Evangelion: 3.0+1.0: Thrice Upon A Time xoay quanh một cậu bé mới
lớn — Shinji Ikari — bị cha cậu, người đứng đầu một tổ chức bí ẩn được
biết đến với cái tên NERV, triệu về
|
Và giờ đây, với phần cuối cùng của loạt phim
Rebuild of Evangelion chờ đợi từ lâu được lên lịch ra rạp ở Nhật ngày 8/3, lòng nhiệt thành trong cộng đồng hâm mộ một lần nữa lại bùng cháy lên.
Sau khi bị trì hoãn từ mùa hè 2020 do đại dịch virus corona,
Evangelion: 3.0+1.0: Thrice Upon A Time cuối cùng cũng đến sau hơn tám năm kể từ phim thứ ba
Evangelion: 3.0 Yon Can (Not) Redo, phim nội địa doanh thu cao thứ tư ở Nhật Bản năm 2012, kiếm về khoảng 5,3 tỉ yen (51 triệu USD) ở phòng vé.
Tadashi
Sudo, nhà báo trong lĩnh vực hoạt hình sáng lập website “Anime! Anime!”
năm 2004, cho biết một phần sự nổi tiếng không dừng của
Evangelion nằm ở việc nó tương tác tốt với người hâm mộ.
Đề cao cái bất định khiến việc háo hức xem câu chuyện diễn biến thế nào vượt xa kỳ vọng
|
“Bạn không chỉ xem, mà còn cảm thấy bắt buộc phải nghĩ về nó kể cả sau
khi đã xem rồi. Với các nhà phát hành tiếp tục mang đến những sự kiện,
phối hợp và các hoạt động giải trí khác ngoài loạt phim, có cảm giác
luôn gần gũi với bạn,” Sudo nói, giờ đã là một cây bút độc lập đồng chủ
biên một báo cáo ngành được phát hành hằng năm bởi Hiệp hội Hoạt hình
Nhật Bản.
Bối cảnh 15 năm sau cơn đại hồng thủy toàn cầu,
Evangelion
xoay quanh một cậu bé mới lớn — Shinji Ikari — bị cha cậu, người đứng
đầu một tổ chức bí ẩn được biết đến với cái tên NERV, triệu về để dẫn
dắt một binh đoàn robot khổng lồ giống hệt người chiến đấu chống người
ngoài hành tinh được biết đến với cái tên “Thiên thần.”
Phần lớn
câu chuyện diễn ra ở Tokyo-3, thành phố hậu tận thế được gia cố thêm mà
NERV đã xây lên, và nổi tiếng trong cộng đồng hâm mộ, được đặt ở Hakone,
tỉnh Kanagawa.
Tokyo-3, thành phố hậu tận thế
|
Kể từ khi phát hành một bản đồ đặc biệt hồi tháng 6 năm 2019 cho “những người hành hương anime” của
Evangelion,
thị trấn này đã đầu tư những phối hợp đa dạng để phục vụ người hâm mộ
bao gồm tạo ra decal xe buýt, biển số xe tự chọn, và gần đây hơn, tái
thiết kế một toilet công cộng.
Toilet này, được làm hồi tháng
2/2020 để tái hiện một trạm quan sát do NERV bí mật xây dựng, ở Công
viên Kintoki quận Sengokuhara bao quanh núi, trung tâm Tokyo-3.
Với loạt phim truyền hình được đưa lên Netflix từ tháng 6/2019,
Evangelion tiếp tục thu hút một thế hệ người hâm mộ mới khắp thế giới.
Eva mang một phong cách mới tới thế giới anime Nhật Bản
|
Ryudo Nakakura, cựu dẫn chương trình thời sự ở NHK chuyển làm tự do đồng
thời nghiên cứu về anime, giải thích sự thu hút trường tồn này như sau “
Evangelion — hay người hâm mộ thường gọi là
Eva — phá vỡ khuôn mẫu những tác phẩm robot chủ lưu những năm 1990 do buộc người xem phải hiểu ý nghĩa sâu hơn bằng trực giác.
“Tôi tin rằng
Eva
mang một phong cách mới tới thế giới anime Nhật Bản. Như đạo diễn
(Hideaki) Anno sau đó nói, mong muốn khát vọng của anh là làm gì đó về
ngành anime trì trệ của Nhật vào thời điểm đó và những ý tưởng xuất sắc
đơm hoa kết trái cùng với sự ra mắt
Eva, và nó thực sự hấp dẫn người hâm mộ anime chúng tôi,” anh nói.
Nakaura,
giờ đây đã xem hơn 300 loạt anime một năm và đã dẫn nhiều sự kiện anime
ở Đài Loan và Trung Quốc, nói sức hấp dẫn của loạt phim chốt lại ở ba
yếu tố chính: nhân vật đặc biệt, những robot bí ẩn được gọi là “Evas”
và, quan trọng nhất, một cốt truyện đầy những thắt nút khó đoán.
Evangelion — hay người hâm mộ thường gọi là Eva — phá vỡ khuôn mẫu
những tác phẩm robot chủ lưu những năm 1990 do buộc người xem phải hiểu ý
nghĩa sâu hơn bằng trực giác
|
“Shinji còn xa mới là hình tượng truyền thống của một anh hùng, nhưng
chính xác vì anh không hoàn hảo mà người xem mới đồng cảm với những rối
loạn cảm xúc của anh và thực sự đắm vào câu chuyện,” anh nói.
Đề
cao cái bất định khiến việc háo hức xem câu chuyện diễn biến thế nào
vượt xa kỳ vọng, Nakakura thêm vào, “Những nhân tố đó cuối cùng hợp lại
tạo ra cảm giác khắc khoải xuyên suốt loạt phim rất khó diễn tả.”
Để
đẩy sự hào hứng cho bộ phim mới, khara Inc. đã đưa ba phim đã phát hành
– lần lượt ra mắt năm 2007, 2009 và 2012 – chiếu 4D tại 82 rạp ở Nhật
Bản tháng 12, với bản bình thường cũng được chiếu đồng thời ở 373 rạp
khắp nước Nhật.
Shinji còn xa mới là hình tượng truyền thống của một anh hùng, nhưng
chính xác vì anh không hoàn hảo mà người xem mới đồng cảm với những rối
loạn cảm xúc của anh và thực sự đắm vào câu chuyện
|
“Những phim
Evangelion mới sử dụng công nghệ hoạt hình mới
nhất, chẳng hạn 3DCG, để tăng độ sáng của các cảnh và giới thiệu các yếu
tố mới vào câu chuyện, khiến nó phi thời gian và thu hút thêm người hâm
mộ mới. Đó là một thử nghiệm tuyệt vời,” Hisashi Maeda, 38 tuổi, chuyên
gia viết về anime được biết đến nhiều hơn với bút danh “maeQ.”
Nhưng
tuy Maeda xem từng phim với sự quan tâm lớn lao, anh thừa nhận anh vẫn
thích nguyên tác 26 tập hơn, tuyệt tác của đạo diễn Hideaki Anno thời
hãng Gainax Co. Anno sau đó thành lập khara năm 2006, sản xuất bản làm
lại
Evangelion và giờ quản lý cả bản quyền loạt phim cũ.
Maeda
nửa đùa gọi mình là “thế hệ Shinji Ikari,” khi anh bước sang tuổi 14 —
cùng độ tuổi với anh hùng kia — lúc bộ phim lần đầu phát sóng ở Nhật Bản
năm 1995. Anh nói loạt phim như là “hiệp sĩ bóng tối” của văn hóa đại
chúng khi đó, tích trữ người hâm mộ từ đầu bằng câu chuyện, thiết kế và
kỹ thuật sản xuất.
Sức hấp dẫn của loạt phim chốt lại ở ba yếu tố chính: nhân vật đặc
biệt, những robot bí ẩn được gọi là “Evas” và, quan trọng nhất, một cốt
truyện đầy những thắt nút khó đoán
|
“Nhiều người trong ngành hoạt hình ngày nay nói rằng (
Evangelion) tạo cảm hứng để họ trở thành những người sáng tạo anime. Nếu không có
Evangelion, bể tài năng sáng tạo anime sẽ nhỏ hơn bây giờ rất nhiều. Có thể sẽ có ít người hâm mộ anime hơn.
Evangelion đã tác động đặc biệt tới mọi người và thời gian như thế đấy,” Maeda nói.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Times