Bộ phim dài 76 tập, được chia thành ba phần để phát sóng ở Nhật Bản, được phát sóng với tựa
Women Vying for Power in the Palace.
Việc đổi tựa là do các chữ Hán của tên Chân Hoàn không được sử dụng thường
xuyên trong tiếng Nhật, vì thế hầu hết khán giả Nhật sẽ không hiểu. Tuy
nhiên, một số cư dân mạng phàn nàn rằng tựa phim mới là “quá trần trụi”
và mất đi nét duyên ngầm của tựa phim gốc.
Bất chấp lời than
phiền đó, Asia Republic Entertainment, công ty Nhật phụ trách phát sóng,
đã chứng minh sự sốt sắng trong việc đưa bộ phim đến khán giả Nhật.
Phiên bản Nhật vẫn giữ nguyên thoại của diễn viên giống phiên bản Đại lục,
nhưng có thêm phụ đề tiếng Nhật. Asia Republic Entertainment thậm chí
còn bổ sung những chú giải đối với những cụm từ mà khán giả Nhật có thể
thấy khó hiểu, chẳng hạn như các bài thơ cổ Trung Quốc mang nhiều ý
nghĩa khác nhau.
Sự đón nhận nồng nhiệt ban đầu ở Nhật Bản
Cảnh trong phim
Chỉ sau một tuần,
Hậu cung Chân Hoàn truyện đã thu hút hơn 39
triệu khán giả Nhật. Một nhân viên của Fuji TV tiết lộ rằng sau khi tập
đầu tiên phát sóng, lượng truy cập vào trang web phim
Hậu cung Chân Hoàn truyện
tăng gấp năm lần, và họ cũng nhận nhiều cuộc điện thoại hỏi về phim
này. Vì phát sóng lúc năm giờ chiều mỗi ngày, phim đặc biệt phổ biến đối
với các bà nội trợ và sinh viên.
Hậu cung Chân Hoàn truyện
cũng trở thành một chủ đề nóng bỏng trên các diễn đàn thảo luận giải
trí ở Nhật. Nhiều cư dân mạng khen ngợi trang phục, đạo cụ và dàn cảnh
tuyệt đẹp, cũng như kỹ năng diễn xuất tốt của dàn diễn viên. Được yêu
thích trong số dàn diễn viên là Tôn Lệ, vai nữ chính; Trần Kiến Bân,
đóng vai hoàng đế; và Tưởng Hân, đóng vai Hoa Phi xinh đẹp nhưng gian
xảo.
Một số cư dân mạng chia sẻ rằng để xem tập phim mới nhất, họ
đã vội vã về nhà ngay lập tức sau khi xong việc. Nhiều người bông đùa
rằng họ ước ao nghỉ phép để xem hết bộ phim này.
Tuy nhiên, một số khán giả đã chỉ trích phim vì phản ánh không đúng lịch sử và diễn xuất
kém cỏi. Có người đã viết “Trong tất cả diễn viên châu Á, diễn viên
Trung Quốc diễn cảnh khóc lóc tệ nhất.”
Sự khen ngợi quốc tế cho một “kiệt tác bất tử”
Tôn Lệ trong vai Chân Hoàn
Trước khi phát sóng ở Nhật, phim đã làm dậy sóng ở các vùng châu Á khác,
như Đài Loan, Hàn Quốc, và Ấn Độ. Ở Đài Loan, phim được nhiều người
theo dõi hơn so với các chương trình trò chuyện nổi tiếng như
Here Comes Kang Xi.
Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đài Loan còn tiết lộ rằng những yêu cầu
có “đôi mắt đẹp như Tôn Lệ” đã vượt trội yêu cầu khuôn mặt giống những
người nổi tiếng Hàn Quốc.
Đầu năm 2013, có tin một công ty Mỹ lên kế hoạch biên tập lại
Hậu cung Chân Hoàn truyện
cho khán giả nói tiếng Anh. Phiên bản gốc đã phát sóng hai lần trên các
kênh tiếng Trung Quốc ở Mỹ, nhưng phiên bản tiếng Anh vẫn ở giai đoạn
sản xuất. Mặc dù những người hâm mộ Trung Quốc hoài nghi về phiên bản
tiếng Anh và cho rằng việc chuyển ngữ sẽ vô vàn khó khăn, thật thú vị
khi tưởng tượng tương lai quốc tế mà bộ phim có thể nắm giữ. Taka
Tsukazaki, giám đốc điều hành Asia Republic Entertainment, nói rằng tốt
nhất nên gọi
Hậu cung Chân Hoàn truyện là “một kiệt tác bất tử sẽ vẫn còn làm dấy lên những cuộc bàn luận ngay cả năm hoặc mười năm sau.”
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Jayne Stars
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi