển tự nhiên của thị trường, đặc biệt khi dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2.800 phòng chiếu mới vào năm 2011. Điều đó cho thấy các đối tác Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm nhau để chia sẻ kỹ năng và vị thế của họ nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong năm con thỏ, chắc chắn sẽ là một năm phát triển bùng nổ nữa.”.


Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter