Tin tức

Hạnh Phúc đến Vạn gia: Mỹ nhân cổ trang Triệu Lệ Dĩnh hóa cô gái chân quê đi đòi công lý

27/07/2022

Nhiều người cho rằng, đối với phụ nữ, ngày cưới là ngày hạnh phúc nhất cuộc đời. Nhưng đối với Hà Hạnh Phúc, nhân vật chính trong phim bộ truyền hình The Story of Xing Fu / Hạnh Phúc đến Vạn gia, ngày cưới lại đại diện cho những ngày đen tối nhất — chứng kiến ​​cảnh em gái mình bị một nhóm dân làng hành hung.

Nhân vật Hạnh Phúc của Triệu Lệ Dĩnh trong ngày đám cưới của mình

Trong nhiều thế kỷ, náo hôn đã là một phần của lễ cưới truyền thống. Đây là hoạt động trêu chọc cô dâu và chú rể với mục đích chính là — để tâm trạng đỡ căng thẳng và bắt chuyện. Nhưng ở một số nơi, nghi thức cổ này đã trở nên xúc phạm và thậm chí thô bỉ, thường gây ra các cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng khi những chuyện như vậy được đưa tin.

Là tác phẩm mới nhất của Trịnh Hiểu Long, đạo diễn năng suất nổi tiếng với bộ phim ăn khách Hậu cung Chân Hoàn truyện, Hạnh Phúc đến Vạn gia đi sâu vào phong tục cũ này và những thay đổi trong suy nghĩ của người dân nông thôn Trung Quốc. Phim còn cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào các chủ đề như trưng dụng đất nông nghiệp và phát triển du lịch nông thôn.

Hiện bùng nổ thành một trong những phim bộ truyền hình đại chúng nhất, Hạnh Phúc đến Vạn gia dài 40 tập được phát sóng trên Dragon TV và Beijing Satellite TV, cũng như trên trang phát trực tuyến Youku, kể từ cuối tháng 6 và đã giành được 7,3/10 điểm trên mạng trực tuyến đánh giá tổng hợp Douban.

Hà Hạnh Vận (Trương Khả Doanh), nữ sinh viên mới tốt nghiệp đại học làm phù dâu trong đám cưới của Hạnh Phúc đã bị một nhóm dân làng hành hung

Được chuyển thể từ tiểu thuyết Thu Cúc đả quan tư của tác giả Trần Nguyên Bân, bộ phim truyền hình này có sự tham gia của nữ diễn viên hạng A Triệu Lệ Dĩnh trong vai Hà Hạnh Phúc, một thôn nữ dũng cảm bắt đầu hành trình khó khăn đòi công lý cho em gái cô, nữ sinh viên mới tốt nghiệp đại học làm phù dâu trong đám cưới của Hạnh Phúc.

Bởi vì người đàn ông chịu trách nhiệm là con trai của một dân làng có ảnh hưởng, người dẫn dắt cư dân thành lập một doanh nghiệp sinh lợi, các thành viên trong gia đình họ Hà, gồm cả chồng cô và cha mẹ anh, đều cố gắng thuyết phục cô từ bỏ vấn đề. Nhưng người phụ nữ cứng đầu không chịu từ bỏ cuộc chiến đòi công lý và cuối cùng dẫn đến lệnh cấm truyền thống đáng xấu hổ này.

Đối với Trịnh Hiểu Long, một đạo diễn kỳ cựu, đã quay rất nhiều phim truyền hình đời thực, chẳng hạn Cao lương đỏ (2014) và Công huân (2021), bộ phim truyền hình này đã thu hút ông khoảng sáu năm trước, khi ông đọc sơ lược cốt truyện của Triệu Đông Linh, biên kịch từng đoạt giải Kim Kê năm 2015.

Thôn nữ dũng cảm Hà Hạnh Phúc bắt đầu hành trình khó khăn đòi công lý cho em gái

Đạo diễn Trịnh nói: “Mấy năm gần đây, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình trong nước đã sản xuất rất nhiều câu chuyện phản ánh cách người dân nông thôn vượt đói nghèo để có cuộc sống sung túc. Nhưng điều khiến câu chuyện của chúng tôi đặc biệt là nó nhấn mạnh rằng, ngoài việc theo đuổi phát triển kinh tế, các khu vực nông thôn cũng nên tăng cường cơ sở hạ tầng hệ thống luật pháp và hiện đại hóa ứng xử xã hội.”

Phần sau của bộ phim chứng kiến Hạnh Phúc cùng chồng rời làng để tìm việc ở thành phố, khiến căng thẳng gia đình leo thang về việc liệu họ nên trở về quê nhà hay tiếp tục phấn đấu ở thành phố.

“Trung Quốc đã chứng kiến rất nhiều thay đổi đang diễn ra, cả ở thành phố và nông thôn, trong những thập kỷ gần đây. Phim truyền hình cũng nỗ lực khám phá ảnh hưởng của nỗ lực hội nhập thành thị-nông thôn của đất nước,” đạo diễn Trịnh giải thích.

Trưởng thôn Vạn Thiện Đường do Lưu Uy đóng

“Trong phim, khán giả sẽ thấy các vùng nông thôn của Trung Quốc đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn bảo vệ môi trường và cơ hội việc làm tăng lên, khiến nông thôn trở nên hấp dẫn hơn đối với thế hệ trẻ,” ông nói thêm.

Được làm từ tháng 9 năm 2020 đến đầu năm 2021, bộ phim quay ở Ninh Ba tỉnh Chiết Giang, cũng như Hoàng Sơn tỉnh An Huy.

Trịnh Hiểu Long tiết lộ ông giữ thói quen đặc trưng của mình là cắn hạt dưa trên phim trường, để giảm căng thẳng và khơi dậy cảm hứng.

Lưu Tuyết Tùng, đồng đạo diễn với Trịnh, kể rằng anh được mời tham gia dự án sau khi kịch bản hoàn thành.

Nữ diễn viên họ Triệu, người có lượng fan đông đảo nhờ thể hiện những nhân vật nữ chính xinh đẹp và mạnh mẽ trong một loạt phim bộ cổ trang ăn khách như Hoa thiên cốt (2015), đã nhanh chóng nhập vai, phù hợp với khí chất của nhân vật chính nhờ xuất thân ở vùng nông thôn tỉnh Hà Bắc

Hình dung những cảnh trong đầu, đạo diễn Lưu cho biết bộ phim có một câu chuyện độc đáo để kể, rũ bỏ những câu chuyện rập khuôn để tái tạo một cái nhìn thực tế về sự phức tạp của cuộc sống ở nông thôn Trung Quốc.

Anh nhận xét nữ diễn viên họ Triệu, người có lượng fan đông đảo nhờ thể hiện những nhân vật nữ chính xinh đẹp và mạnh mẽ trong một loạt phim bộ cổ trang ăn khách như Hoa thiên cốt (2015), đã nhanh chóng nhập vai, phù hợp với khí chất của nhân vật chính nhờ xuất thân ở vùng nông thôn tỉnh Hà Bắc.

“Là một nữ diễn viên tài năng, Triệu Lệ Dĩnh đã dành nhiều thời gian nghiên cứu nhân vật của mình, thể hiện qua những chi tiết như luôn đút tay vào túi trong khi đi hoặc trong khi nói, bắt chước những cử chỉ điển hình của một phụ nữ nông thôn,” đạo diễn Lưu nói, thêm rằng những chi tiết đó cũng ẩn chứa cảm xúc nội tâm phức tạp của nhân vật.

Đạo diễn Trịnh Hiểu Long nói điều khiến câu chuyện Hạnh Phúc đến Vạn gia đặc biệt là nó nhấn mạnh rằng, ngoài việc theo đuổi phát triển kinh tế, các khu vực nông thôn cũng nên tăng cường cơ sở hạ tầng hệ thống luật pháp và hiện đại hóa ứng xử xã hội

Sau khi phục vụ quân ngũ ở những vùng xa xôi của tỉnh Vân Nam trong bảy năm, Lưu Tuyết Tùng cho biết anh đã quen với cuộc sống nông thôn nhờ nhiều công việc đã làm trong thời gian tại ngũ, giúp anh thành thạo nấu ăn, làm nông và chăn nuôi.

Lưu nói những năm tháng đó của anh đã chuẩn bị cho bộ phim truyền hình dựa trên cuộc sống nông thôn như vầy và lưu ý rằng anh cũng đã học hỏi được rất nhiều điều từ nông dân địa phương, đảm bảo tất cả các chi tiết trong bộ phim, từ thiết kế nhà ở làng quê đến trang phục và đạo cụ nhân vật, trông thực như những ngôi làng ở Trung Quốc vào cuối những năm 2000.

Đi theo tầm nhìn hồi sinh nông thôn Trung Quốc, những năm gần đây đã chứng kiến số lượng lớn phim bộ truyền hình lấy bối cảnh nông thôn và nhiều phim tập trung vào xóa đói giảm nghèo, đạo diễn Lưu nói.

Theo đồng đạo diễn Lưu Tuyết Tùng, bộ phim có một câu chuyện độc đáo để kể, rũ bỏ những câu chuyện rập khuôn để tái tạo một cái nhìn thực tế về sự phức tạp của cuộc sống ở nông thôn Trung Quốc

“Điều quan trọng nữa là thoát ‘nghèo đói’ về tâm hồn. Chúng tôi hy vọng bộ phim mới sẽ nâng cao nhận thức về việc thay đổi những định kiến và truyền thống bất nhã ở các vùng nông thôn,” anh nói.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily